Thông thường, sự phát triển của thai nhi được các mẹ bầu nhận biết thông qua nhiều thay đổi nhỏ trên cơ thể. Đây là khả năng thiên phú đồng thời là sự nhạy cảm mà hầu như thai phụ nào cũng có. Bên cạnh đó, sợi dây liên kết giữa tình mẹ con thắt chặt hơn khi thai phụ cảm nhận được sự lớn lên của bé qua từng ngày mang bầu.
Bạn đang đọc: Theo dõi sự phát triển của thai nhi qua các biểu hiện ở cơ thể mẹ bầu
Thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời của nhiều người phụ nữ, nhất là khi cảm nhận được sự phát triển của bé ngay trong chính cơ thể mình. Dưới đây là một số biểu hiện mà thai phụ thường gặp nhất.
Contents
1. Theo dõi sự phát triển của thai nhi qua biểu biện cơ thể mẹ bầu
Trong những ngày đầu đậu thai, cơ thể chị em thường chưa có biểu hiện gì khác lạ nên không thể phát hiện ra thai kỳ trong thời gian này. Dần dần, mẹ bắt đầu biết đến sự có mặt của bé lúc hợp tử đã di chuyển vào lòng tử cung, tức là khoảng 2 tuần sau quan hệ, sự phát triển của thai nhi qua các tuần tuổi cũng bắt đầu thay đổi từ đây. Những tiến triển tiếp theo sẽ diễn ra tùy theo các giai đoạn cụ thể của thai kỳ.
1.1. Giai đoạn thụ thai
Lúc ban đầu, chị em phát hiện thấy một số biểu hiện khác lạ của cơ thể như bụng to, hơi đau, ngực và vú căng tức, chảy máu báo thai với lượng nhỏ. Đây là những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu sự tồn tại của thai nhi. Vì thế, nếu thấy các triệu chứng thai kỳ này, nữ giới tốt nhất là thăm khám để biết mình có thai không.
1.2. Giai đoạn giữa thai kỳ
Chị em có thể cảm nhận rõ ràng sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Các biểu hiện tức, ngứa, căng tại ngực biến mất, bụng phát triển to đột ngột. Cân nặng của cơ thể tăng từ 1,5 – 2 kg/tháng. Trong trường hợp mang thai đôi, chỉ số này có thể lớn hơn do hai bé cùng phát triển song song trong lòng tử cung.
1.3. Giai đoạn cuối thai kỳ
Trong ba tháng cuối thai kỳ, thai nhi liên tục thay đổi tư thế nằm nên mẹ bầu sẽ thấy những thay đổi rõ ràng tại vùng bụng. Lúc này, các cơ quan như não, thần kinh, phổi của bé phát triển hoàn thiện hơn.
Tìm hiểu thêm: Mật ong: siêu thực phẩm cho mẹ bầu
Ngoài ra, sự phát triển của thai nhi và mẹ về cân nặng cũng là một trong những biểu hiện báo hiệu cho ngày sắp chuyển dạ. Chị em sẽ cảm thấy cơ thể nặng nề hơn. Đồng thời, cảm giác mệt mỏi, căng tức ngực bắt đầu xuất hiện.
2. Sự phát triển của thai nhi theo từng tuần tuổi
Trong 2 tuần đầu tiên, hợp tử di chuyển từ buồng trứng vào bên trong lòng tử cung. Tại thời điểm này, kích thước và cân nặng của thai nhi không hề thay đổi. Tuy nhiên, sau khi ổn định vị trí, bào thai bắt đầu phát triển cả về trọng lượng lẫn cấu tạo bên trong.
Theo đó, sự phát triển của thai nhi theo tuần diễn ra như sau:
- Từ tuần thứ 3 – tuần thứ 7: Thai nhi ổn định vị trí và bắt đầu phát triển trong lòng tử cung. Hình thành tim thai, các tế bào não bộ, màng ngón tay, ngón chân.
- Từ tuần thứ 8 – tuần thứ 14: Bé bắt đầu có những cử động tay và chân, xuất hiện mí mắt. Thai nhi có các biểu hiện nhăn mặt, nheo mắt, xuất hiện dấu vân tay.
- Từ tuần thứ 15 – tuần thứ 20: Đây là giai đoạn định hình giới tính, hoàn chỉnh hệ tim mạch, phát triển xương. Bé biết cách nhận biết âm thanh và thực hiện được động tác nuốt.
- Từ tuần thứ 21 – cuối thai kỳ: Mọi bộ phận khác trên cơ thể bé được hình thành và phát triển hoàn chỉnh. Thai nhi đã quay đầu trở xuống để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.
3. Lợi ích của việc theo dõi sự phát triển của thai nhi
Việc theo dõi sự phát triển của bé khi còn nằm trong bụng mẹ là rất cần thiết để biết được con có thật sự khỏe mạnh hay không. Thông qua những thăm khám lâm sàng, bác sĩ đồng thời chuẩn đoán được những nguy cơ không may có thể xảy ra đối với bé, nhất là sớm ngăn chặn một số nguy hiểm như dây rốn bị rối, thai ngoài tử cung… Nhờ đó, biện pháp can thiệp được đưa ra để đảm bảo an toàn cho trẻ và thai phụ.
>>>>>Xem thêm: 6 nỗi sợ điển hình nhưng không quá đáng lo bà bầu nào cũng gặp phải lúc chuyển dạ
Thông thường, sự phát triển của trẻ khi nằm trọng bụng mẹ được theo dõi thông qua các lần thăm khám định kỳ. Bà bầu tốt nhất nên đến trung tâm y tế chuyên khoa uy tín để được kiểm tra cẩn thận sức khỏe của thai nhi cũng như bản thân mình.
Trên đây là những thông tin hữu ích về sự phát triển của thai nhi mà Blogtretho.edu.vn đã chia sẻ. Hy vọng rằng thông qua các kiến thức ở trên, mẹ bầu đã rõ hiểu hơn về sự lớn lên từng ngày của con trong bụng mình, từ đó thêm trân trọng quãng thời gian hạnh phúc này.
Như Nguyễn tổng hợp