Nếu sinh lần đầu, cơn đau chuyển dạ rất khó nhận biết. Dưới đây là 10 dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh con các bà bầu nên biết để đón em bé chào đời thật an toàn.
Bạn đang đọc: 10 dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh con mọi bà bầu nên thuộc lòng
Chờ đợi đến ngày con chào đời là một niềm hạnh phúc nhưng cũng là nỗi khiếp sợ của rất nhiều thai phụ khi nghĩ đến cảnh sinh đẻ
Chờ đợi đến ngày con chào đời là một niềm hạnh phúc nhưng cũng là nỗi khiếp sợ của rất nhiều thai phụ khi nghĩ đến cảnh sinh đẻ. Rất nhiều người thắc mắc không biết khi nào cơn chuyển dạ sẽ xảy ra? Chuyển dạ sẽ cảm thấy đau đớn ra sao? Mất bao lâu cơn đau chuyển dạ sẽ kết thúc?… Thật khó để có được câu trả lời chính xác cho những câu hỏi này vì mỗi ca sinh đều khác nhau. Nhưng nếu bạn đang muốn biết
dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh con
gồm những gì thì những thông tin dưới đây sẽ có ích cho bạn.
1 – 4 tuần trước khi chuyển dạ
1. Em bé nằm lọt vào khung xương chậu
Vài tuần trước khi bắt đầu chuyển dạ, thai nhi sẽ lọt vào trong xương chậu của mẹ (điều này rất rõ đối với người mang thai lần đầu nhưng với người sinh con rạ, điều này thường không xảy ra cho đến khi mẹ thực sự chuyển dạ). Động thái này nhằm chuẩn bị cho “hành trình” chào đời sắp đến. Đầu tiên, bé sẽ di chuyển xuống và dần ở vị trí thấp hơn. Lúc này, mẹ sẽ có dáng đi lạch bạch và đi tiểu thường xuyên hơn vì áp lực thai đè lên bàng quang rất lớn. Nhưng sự chịu đựng này sẽ không lâu vì chỉ vài tuần sau bé sẽ chào đời.
2. Cổ tử cung giãn nở
Cổ tử cung của bạn đã bắt đầu giãn nở để chuẩn bị cho việc sinh đẻ. Nó bắt đầu mở và làm mỏng dần nút nhầy đóng kín khoảng vài tuần trước khi sinh. Tại buổi khám thai định kỳ, các bác sĩ sẽ đo lường và theo dõi dấu hiệu giãn nở này để dự báo thời điểm sinh. Tuy nhiên, ở mỗi người, tốc độ giãn nở này sẽ khác nhau và nếu có chậm, đừng quá sốt ruột.
3. Cơn đau lưng ngày một tăng
Tìm hiểu thêm: 8 điều bà bầu nên ghi nhớ khi dọn nhà đón Tết để tránh ảnh hưởng thai nhi
Cơn đau lưng ngày một tăng
Đặc biệt nếu đây không phải là lần mang thai đầu tiên, bạn có thể cảm thấy một vài cơn đau xuất hiện ở háng và lưng như thể cơn chuyển dạ đang đến rất gần. Các cơ bắp và khớp xương của bạn lúc này cũng được kéo ra để chuẩn bị cho việc sinh nở.
4. Cảm thấy khớp lỏng hơn
Trong suốt thai kỳ, các hormone relaxin đã làm mềm và nới lỏng các dây chằng để giúp cơ thể chịu đựng được sự thay đổi do thai nhi đang lớn dần. Trước khi chuyển dạ, bạn có thể cảm thấy các khớp trên toàn bộ cơ thể có vẻ lỏng hơn. Đây là dấu hiệu chuyển dạ tự nhiên để giúp khung xương chậu mở ra và chuẩn bị cho cuộc sinh nở sắp đến.
5. Bạn có thể sẽ bị tiêu chảy
Cũng như các cơ trong tử cung, các cơ khác bao gồm cơ trực tràng cũng sẽ giãn ra để chuẩn bị cho việc sinh nở. Điều này có thể làm bạn bị tiêu chảy ít nhiều ở những tuần cuối cùng. Mặc dù khó chịu nhưng đây là dấu hiệu chuyển dạ cho biết bạn cơ thể bạn đã sẵn sàng.
6. Bạn ngừng tăng cân (hoặc giảm cân)
Cân nặng của bạn có xu hướng chững lại vào những tháng cuối của thai kỳ. Thậm chí, một số bà mẹ còn bị sút cân. Nhưng may mắn nó không hề ảnh hưởng đến cân nặng của bé. Thực tế, thai nhi vẫn tăng cân đều và mẹ sút cân là do đang bị mất nước ối.
7. Bạn cảm thấy thêm mệt mỏi
Đây là lúc bàng quang hoạt động kiệt sức. Nó không chỉ khiến mẹ khó chịu mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ hàng ngày. Chính vì vậy, rất dễ hiểu nếu mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi vào cuối thai kỳ. Bạn có thể ngủ thêm vào ban ngày để lấy lại lấy sức nhưng đừng nên lạm dụng.
Các dấu hiệu trước lúc chuyển dạ sắp sinh con
8. Dịch tiết âm đạo thay đổi màu sắc
>>>>>Xem thêm: Mang thai tháng thứ 7 và những điều bà bầu cần biết
Trong những ngày cuối cùng trước lúc chuyển dạ, mẹ sẽ nhận thấy dịch tiết âm đạo tăng lên và thay đổi cả về màu sắc
Trong những ngày cuối cùng trước lúc chuyển dạ, mẹ sẽ nhận thấy dịch tiết âm đạo tăng lên và thay đổi cả về màu sắc. Có thể bạn sẽ thấy xuất hiện chút chất nhầy giống như nước mũi và kèm theo vết hồng nhạt của máu do nút nhầy tử cung mở. Dịch tiết này sẽ ngày càng dày lên và màu hồng đậm hơn. Đây cũng là dấu hiệu chuyển dạ đặc trưng nhất cho biết chỉ còn ít tiếng nữa bạn sẽ sinh. Trong số ít trường hợp, mặc dù cổ tử cung có thể đã giãn nở từ 3-4 cm, nhưng cơn chuyển dạ phải mất thêm vài ngày nữa.
9. Cơn co thắt thường xuyên hơn
Các cơn co thắt là một
dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh con
sớm. Nhiều người sẽ trải nghiệm cơn co giả Braxton-Hicks khoảng vài tuần và thậm chí cả tháng trước khi sinh. Cơn co này là do các cơ bắp trong tử cung siết chặt để chuẩn bị đẩy em bé ra ngoài. Để phân biệt cơn co giả và cơn co thật, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
- Nếu cơn co thật, co thắt tử cung sẽ rất mạnh mẽ
- Khi thay đổi vị trí, cơn co thắt tử cung vẫn không thay đổi
- Cơn đau do co thắt bắt đầu từ lưng dưới và chuyển tới vùng bụng dưới. Trong vài trường hợp, nó có thể chuyển xuống chân.
- Các cơn co thắt ngày một mạnh mẽ, kèm theo cơn đau dữ dội và thường xuyên hơn.
10. Vỡ ối
Cuối cùng,
dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh con
đó là vỡ ối. Tuy nhiên, nó không phải xảy ra với tất cả các thai phụ mà chỉ chiếm khoảng 15% số ca sinh. Vì vậy, vỡ ối không được xem là dấu hiệu chuyển dạ duy nhất của bất kỳ thai phụ nào.
Nếu đã đến cận ngày sinh, vẫn không thấy những dấu hiệu trên bạn không nên quá lo lắng. Tốt nhất nên liên hệ với các bác sĩ để được được theo dõi và trợ giúp kịp thời.
Khi nào bạn nên gọi bác sĩ?
Vào cuối giai đoạn của thai kỳ, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về những gì cần làm khi cơn co thắt xuất hiện thường xuyên hơn. Hãy gọi cho bác sĩ nếu cứ khoảng 5 phút, bạn lại thấy cơn co xuất hiện một lần. Không phải lúc nào các cơn co thắt này cũng cách khoảng đều nhau nhưng hãy theo dõi ở một mức độ tương đối để kịp thông báo với bác sĩ. Đừng bao giờ chần chừ nếu phải gọi các bác sĩ ngoài giờ hành chính vì trường hợp của bạn luôn luôn khẩn thiết nếu:
– Chảy máu âm đạo màu đỏ, hồng nhạt hoặc màu nâu đậm.
– Vỡ ối, đặc biệt là nước ối có màu xanh lá cây hoặc màu nâu. Trong trường hợp này có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đã hít phải phân su, một tình trạng rất nguy hiểm trong sinh nở.
– Có dấu hiệu thay đổi thị lực, đau đầu hoặc sưng phù nặng. Đây có thể là triệu chứng của tiền sản giật, hoặc tăng huyết áp thai kỳ rất nguy hiểm.
Blogtretho.edu.vn Nguồn: WTE