Sinh thường có thể được xem là một trong những nỗi ám ảnh của rất nhiều mẹ bầu bởi những cơn đau co thắt liên tục khi bắt đầu chuyển dạ. Tuy nhiên, theo đánh giá của các bác sĩ chuyên khoa, việc sinh thường sẽ giúp con yêu khỏe mạnh và thông minh hơn. Bên cạnh đó, bà bầu sinh thường cũng sẽ có tốc độ hồi phục nhanh chóng. Để việc sinh thường không còn là nỗi ám ảnh, các mẹ hãy cùng Blogtretho.edu.vn tham khảo một số kỹ năng cơ bản cần thiết, để hành trình vượt cạn diễn ra một cách nhẹ nhàng hơn nhé.
Bạn đang đọc: Sinh thường và những kỹ năng khi sinh các mẹ bầu cần nắm rõ
Contents
1. Sinh thường là gì?
Sinh thường là một phương pháp sinh con truyền thống theo bản năng tự nhiên bằng đường âm đạo. Mỗi ca sinh thường từ lúc chuyển dạ đến lúc sinh thường sẽ kéo dài từ 5 đến 6 giờ đồng hồ, lâu hơn rất nhiều so với những ca sinh mổ chỉ mất từ 30 phút đến 1 giờ. Theo ước tính, các mẹ sẽ phải trải qua cơn đau tương đương với việc bị gãy đến 20 chiếc xương sườn.
Sinh thường sẽ giúp con yêu khỏe mạnh và thông minh hơn. Không những thế, mẹ bầu còn được hồi phục sức khỏe nhanh chóng hơn khi sinh thường. Tuy nhiên, việc sinh thường cũng sẽ gây ra những trở ngại và khó khăn đối với những mẹ có sức khỏe yếu.
2. Dấu hiệu của việc sinh thường sắp diễn ra
Khi bà bầu bị vỡ nước ối và bắt đầu chuyển dạ thì cổ tử cung sẽ co thắt cực đỉnh, độ co bóp liên tục của tử cung sẽ khiến mẹ bầu đau đến quặn người. Tuy nhiên, nếu độ mở của tử cung chưa đủ để sinh thì các mẹ sẽ phải tiếp tục chịu đựng trong đau đớn. Đến khi tử cung đã mở được ít nhất 7 – 8 cm thì lúc này các bác sĩ mới quyết định cho mẹ bầu lên bàn sinh.
3. Mẹ bầu nên làm gì trước lúc sinh thường
3.1. Đi bộ, thay đổi các vị trí và kết hợp xoa bụng
Trong các bí quyết giúp mẹ bầu sinh dễ dàng và giảm được các cơn đau đáng kể, không thể không nói đến việc đi bộ. Đi bộ sẽ là cách tốt nhất giúp cho mẹ bầu cảm thấy thoải mái, giảm bớt đau đớn do việc co bóp của tử cung. Mẹ bầu có thể thay đổi các vị trí như ngồi, đứng, đi bộ, thực hiện các động tác vươn người để cơ thể thích nghi hơn với cơn đau. Đặc biệt trong lúc thay đổi các vị trí, nếu mẹ bầu thực hiện đúng cách và kết hợp với xoa bụng vùng rốn sẽ giúp cho việc mở tử cung diễn ra nhanh hơn.
Tìm hiểu thêm: Cách hay giúp mẹ phòng tránh bệnh tự kỷ cho con từ giai đoạn thai nghén
3.2. Mẹ bầu cần tập rặn
Không phải mẹ bầu nào cũng biết cách rặn đẻ, và việc rặn đẻ khi sinh thường chưa bao giờ được xem là chuyện dễ dàng. Có khá nhiều mẹ bầu không biết rặn đẻ đã làm kéo dài thời gian sinh con, còn có những trường hợp bà bầu làm ngạt con trong lúc sinh thường.
Khi rặn các mẹ bầu cần giữ cho lưng thẳng và sát vào bàn sinh, phần mông hơi đưa về phía trước. Đối với các đợt đau đẻ, mẹ bầu cần hít một hơi thật sâu, nắm chặt 2 bàn tay, ngậm miệng chặt và không nên phát ra tiếng, bắt đầu dồn sức rặn từ xuống ổ bụng để đẩy con ra ngoài.
Nếu vẫn thấy đau thì mẹ bầu nên tiếp tục hít một hơi dài và rặn mạnh đến khi cảm thấy hết đau thì thở nhịp nhàng, lấy sức và bắt đầu dồn hơi ở những đợt rặn kế tiếp.
3.3 Mẹ bầu cần tập thở trước khi sinh
Khi có dấu hiệu đau nhiều hơn và đầu em bé sắp lọt ra ngoài, các mẹ nên hít thở thật nhanh theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ. Theo đó, các mẹ nên hít một hơi thật sâu khoảng tầm 7 giây, sau đó hít thở nhẹ nhàng lại từ từ.
Mẹ bầu cần hít thở theo nhịp co thắt của tử cung, khi những cơn đau giảm dần, mẹ bầu cần thở nhẹ nhàng để lấy lại sức, đến lúc tử cung thắt lại thì dồn sức thở thật mạnh, kết hợp với rặn đẻ để nhanh chóng đẩy con ra ngoài.
>>>>>Xem thêm: Huyết áp bà bầu bao nhiêu là bình thường và tốt cho thai nhi?
Sinh thường có thể được xem một cuộc hành trình đầy đau đớn của cuộc đời người phụ nữ. Tuy vậy, việc sinh con lại chính là một trong những niềm hạnh phúc tột cùng của hầu hết các gia đình. Để kỳ vượt cạn được thuận lợi và an toàn, trước khi sinh thường các mẹ nên chuẩn bị tâm lý cho thật vững, đặc biệt là nên học hỏi kinh nghiệm rặn thở , nằm lòng những kỹ năng cơ bản này, để quá trình sinh con với mẹ trở nên dễ dàng hơn nhé.
Ái Quê tổng hợp