Những điều mẹ chưa biết về tiếng nấc cụt của thai nhi trong bụng

Rate this post

Mang thai không hoàn toàn là những trải nghiệm ngọt ngào. Đôi khi, bạn sẽ có những cảm giác rất lạ và cả lo sợ nữa. Trẻ nấc cụt là một trong những điều lạ lùng nhất mà bạn sẽ có cơ hội được khám phá.

Bạn đang đọc: Những điều mẹ chưa biết về tiếng nấc cụt của thai nhi trong bụng

  • Thực hư chuyện thai nhi khóc trong bụng mẹ

Tiếng nấc cụt thực chất là một “sản phẩm phụ” của nhịp thở thai nhi trong nước ối. Dưới đây là những nguyên nhân và cơ chế tiếng nấc của thai nhi mà bạn muốn biết:

Tiếng nấc của thai nhi là gì?

Những điều mẹ chưa biết về tiếng nấc cụt của thai nhi trong bụng

Nấc cụt là một lời nhắc nhở đáng yêu cho biết em bé trong bụng mẹ đang phát triển khỏe mạnh

Nấc cụt là một lời nhắc nhở đáng yêu cho biết em bé trong bụng mẹ đang phát triển khỏe mạnh. Đó là bằng chứng cho thấy hệ thần kinh của bé đang thực hiện nhiệm vụ gửi tín hiệu đến các cơ bắp và cơ hoành để thúc giục chúng làm việc. Khi cơ hoành chuyển động, bé sẽ nuốt vào hoặc đẩy nước ối ra và gây nên tiếng nấc.

Lúc này, phổi của bé vẫn chưa phát triển đầy đủ nên nó không có chức năng xử lý oxy. Thay vào đó, oxy vẫn đang được vận chuyển thông qua dây rốn được kết nối với tử cung của người mẹ. Sợi dây nối kết này sẽ được cắt sau khi em bé chào đời và thở độc lập bằng phổi. Chính vì vậy sẽ không có hiện tượng chết đuối hay bị nghẹn để dẫn đến nguy hiểm hoặc khó chịu cho bé trong mỗi lần nấc.

Làm thế nào để cảm nhận tiếng nấc cụt của thai nhi?

Tiếng nấc của thai nhi thường xuất hiện trong tam cá nguyệt đầu và phần lớn do mẹ cảm nhận được. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Mặc dù vậy, các bà mẹ vẫn cảm nhận được cú huých chân của bé nhiều hơn là nghe thấy tiếng nấc.

Nguyên nhân khiến bé nấc cụt?

Tiếng nấc của bé có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong thai kỳ và có khả năng chỉ xuất hiện duy nhất một lần mà không lặp lại lần thứ hai. Và đây là những nguyên nhân gây ra tiếng nấc:

– Tín hiệu từ hệ thần kinh trung ương: Đó có thể là lúc hệ thống thần kinh trung ương của bé đã phát triển. Các tín hiệu đã được gửi đến não bộ để phát đi nhiệm vụ kích hoạt chuyển động của các cơ hoành để các bé có thể bắt đầu nhịp thở.

Tìm hiểu thêm: Các tư thế giúp mẹ bầu sinh con dễ dàng

Những điều mẹ chưa biết về tiếng nấc cụt của thai nhi trong bụng

Đôi khi, dây rốn quấn cổ cũng gây ra tiếng nấc

– Dây rốn quấn cổ: Đôi khi, các bác sĩ có thể yêu cầu bạn siêu âm để chẩn đoán các trường hợp bất thường gia tăng trong thai kỳ. Điều này là do thỉnh thoảng dây rốn sẽ quấn quanh cổ của thai nhi và làm hạn chế lưu lượng oxy. Đây là nguyên nhân làm tiếng nấc xuất hiện nhiều hơn. Tuy tiếng nấc đi kèm hiện tượng này không có gì nguy hiểm nhưng tốt nhất vẫn nên được kiểm tra.

– Phản xạ bú phát triển: Tiếng nấc cũng có thể xảy ra khi thai nhi đang phát triển phản xạ bú. Đây là một bài “thực hành” chuẩn bị cho giai đoạn bú mẹ. Đây là một phát hiện rất thú vị và quan trọng bởi vì nhờ có nó mà mà bé có thể tự điểu chỉnh để ngăn sữa không làm tắc nghẽn phổi.

– Những nguyên nhân khác: Tiếng nấc của thai nhi có thể xuất hiện bất cứ lúc nào khi não nghĩ rằng đó là thời điểm để bắt đầu để tập luyện cho bé các phản xạ ăn uống hoặc là lúc để nó trục xuất các phế phẩm. Đây là hoạt động rất bình thường và cho thấy bé đang phát triển rất khỏe mạnh. Quá trình này cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc củng cố cơ tim và tăng cường hô hấp.

Khi nào mẹ cảnh giác với tiếng nấc của bé?

Những điều mẹ chưa biết về tiếng nấc cụt của thai nhi trong bụng

>>>>>Xem thêm: Top 6 món ăn tốt cho bà bầu từ đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ

Một số bà mẹ có thể nhầm lẫn giữa tiếng nấc và tiếng thai máy hoặc những di chuyển khác của thai nhi

Khi bạn đã bước sang tam cá nguyệt thứ ba, tiếng nấc của thai nhi sẽ thực sự rõ ràng để bạn cảm nhận được. Các bác sĩ khuyên bạn nên xem nó bình thường như hiện tượng thai máy và không quá lo lắng về nó.

Đôi khi, một số bà mẹ có thể nhầm lẫn giữa tiếng nấc và tiếng thai máy hoặc những di chuyển khác của thai nhi. Phổ biến nhất cho trường hợp này là những người đã từng có thai. Vì thế, điều quan trọng là bạn nên giữ cho mình thật thoải mái và bình tĩnh khi điều này xảy ra. Để làm được như vậy, bạn có thể tập một số bài tập vận động nhẹ nhàng hoặc thúc đẩy các hoạt động giao tiếp với bé như trò chuyện, ca hát, nghe nhạc hay thiền.

Blogtretho.edu.vn

Nguồn: FP

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

  • Khám phá chuyện em bé đi ị và tè trong bụng mẹ
  • 12 hành động thai nhi thường làm trong bụng mẹ
  • Bé trong bụng mẹ thở bằng cách nào?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *