Đứng nhiều trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và thai nhi

Rate this post

Việc đi lại, đứng quá lâu khi mang thai có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Đó là kích thước vòng đầu của bé có thể nhỏ hơn 3% so với trung bình hay nhẹ cân hơn nếu mẹ bầu thường phải đứng nhiều giờ hay làm việc quá 25 giờ mỗi tuần.

Bạn đang đọc: Đứng nhiều trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và thai nhi

  • Bài tổng hợp các tư thế đứng, nằm, ngồi, đi lại chuẩn khi mang thai

Còn đối với mẹ, đứng quá lâu gây ra những đau nhức cho cơ thể, khiến thai kỳ của mẹ mệt mỏi và khó chịu hơn. Cụ thể:

Đau lưng dưới

Đứng nhiều trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và thai nhi

Mẹ bầu có thể bị đau nhức nhiều hơn nếu đứng quá lâu.

Phần lưng dưới của mẹ đã phải chịu một áp lực lớn hơn bình thường khi mang thai. Theo đó việc đứng suốt sẽ khiến cho cảm giác đau ở vùng xương này nặng hơn rất nhiều.

Đau xương mu

Các vùng xương như vùng chậu, vùng xương mu của mẹ bầu cũng có xu hướng bị đau nhiều hơn dưới sự chèn ép của tử cung. Việc đứng suốt khiến cho trọng lực cơ thể gia tăng và sự chèn ép mạnh hơn khiến cho các cơn đau này trở nên nặng hơn.

Tụt huyết áp

Việc đứng quá lâu cũng dễ gây ra triệu chứng tụt huyết áp. Với mẹ bầu, triệu chứng này còn nguy hiểm hơn vì không chỉ gây choáng dễ té ngã, chấn thương mà còn ngăn trở cơ thể cung cấp dưỡng chất đều đặn và đầy đủ cho bé. Chính vì vậy, mẹ bầu nên tránh để mình phải đứng trong một thời gian quá dài để bảo đảm an toàn.

Tăng tình trạng phù nề

Tình trạng phù nề luôn xuất hiện ở mẹ bầu trong tam cá nguyệt cuối cùng. Việc đứng quá lâu khiến chất lỏng trong cơ thể dồn xuống chân và khiến cho tình trạng phù nề càng tồi tệ hơn.

Các chứng bệnh về khớp

Không chỉ mẹ bầu, những người đứng nhiều đều có xu hướng mắc các bệnh về khớp. Nguyên nhân do cơ thể liên tục gia tăng áp lực lên phần sụn gối khiến chúng dễ bị tổn thương hơn mức bình thường, do đó dễ bị đau hơn.

Những cách giúp mẹ bầu tránh đứng nhiều

Việc đứng nhiều có thể do tính chất công việc hoặc do thói quen. Nhưng dù sao đi nữa, mẹ bầu cũng nên thay đổi điều này.

Nếu là do công việc yêu cầu phải đứng, mẹ bầu có thể trao đổi với quản lý để chuyển đổi vị trí công việc, hoặc được trang bị thêm một chiếc ghế để ngồi nghỉ ngơi khi không cần thiết phải đứng.

Nếu thai kỳ của mẹ không khỏe mạnh và không thể thương lượng việc ngồi nghỉ ngơi hay chuyển việc thì mẹ bầu nên kết thúc công việc khi thai ở tuần 24, tránh các sự cố đáng tiếc như sẩy thai, sinh non.

Tìm hiểu thêm: Lý giải thú vị về hiện tượng ốm nghén khi mang thai

Đứng nhiều trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và thai nhi

>>>>>Xem thêm: 3 lỗi mẹ bầu không nên mắc phải khi chọn mua giày dép

Ngồi thoải mái với gối dựa tốt hơn cho mẹ bầu.

Đeo đai đặc biệt cũng là một gợi ý cho mẹ bầu để giảm áp lực lên vùng lưng và nâng đỡ bụng.

Mẹ nên chú ý đến tư thế của mình, tránh đứng quá lâu, nên đi lại để giảm áp lực cho chân.

Lót một tấm thảm nhỏ dưới chân hoặc mang giày có đế lót cũng là cách giúp cho chân cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn. Giày có đế to cũng là cách giảm áp lực cho chân.

Tư thế đứng tốt cho mẹ bầu

Tuy không đứng thường xuyên nhưng khi đứng mẹ bầu cũng nên đứng đúng tư thế để giảm áp lực cho chân và giúp cơ thể thoải mái hơn.

Mẹ nên đứng hai chân song song, vai thả lỏng, độ mở của hai bàn chân nên nhỏ hơn vai. Tư thế này giúp trọng tâm phân đều ra hai chân.

Nếu thời gian đứng kéo dài mẹ bầu nên đứng chân trước chân sau và đổi chân thường xuyên để giảm áp lực lên từng chân và lúc nào cũng để một chân được nghỉ ngơi.

Mẹ cũng có thể chú ý đến cảm giác cơ thể để chọn tư thế đứng mà mẹ cảm thấy thoải mái nhất. Một số mẹ cảm thấy tốt hơn khi thu gọn phần mông lại và thúc đẩy các cơ bụng hỗ trợ cho cột sống.

Mẹ cũng có thể chuyển trọng tâm cơ thể sang gót chân để bụng không quá ưỡn về phía trước gây ra cảm giác đau nhức cho cột sống khi mẹ đứng quá lâu.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

  • Vì sao thai phụ không nên leo cầu thang vào những tháng cuối?
  • Ngồi bắt chéo chân khi mang thai: những mối nguy mẹ bầu có thể gặp
  • Lý giải nguyên nhân mẹ bầu cần kiêng nằm võng trong thai kỳ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *