Cẩm nang cách chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ

Rate this post

Suốt chín tháng mười ngày mang thai cơ thể mẹ sẽ có những thay đổi đặc biệt trong từng giai đoạn. D

Bạn đang đọc: Cẩm nang cách chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ

ưới đây là cách chăm sóc sức khỏe cho bà bầu trong thai kỳ để mẹ và thai nhi luôn khỏe mạnh.

Cách chăm sóc sức khỏe bà bầu 3 tháng đầu

Để nhận biết được mẹ đã mang bầu hay chưa, biện pháp khá chắc chắn và tiện lợi nhất là dùng que thử thai. Tuy nhiên biểu hiện rõ nét nhất của thai kỳ sẽ xuất hiện vào tuần thứ năm hoặc thứ sáu. Mẹ nên đến bác sĩ để xác định tình trạng bầu bí của mình nhé.

Cẩm nang cách chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ

Trong 3 tháng đầu mẹ bầu có xu hướng dễ mệt mỏi và cần nghỉ ngơi nhiều.

Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm nhất của thai kỳ vì lúc này thai nhi còn yếu và cơ thể mẹ bầu bắt đầu có những thay đổi nội tiết tố và đang cố gắng thích nghi với “vật thể lạ”. Ốm nghén là một biểu hiện rất rõ của sự cố gắng thích nghi của cơ thể mẹ.

Để cải thiện tình trạng ốm nghén bà bầu có thể nhấm nháp ít đồ ăn vặt như bánh quy hay nho khô trước khi thức dậy và có thể nằm nghỉ khoảng 30 phút sau khi tỉnh rồi mới rời giường.

Các bữa ăn nên chia nhỏ và mẹ có thể “kết thân” với những thực phẩm như gừng, vỏ cam, củ cải…

Mẹ có thể sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, muốn ngủ nhiều hơn, thấy đói thường xuyên và thèm ăn một số món nhất định. Một vài biểu hiện khác như dị ứng vời mùi lạ, có cảm giác buồn nôn, đau đầu, chóng mặt và hay buồn tiểu hơn.

Ba tháng đầu thai kỳ kéo dài trong 12 tuần đầu tiên, kể từ ngày trứng được thụ tinh. Do đó bà bầu nên thăm khám thường xuyên trong giai đoạn này để yên tâm hơn.

Trong ba tháng đầu mẹ nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và có thực đơn khoa học để giữ gìn sức khỏe. Mẹ nên chú trọng bổ sung sắt trong thực đơn của mình. Những thực phẩm tốt cho bà bầu như: trứng với nguồn protein dồi dào, súp lơ giàu canxi và vitamin, cá phong phú chất béo và omega-3. Trái cây và rau củ quả không nên thiếu nhé.

Mẹ cũng cần hạn chế các công việc nặng nhọc và giữ cho tâm lý thật thoải mái. Dù cơ thể mẹ chưa có thay đổi nhiều vào thời điểm này nhưng mẹ cũng không nên bận quần áo bó sát cơ thể.

Đồng thời mẹ cũng nên trang bị các kỹ năng nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ giai đoạn này như: bị ra máu, cảm thấy đau nhẹ hoặc cơ thắt ở bụng dưới. Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường mẹ nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra.

Đi bộ nhẹ nhàng trong ba tháng đầu cũng là cách vận động tốt cho phụ nữ mang thai trong thời gian này.

Cách chăm sóc sức khỏe bà bầu 3 tháng giữa

Tìm hiểu thêm: 15 hình ảnh thai nhi 12 tuần tuổi thú vị qua siêu âm 2d, 3d và 4d

Cẩm nang cách chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ

Mẹ nên chú trọng vấn đề dinh dưỡng trong 3 tháng giữa.

Chế độ dinh dưỡng, khám thai và phòng ngừa một số bệnh đặc trưng có thể tấn công mẹ bầu trong 3 tháng giữa là những việc mẹ bầu nên chú trọng trong thời gian này.

3 tháng giữa mẹ cần bổ sung một lượng dinh dưỡng lớn, đặc biệt là canxi để hỗ trợ sự phát triển nhanh chóng của bé lúc này. Omega-3, vitamin A là những dưỡng chất khác bà bầu nên chú trọng bổ sung để giúp trẻ phát triển các cơ quan nội tạng.

