Chăm sóc sức khỏe bà bầu sao cho ổn định trong 3 tháng đầu là việc mẹ luôn bận tâm. Thời gian ” kinh khủng” này có lẽ đã hành hạ mẹ bầu không ít, nhất là với những mẹ mang thai lần đầu. Mách nước mẹ bầu các bí kíp hay để chăm sóc bản thân tốt nhất và đảm bảo cho cục cưng khỏe mạnh, phát triển thật tốt.
Bạn đang đọc: Chăm sóc sức khỏe bà bầu 3 tháng đầu và những bí kíp hay mẹ yêu đừng bỏ lỡ
3 tháng đầu với những khó khăn đang chào đón các mẹ: ốm nghén, đau lưng, mất ngủ,rụng tóc, tình trạng da dẻ bị xấu đi và nổi mụn nhiều, cơ thể mệt mỏi và mất sức. Mẹ phải làm gì đây?
Contents
1. Đừng lỡ hẹn với bác sĩ nhé mẹ
3 tháng đầu là thời gian “đặc biệt” thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển trong bụng của mẹ. Thời gian này cũng tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng đến mẹ và bé nhất trong suốt 9 tháng thai kỳ. Mẹ nên đi siêu âm và kiểm tra, làm xét nghiệm đầy đủ để có thể phát hiện các dị tật bẩm sinh. Mẹ cũng nên tiêm phòng và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tốt cho mẹ và bé, mẹ cũng nên vâng theo sự hướng dẫn để chăm sóc cho cơ thể một cách tốt nhất.
Mẹ nên lưu ý một số dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ như bị ra máu hoặc cảm thấy đau, co thắt vùng bụng dưới. Có đến 30% phụ nữ khi mang thai bị ra máu trong 3 tháng đầu thai kỳ nhưng không phải tình trạng nào cũng gây nguy hiểm cho mẹ bầu. Mẹ nên đến bác sĩ để kiểm tra ngay những triệu chứng bất thường này để bác sĩ tiến hành siêu âm và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Mẹ nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ và có hướng điều trị hợp ý phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.
2. Cách hay giúp mẹ trị ốm nghén
Ốm nghén là triệu chứng khó chịu mà mẹ bầu nào cũng có thể phải đối mặt trong các tháng đầu thai kỳ. Có một số mẹ may mắn không gặp phải triệu chứng “kinh khủng” này, nhưng đa phần các mẹ đều gặp. Chẳng những làm cơ thể mẹ mệt mỏi mà còn có thể dẫn đến tình trạng chán ăn. Không có cách nào để làm dứt hẳn cơn ốm nghén của mẹ, nhưng có vài mẹo hay có thể giúp mẹ bầu hạn chế sự khó chịu này.
Ngay khi thức dậy, mẹ nên nhấm nháp một ít đồ khô như bánh quy, nho khô. Mẹ đừng vội rời khỏi giường, mà nên nằm khoảng 20-30 phút rồi hãy rời khỏi giường và bắt đầu ngày mới của mình nhé.
Một lưu ý mà chắc mẹ bầu sẽ biết đó chính là chia nhỏ bữa ăn ra: từ 3 bữa chính như thường lệ, mẹ có thể ăn 5-6 bữa nhỏ. Mẹ cũng nên thủ sẵn vài món ăn vặt để tránh cơn thèm ăn ghé chơi bất thường nhé.
3. Đảm bảo giấc ngủ cho mẹ bầu
Sự thay đổi hormone khi mang thai khiến tâm trạng mẹ bất ổn, hay lo lắng nên gây ra tình trạng khó ngủ. Cơn ốm nghén cũng khiến tình trạng mất ngủ của mẹ trở nên tệ hơn. Vì vậy có một cách hay để giúp mẹ cải thiện giấc ngủ tốt hơn là tránh ăn các thức ăn chiên xào, dầu mỡ trước khi đi ngủ. Mẹ cũng nên hạn chế uống nước buổi khuya vì sẽ khiến mẹ buồn tiểu đêm, bị mất giấc ngủ.
Tìm hiểu thêm: Chảy máu kinh khi đang mang thai, có phải mẹ đã bị sẩy con?
Tư thế nằm ngủ của bà bầu cũng khá quá trọng và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu. Theo các chuyên gia, những tháng đầu tiên mẹ có thể nằm ở nhiều tư thế tùy thích nhưng thai càng lớn mẹ nên chú ý tư thế ngủ hơn. Mẹ nên nằm nghiêng sang trái và đặt một chiếc gối ở khớp gối để thai nhi phát triển tốt. Mẹ cũng có thể lựa chọn các gối ngủ chuyên dụng dành cho mẹ bầu.
Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ bầu, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Tuyệt đối không tự động kê thuốc cho bản thân nhé.
4. Nâng niu và chăm sóc tốt da dẻ của mẹ
Những hormone thai kỳ đã làm tốt nhiệm vụ của mình khi xâm lấn và thể hiện rõ ở làn da của mẹ bầu, nhất là da mặt khi bắt đầu nổi những đốm mụn xấu xí. Mẹ lo lắng và muốn giải quyết nhanh hậu quả này sẽ khiến cho tình trạng da mặt xấu hơn, khiến vi khuẩn sinh sôi nảy nở trên mặt, gây viêm, sưng tấy. Mẹ bầu nên lựa chọn các loại sửa rửa mặt, trị mụn từ thiên nhiên để giúp tình trạng của da khá hơn. Mẹ nên đến bác sĩ da liễu để được điều trị tốt nhất, Bên cạnh đó, việc bổ sung các loại trái cây chưa nhiều dưỡng chất tốt như trái cây giàu vitamin A,C…
5. Giúp cơ thể vận động để tăng cường sức khỏe
Những tháng đầu tiên mẹ thường có thói quen kiêng cử vận động vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng mẹ nên có qui trình tập thể dục ổn định và liên tục để tăng cường sức khỏe, giúp mẹ hạn chế được những biến chứng có thể xảy ra với bé trong suốt thai kỳ. Theo nghiên cứu, mẹ bầu vận động thường xuyên sẽ giúp vượt cạn dễ dàng và nhanh chóng hơn mẹ bầu lười tập thể dục. Các bài tập thể dụng nhẹ nhàng mẹ có thể vận động trong giai đoạn này là đi bộ, xe đạp. Nếu lo lắng, mẹ nên đến bác sĩ để nhận được lời khuyên về các bài tập hợp lý.
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về phương pháp giục sinh
Vận động nhiều tốt cho bà bầu – Ảnh Internet.
Chăm sóc sức khỏe bà bầu 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng với các mẹ, mẹ cần phải giữ gìn sức khỏe cho bản thân thật tốt. Các ông chồng cũng nên quan tâm đến mẹ bầu một cách tốt nhất và giúp vợ có tinh thần thoải mái, dễ chịu trong giai đoạn đầu khó khăn này nhé.
Khả Anh tổng hợp