Chín tháng mười ngày mang thai là giai đoạn khởi đầu của hành trình làm mẹ thật kỳ diệu, thiêng liêng nhưng cũng vô cùng khó nhọc, gian nan.
Bạn đang đọc: Bệnh nguy hiểm mẹ bầu có thể mắc nếu ăn bánh ngọt, trà sữa nhiều trong thai kỳ
Do vậy, việc định hướng rõ ràng trong vấn đề ăn uống và lựa chọn thực phẩm để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự hình thành và phát triển của thai nhi là vô cùng cần thiết.
Tuy nhiên, khi bước vào thai kỳ, sự thay đổi của hormone khiến nhiều mẹ bầu bị nghén, cơ thể lúc nào cũng trong trạng thái thèm ăn thực phẩm chứa nhiều đường. Việc không kiểm soát được sự thèm ngọt của bản thân, thường xuyên ăn các thực phẩm như bánh kẹo, sô cô la, trà sữa là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu mà còn để lại nhiều hậu quả đối với thai nhi hoặc sau khi em bé đã chào đời.
Contents
- 1 1. Bà bầu có nguy cơ bị bệnh tiểu đường thai kỳ
- 2
- 3 2. Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
- 4 3. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
- 5 4. Triệu chứng của tiểu đường thai kỳ
- 6 5. Tiểu đường thai kỳ – nguy hiểm cho cả mẹ và bé
- 7 6. Các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ
- 8 7. Chế độ ăn uống cho mẹ bầu khi bị tiểu đường thai kỳ
1. Bà bầu có nguy cơ bị bệnh tiểu đường thai kỳ
Đây chính là lý do chị em nên cân nhắc việc sử dụng quá nhiều đường trong thai kỳ và nên bỏ thói quen ăn các món ăn vặt thiếu lành mạnh như bánh kẹo, trà sữa. Vì chúng chứa quá nhiều đường hóa học, đường tinh luyện và có nguy cơ gây bệnh tiểu đường thai kỳ.
Bệnh tiểu đường thai kỳ là bệnh lý vô cùng nguy hiểm không thể xem thường được. Để hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của bệnh này, chúng ta cần biết bệnh tiểu đường thai kỳ là gì, triệu chứng và những tác hại mà nó mang lại cho người mẹ – thai nhi.
2. Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn lượng đường trong máu, thường gặp khi chị em bước vào giai đoạn bầu bí. Lúc này mức đường huyết trong cơ thể mẹ bầu cao, khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy bị hạn chế nên không thể chuyển hóa glucose thành năng lượng. Có khoảng 7% phụ nữ sẽ mắc tiểu đường kỳ trên tổng số phụ nữ mang thai. Tình trạng này thường xuất hiện trong nửa cuối của thai kỳ (thường từ tuần thứ 24-28) và tự khỏi sau khi sinh con.
Bệnh tiều đường thai kỳ là một dạng bệnh tiểu đường chia thành hai loại: bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2. Bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ xuất hiện trong suốt thời kỳ mang thai và thường chấm dứt sau khi em bé chào đời. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rủi ro phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 ở phụ nữ đã từng mắc chứng bệnh tiểu đường thai kỳ.
Với phụ nữ mang thai, mức đường huyết không bình thường là khi:
– Chỉ số đường huyết lúc đói > 95 mg glucose/100 ml máu
– Chỉ số đường huyết sau ăn 1 giờ > 180 mg glucose/100 ml máu
– Chỉ số đường huyết sau khi ăn 2-3 giờ > 140 mg glucose/100 ml máu
3. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
– Mẹ bầu trên lứa tuổi 30
– Có người thân mắc bệnh tiểu đường
– Mắc hội chứng buồng trứng đa nang
– Mắc một số tình trạng bệnh lý như không dung nạp được glucose
– Dùng một số loại thuốc như glucocorticoi (đối với bệnh hen xuyễn), thuốc chẹn beta (cao huyết áp hoặc tăng nhịp tim) hoặc các loại thuốc chống loạn thần kinh (các bệnh về tâm thần)
– Từng sinh bé có cân nặng lớn
– Mẹ bầu bị quá cân, béo phì cả trước và khi đang mang thai
– Đã từng bị bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước
4. Triệu chứng của tiểu đường thai kỳ
– Thường xuyên khát nước, thường xuyên phải thức dậy vào ban đêm để uống nước thật nhiều.
– Đi tiểu ra nhiều nước và có nhu cầu nhiều lần hơn so với nhu cầu các mẹ bầu mang thai bình thường khác.
– Vùng kín bị nhiễm nấm
– Các vết thương, trầy xước hoặc vết đau khó lành.
– Sụt cân nặng và mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.
5. Tiểu đường thai kỳ – nguy hiểm cho cả mẹ và bé
Tìm hiểu thêm: Hormone progesterone và những ảnh hưởng lên phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
>>>>>Xem thêm: Siêu âm 3 tháng cuối thai kỳ, bà bầu đừng nên xem nhẹ!
Ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ
– Tăng nguy cơ tiền sản giật – sản giật 4 lần.
– Sinh non: Bé chào đời trước 37 tuần mang thai
– Thai nhi to hơn bình thường – Điều này có thể dẫn đến khả năng khó sinh và tăng khả năng phải sử dụng phương pháp kích đẻ hoặc sinh mổ
– Đa ối – Tình trạng quá nhiều nước ối (dung dịch bao quanh thai nhi) trong tử cung có thể gây nên tình trạng sinh non hoặc có vấn đề nào đó khi sinh.
Ảnh hưởng tới thai nhi
– Gia tăng tỉ lệ dị tật thai, thai nhi dễ bị rối loạn tăng trưởng (thai quá to hoặc quá nhỏ).
– Thai quá to có thể gặp phải các sang chấn lúc sinh như trật khớp vai, gãy xương đòn, liệt đám rối thần kinh cánh tay…
– Thai nhi có thể chết lưu đột ngột do đường huyết tăng quá cao mà không có bất kì dấu hiệu báo trước nào.
– Sau khi chào đời, trẻ sơ sinh dễ bị suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi, vàng da…đồng thời gia tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, cao huyết áp, tim mạch khi trưởng thành.
6. Các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ
– Thường xuyên kiểm tra định kỳ: Tiểu đường thai kỳ không có triệu chứng biểu hiện nên mẹ bầu cần đi khám tầm soát bệnh trong thai kỳ để được sự tư vấn, hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng thai kỳ phù hợp từ các bác sĩ.
– Chế độ ăn uống lành mạnh, điều độ, hạn chế ăn thực phẩm ngọt, chứa nhiều đường
– Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, giảm tối đa buồn chán, lo lắng, stress vì sẽ dễ làm bệnh nặng thêm
– Luyện tập thể dục thường xuyên bằng cách tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và các bài vận động nhẹ nhàng theo tư vấn của bác sĩ.
– Nếu đường huyết không được kiểm soát bằng cách thay đổi chế độ ăn và tập thể dục, cần đến thuốc để ổn định đường huyết. Phổ biến nhất là tiêm insulin. Các mẹ bầu nên trao đổi và tham khảo ý kiến với bác sĩ, không tự ý dùng thuốc. Trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào phải có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
7. Chế độ ăn uống cho mẹ bầu khi bị tiểu đường thai kỳ
– Chia nhỏ bữa ăn hằng ngày: Thay vì chỉ có 3 bữa chính, mẹ bầu nên ăn từ 5-6 bữa mỗi ngày. Cách này giúp mẹ hạn chế lượng đường trong máu tăng cao bất ngờ, đồng thời cũng tạo thời gian cho insulin có đủ thời gian để chuyển hóa năng lượng.
– Dùng các món ăn ít chất béo và nhiều chất xơ.
– Chế độ ăn cân bằng cung cấp đủ chất dinh dưỡng gồm thức ăn giàu chất canxi và chất sắt.
– Kiểm soát lượng đường và tránh ăn đồ ngọt.
– Ăn các loại thức ăn đa dạng và nhiều nguồn khác nhau để tránh bị biếng ăn.
– Ăn sáng đầy đủ, tuyệt đối không bỏ bữa, ăn kiêng : Điều này tốt cho sức khỏe và sẽ giúp lượng đường trong máu của bạn ổn định hơn.
– Bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình các loại thực phẩm giúp giảm lượng đường trong máu như: khoai lang, hành tây, rong biển, cà rốt, mộc nhĩ, mướp đắng, trứng, hạnh nhân, rau có màu xanh thẫm, sữa chua, cá.
Dù bị tiểu đường loại nào thì các mẹ bầu luôn phải nhớ công thức chế độ dinh dưỡng lành mạnh cùng chế độ vận động, nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng thuốc an toàn đúng chỉ định của bác sĩ sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát và duy trì sức khỏe tốt cho cả mẹ và con.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)