Một số thực phẩm không tốt cho thai kỳ bà bầu nên tránh như: cà phê, thức uống có cồn, thực phẩm nhiều đường làm tiêu tốn canxi và dễ gây ra chứng tiểu đường thai kỳ, bột ngọt cũng không phải là thực phẩm mẹ bầu nên dùng nhiều…

Một số các bệnh mẹ bầu có thể gặp trong thời gian này:

– Bệnh răng miệng: Những chứng như chảy máu chân răng, viêm nướu, sâu răng sẽ dễ gặp hơn bao giờ hết. Lúc này mẹ nên giữ vệ sinh răng miệng, súc miệng bằng nước muối ấm để ngăn ngừa sâu răng và viêm nhiễm.

– Bệnh phụ khoa: Sự thay đổi của hormone khiến cho môi trường tự nhiên ở âm đạo thay đổi. Điều này tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại xâm nhập và gây ra viêm nhiễm. Chính vì vậy mẹ bầu cần phải giữ vệ sinh cũng như sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường để chữa trị nếu có.

– Mẹ bầu có thể mất ngủ nhiều trong giai đoạn này do vòng bụng đã lớn. Để cải thiện mẹ nên nằm ngủ nghiêng về phía bên trái, uống một cốc sữa trước khi ngủ cũng là cách để có giấc tốt hơn.

– Việc đi đứng và vận động cũng nên chú ý vì lúc này cơ thể mẹ đã lớn hơn trông thấy và dễ bị mất thăng bằng khi di chuyển. Động tác cúi xuống hay đứng dậy nên thực hiện chậm rãi. Mẹ nên kê một chiếc gối vào lưng khi ngồi. Ngoài ra cũng không nên giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài làm cho máu huyết không lưu thông.

– Chứng rạn da cũng sẽ tấn công mẹ bầu vào thời gian này. Mẹ bầu hãy hạn chế chúng bằng dầu dừa.

– Cuối cùng mẹ cũng đừng quên những bài tập thể dục và vận động trong thời gian này nhé.

Cách chăm sóc sức khỏe bà bầu 3 tháng cuối

Cẩm nang cách chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ

>>>>>Xem thêm: Thai nhi 13 tuần tuổi con đã biết nheo mắt, cau mày còn mẹ bớt ốm nghén

Mẹ sẽ thực hiện các siêu âm và xét nghiệm nhiểu hơn trong ba tháng cuối.

Ba tháng cuối được xem là giai đoạn nhiều “phiền toái” nhất trong thai kỳ.

Lúc này bụng bầu của mẹ sẽ hạ thấp xuống và em bé sẽ dần chui xuống khung xương chậu chuẩn bị chào đời. Sự giảm bài tiết mật có thể khiến mẹ bầu lúc này có cảm giác mệt mỏi, vàng da. Mẹ cũng có thể phải đối phó với triệu chứng mụn vào lúc này do sự thay đổi hormone.

Thời điểm này mẹ nên thực hiện một số các xét nghiệm cần thiết để tầm soát lại một số các chứng bệnh như: thiếu máu, tiểu đường thai kỳ, liên cầu khuẩn… Việc thăm khám cũng giúp bác sĩ nắm được các vấn đề như bất thường về nhau thai, ngôi thai, nước ối… để có biện pháp can thiệp kịp thời trong cuộc sinh nở sắp tới của mẹ.

Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng cuối cũng cần chú trọng để mẹ có đủ sức vượt cạn và cung cấp đủ dưỡng chất cho bé hoàn thiện trong giai đoạn này. Các nhóm thực phẩm cần tăng cường gồm có: đạm, sắt, can-xi, chất béo, vitamin C, chất xơ, choline và các khoáng chất khác… Mỗi ngày mẹ bầu nên nạp 1950 calorie. Mẹ sẽ tăng khoảng 7kg trong ba tháng cuối cùng này.

Chứng phù nề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong ba tháng thai kỳ này. Tuy nhiên nếu mẹ có những biểu hiện như: mí mắt nặng nề, chân nặng, da bóng, mất những nếp nhăn ở cổ tay, chân… thì nên gặp bác sĩ.

Mẹ nên tiếp tục vận động đều đặn trong thời gian này dù thân hình đã trở nên khá nặng nề nhé. Vận động không chỉ giúp cho mẹ bầu cảm thấy khỏe mạnh hơn mà còn giúp mẹ bầu sinh nở dễ dàng.

Mẹ cũng nên tìm hiểu và học các cách thở đúng khi rặn sinh để hỗ trợ quá trình sinh nở dễ dàng và thuận lợi.

Cuối cùng mẹ bầu nên kiểm tra về thông tin bệnh viện, chuẩn bị đồ đi sinh và sẵn sàng để chào đón bé chào đời.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *