Nuôi bú song song là cụm từ khá mới mẻ đối với các bà mẹ trẻ và mang lại những lợi ích tuyệt vời mà không phải mẹ nào cũng biết được.
Bạn đang đọc: 10 điều mẹ nào cũng muốn biết về nuôi bú song song
Để có thể “nuôi bú song song” thành công các mẹ cần hiểu và trang bị đúng kiến thức để có thể nuôi con tốt hơn mỗi ngày.
Contents
- 1 1. Nuôi bú song song là gì?
- 2 2. Đứa trẻ trong bụng có bị ảnh hưởng gì khi bạn cho đứa lớn tiếp tục bú?
- 3 3. Bé lớn sẽ lấy nhiều dinh dưỡng hơn thai nhi khi vẫn bú mẹ?
- 4 4. Bé lớn sẽ bú mất sữa non của bé nhỏ?
- 5 5. Bé lớn có thể bỏ bú vì mùi vị sữa non?
- 6 6. Bé lớn bú sữa non sẽ đi phân lỏng?
- 7 7. Mẹ không cần phải ăn uống quá nhiều khi nuôi bú song song
- 8 8. Ốm nghén nặng hơn khi mang thai nếu cho bé lớn tiếp tục bú?
- 9 9. Đau núm vú hơn bình thường?
- 10 10. Bé lớn cảm thế nào khi vẫn được cho bú dù mẹ mang thai?
1. Nuôi bú song song là gì?
Bạn đang mang thai và bạn tiếp tục cho bé lớn bú sữa mẹ, điều này được hiệp hội nuôi con Sữa mẹ Úc sử dụng thuật ngữ “nuôi song song” để mô tả cho con bú cùng một lúc cả bé lớn và bé nhỏ mà không phải là anh em sinh đôi.
Những đứa trẻ có thể bú cùng lúc hoặc lúc bé này bú, lúc bé khác bú.
2. Đứa trẻ trong bụng có bị ảnh hưởng gì khi bạn cho đứa lớn tiếp tục bú?
Bạn có thể lo ngại về sự sống của thai nhi nếu tiếp tục cho bé lớn bú. Tuy nhiên, đối với một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh, bình thường và bạn không có tiền sử sảy thai, dọa sinh non trước 20 tuần, thì bạn hoàn toàn có thể cho bé bú và không có bằng chứng khoa học nào cho thấy bé lớn bú mẹ gây tổn thương cho thai nhi.
Và hãy nhớ, nếu bạn bị sảy thai thì lỗi không phải do bạn cho bé lớn bú.
3. Bé lớn sẽ lấy nhiều dinh dưỡng hơn thai nhi khi vẫn bú mẹ?
Đây hẳn là lo lắng nhiều nhất của các bà mẹ. Đã có rất nhiều tin đồn rằng, khi mẹ mang thai và vẫn cho bé lớn bú sẽ khiến thai nhi bị còi cọc, suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ do bé lớn lấy hết chất dinh dưỡng từ sữa mẹ.
Tuy nhiên, thực tế thai nhi luôn được ưu tiên về mọi dưỡng chất cần thiết và thậm chí có thể khỏe mạnh hơn bình thường. Bởi vì bạn (người mẹ) có ý thức về dinh dưỡng và chăm sóc bản thân trong thời gian mang thai.
4. Bé lớn sẽ bú mất sữa non của bé nhỏ?
Những lo lắng bé lớn sẽ bú mất sữa non của bé nhỏ là chính đáng, vì nhiều mẹ cho rằng, bé lớn bú liên tục thì chắc chắn sẽ bú sữa non của bé nhỏ rồi. Thực tế đây là lo lắng thừa nhé các mẹ. Sữa non vẫn sẽ luôn xuất hiện trở lại một cách tự động khi gần sinh mà các mẹ không cần phải cố ý làm bất kỳ điều gì.
5. Bé lớn có thể bỏ bú vì mùi vị sữa non?
Tìm hiểu thêm: 7 loại thuốc bà bầu tuyệt đối không nên uống vì có thể gây dị tật thai nhi
>>>>>Xem thêm: Siêu âm thai có chính xác không và những thông tin mà mẹ bầu cần biết
Đúng vậy. Cơ thể của người mẹ sẽ bắt đầu tạo sữa non trong thời kỳ mang thai theo cách riêng. Mùi vị sữa non có thể khiến bé lớn tự muốn cai sữa, ít nhất là tạm thời. Vì mùi vị sữa non khá mặn hơn sữa già và rất béo khiến bé không thích.
Tuy nhiên, một số bé vẫn bú bình thường và không cảm thấy phiền vì mùi vị này.
6. Bé lớn bú sữa non sẽ đi phân lỏng?
Một số mẹ hẳn lo lắng về điều này và nghi ngờ bé tiêu chảy. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng đây là dấu hiệu tốt. Sữa non là thuốc nhuận tràng tự nhiên giúp trẻ sơ sinh đào thải phân su, do đó khi bé lớn bú sữa non sẽ khiến cho phân lỏng và dễ đi hơn. Đây là hình thức thay đổi phân và không phải là bệnh, mẹ không cần lo lắng và không cần cho bé uống bất kỳ thuốc gì.
7. Mẹ không cần phải ăn uống quá nhiều khi nuôi bú song song
Chúng ta thường được khuyên rằng hãy ăn thật nhiều khi vừa mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, bạn không cần làm vậy. Bạn hãy cân bằng chế độ dinh dưỡng của mình và ăn theo nhu cầu, tín hiệu cơ thể phát ra.
Khi nuôi bú song song, cơ thể bạn sẽ đói nhanh hơn bình thường, ngay cả khi bạn mang thai trong 3 tháng đầu, bạn cũng sẽ rất nhanh đói. Vì vậy, hãy chia nhỏ bữa ăn để đảm bảo đủ dinh dưỡng và không dung nạp một lúc quá nhiều thức ăn gây nguy cơ béo phì hoặc tiểu đường thai kỳ.
8. Ốm nghén nặng hơn khi mang thai nếu cho bé lớn tiếp tục bú?
Một số bà mẹ chia sẻ, họ cảm thấy ốm nghén nặng hơn khi mang thai. Lý giải về điều này, các nhà nghiên cứu cho rằng, điều này có thể do tăng nội tiết tố trong cơ thể, đói và khát, mệt mỏi.
Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào nuôi bú song song cũng bị ốm nghén nặng. Một số bà mẹ không có tiền sử nghén nặng vẫn sẽ ăn uống bình thường, họ chỉ cảm thấy hơi mệt, buồn nôn một chút và cảm giác này sẽ qua đi sau 3 tháng đầu.
9. Đau núm vú hơn bình thường?
Đúng vậy. Bạn có thể cảm thấy đau ở núm vú khi cho bé lớn bú. Đây là kết quả của thay đổi nội tiết tố khi mang thai và một số bà mẹ đau không thể chịu được. Cảm giác đau này có thể kéo dài suốt 3 tháng đầu hoặc lâu hơn và một số bà mẹ thì lại không cảm thấy đau gì cả.
Nếu bạn đau núm vú nhiều, hãy chú ý khớp ngậm của trẻ và tư thế cho trẻ bú để làm giảm sự khó chịu. Hiện tượng đau núm vú sẽ biến mất hoàn toàn sau sinh.
10. Bé lớn cảm thế nào khi vẫn được cho bú dù mẹ mang thai?
Điều này có ý nghĩa đặc biệt với bé lớn. Bé sẽ cảm thấy gắn bó với em bé hơn vì cả hai đều chia sẻ một điều đặc biệt. Việc cả hai cùng được bú khi bé nhỏ chào đời sẽ đem đến cảm giác yêu thương, gắn bó hơn là cảm giác ghen tị và giận hơn.
Quan trọng hơn cả, bé lớn vẫn nhận được dinh dưỡng quý giá – nguồn kháng sinh tự nhiên từ sữa mẹ.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)