Ngôi thai là gì và lựa chọn phương pháp sinh theo ngôi thai thế nào là phù hợp?

Rate this post

Ngôi thai là gì và ngôi thai như thế nào để thuận lợi khi sinh là vấn đề hầu như các mẹ đều quan tâm, khi đến các tuần cuối thai kỳ. Việc xác định ngôi thai chính xác sẽ giúp bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp sinh phù hợp.

Bạn đang đọc: Ngôi thai là gì và lựa chọn phương pháp sinh theo ngôi thai thế nào là phù hợp?

Ngôi thai là gì và lựa chọn phương pháp sinh theo ngôi thai thế nào là phù hợp?

Ngôi thai là gì? Ngôi thai là phần thấp nhất của thai nhi khi đi vào khung xương chậu đến ống dẫn sinh. Đây là phần đi ra khỏi cơ thể mẹ đầu tiên. Tùy vào sự di chuyển của thai nhi, vị trí của ngôi thai sẽ thay đổi trong suốt qua trình thai kỳ. có 3 kiểu ngôi thai chính: Ngôi đầu, ngôi mông và ngôi ngang hoặc xiên

2. Các kiểu ngôi thai thường gặp

2.1 Ngôi đầu

Thai nhi ở ngôi đầu là trạng thái mà em bé ở tư thế quay đầu xuống hướng âm  đạo, mông hướng về ngực của mẹ. Tùy vào mức độ cúi đầu của thai nhi mà ngôi đầu được chia làm các loại ngôi sau:

  • Ngôi chỏm: Đầu của bé cúi xuống nhiều nhất.
  • Ngôi trán: Đầu của bé hơi ngửa, trục của thai nh song song trục của mẹ. Khi khám, bác sĩ chỉ sờ được thóp trước.
  • Ngôi thóp trước (ngôi trán): Đầu của bé ngửa lưng chừng, sờ được từ mũi đến miệng, không sờ được cầm.
  • Ngôi mặt: Đầu của bé ngửa nhiều nhất, mặt là điểm thấp nhất sẽ ra ngoài trước tiên. Bác sĩ có thể sờ được cằm khi khám.

Ngôi thai là gì và lựa chọn phương pháp sinh theo ngôi thai thế nào là phù hợp?

Nếu bé có ngôi đầu là ngôi chỏm hay ngôi mặt là vị trí thuật lợi nhất để sinh thường, trong trường hợp bé ở cân nặng bình thường.  Một số tình huống có ngôi thai đầu nhưng vẫn phải sinh mổ là thai nhi ngôi mặt nhưng có cằm xoay về lưng mẹ ngay ngôi trán. Nguyên nhân là do đầu bé ngửa lưng chừng nên đường kính đầu lớn không thể đi qua khung xương chậu.

2.2 Ngôi mông

Đây là trường hợp đầu bé hướng lên phía trên, mông hướng về phía âm đạo. Ngôi mông có các kiểu sau:

– Ngôi mông đủ: Bé ngồi xếp bằng trong tử cung. Bác sĩ có thể sờ được đầu và chân của bé

– Ngôi mông thiếu:

  • Kiểu mông: Bé vắt ngược hai chân lên và ôm sát vào ngực. Bác sĩ có thể sờ thấy mông bé
  • Kiểu chân: Em bé đứng. Bác sĩ sờ được chân
  • Kiểu gối: Em bé quỳ. Bác sĩ sờ được đầu gối.

Tìm hiểu thêm: Các loại sữa ensure cho bà bầu vị ngon được ưa chuộng hiện nay

Ngôi thai là gì và lựa chọn phương pháp sinh theo ngôi thai thế nào là phù hợp?

Đây là trường hợp khó sinh thường hơn so với ngôi đầu. Bác sĩ sẽ dựa vào các kiểu ngôi mông đã nêu phía trên để xác định, nên để mẹ sinh thường bằng đường âm đạo hay sinh mổ. Tuy nhiên, sinh mổ vẫn là lựa chọn được ưu tiên nhiều hơn vì nếu sinh thường bé sẽ có nguy cơ sổ thai chậm. Bé có thể bị kẹt đầu lại trong lúc sinh dẫn đến mắc phải các di chứng ở não sau này.

Vì vậy, nếu sản phụ có con đầu lòng 3 kg hoặc con thứ 3.2 kg thì bác sĩ thường khuyên là nên sinh mổ để lấy thai ra. Một trường hợp nữa là sinh non tháng, mẹ cũng sẽ được chỉ sinh mổ nếu kích thước đầu bé lớn hơn mông dù cho cân nặng của bé nhỏ.

2.3 Ngôi xiên hoặc ngôi ngang

Ngôi xiên hay ngôi ngang là trường hợp bé có tư thế lưng hướng xuống phía âm đạp, một bên bả vai có thể chạm ở lối ra. Bác sĩ khám sẽ sờ được vai của em, trường hợp này chỉ có một cách duy nhất là sinh mổ vì các phần cơ thể bé đều lớn hơn âm đạo của mẹ, nên bác sĩ không thể giúp mẹ sinh theo cách tự nhiên

Ngôi thai là gì và lựa chọn phương pháp sinh theo ngôi thai thế nào là phù hợp?

3 Chẩn đoán ngôi thai để lựa chọn phương pháp sinh phù hợp 

Việc chẩn đoán ngôi thai và lựa chọn phương pháp sinh, được mẹ thực hiện ở lần siêu âm tuần thứ 36 của thai kỳ. Nếu mẹ tiến hành siêu âm xác định ngôi thai quá sớm, bé có thể tiếp tục vận động trong cơ thể mẹ và thay đổi ngôi thai. Dẫn đến việc thiếu chính xác trong kết quả chẩn đoán ngôi thai cho bé.

Với một số thai phụ mang thai lần đầu, thành bụng khá dày và chắc nên bé không thể xoay đầu trong các tuần cuối thai kỳ. Với một số mẹ đã sinh con nhiều lần thì thành bụng giãn ra, nên bé không cố định và thay đổi ngôi thai liên tục. Việc ngôi thai bình thường hay bất thường không chỉ do cơ thể mẹ, mà cũng có thể do bé. Một số mẹ bị u xơ tử cung hay các bệnh sinh sản cũng dễ khiến thai nhi xoay đầu thường xuyên, ngôi thai bất ổn định. Các bé bị dây rốn quấn cổ nhiều vòng, có vấn đề về cổ, gáy hoặc sinh non đều có nguy cơ gặp trường hợp ngôi thai bất thường.

Ngôi thai là gì và lựa chọn phương pháp sinh theo ngôi thai thế nào là phù hợp?

>>>>>Xem thêm: Đây là 6 cách hay giúp bà bầu trị chứng mất ngủ trong 3 tháng cuối thai kỳ

Như vậy, Blogtretho.edu.vn đã giúp mẹ có thêm một số thông tin hữu ích và cần thiết, liên quan đến vấn đề ngôi thai là gì và các kiểu của ngôi thai. Từ đây, mẹ cũng hiểu rõ hơn về việc ngôi thai ảnh hưởng như thế nào đến phương pháp sinh. Chúc mẹ bầu khỏe mạnh trong suốt thai kỳ và sửa soạn để chào đón một thiên thần trong thời gian tới, trong điều kiện ngôi thai thuận tốt nhất nhé.

Khả Anh tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *