Dứa rất giàu các vitamin và khoáng chất, tốt cho sức khỏe, nhưng loại quả này lại bị một số mẹ bầu liệt vào danh sách cấm vì “lời đồn” có thể gây sẩy thai. Thực chất vấn đề này như thế nào hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Thực hư việc ăn dứa gây sẩy thai như nhiều người bảo
- 10 loại trái cây mẹ bầu nên cân nhắc khi ăn
Ăn dứa có gây sẩy thai?
Dứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho mẹ bầu.
Lời đồn dứa gây sẩy thai xuất phát từ chất bromelain có trong loại quả này. Chất này gây co bóp làm cổ tử cung bị mềm. Đây là nguyên nhân gây sẩy thai.
Tuy vậy, lượng bromelain có trong quả dứa cần phải nhiều gấp 7 lần mới có thể gây ra tác động đáng lo ngại này. Nghĩa là trong thực tế, mẹ bầu khó có thể ăn đủ lượng dứa cần thiết một lần để gây sẩy thai.
Thành phần dinh dưỡng của dứa
Dứa là loại quả có thành phần dinh dưỡng phong phú. Chúng chứa các loại vitamin A, vitamin C và các chất khoáng như kali, phốt pho, kẽm, beta-carotene dồi dào. Đây cũng là loại quả ít đường và cholesterol.
Chưa kể, dứa cũng cung cấp nước và một lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể.
Tác dụng của dứa đối với mẹ bầu
Tăng sức để kháng
Lượng vitamin C phong phú trong dứa giúp hệ miễn dịch của mẹ bầu được tăng cường. Do đó, mẹ bầu ít bị nhiễm các bệnh thông thường như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng…
Giảm ốm nghén
Cảm giác buồn nôn trong thời kỳ nghén cũng giảm đáng kể nếu mẹ bầu dùng một miếng dứa nhỏ. Dứa kích thích vị giác giúp mẹ bầu ăn uống ngon miệng hơn.
Bổ sung khoáng chất cho xương
Trong dứa không có nhiều canxi, nhưng chúng có nhiều mangan, một dưỡng chất cũng rất quan trọng đối với sự chắc khỏe của xương. Lượng mangan có trong một quả dứa đáp ứng được một nửa nhu cầu mangan hàng ngày của cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Người xưa kiêng kỵ báo tin vui trong ba tháng đầu, vì sao?
Mẹ có thể chế biến dứa thành nhiều món ăn ngon như mứt dứa.
Giảm táo bón
Chứng táo bón ở mẹ bầu có thể được cải thiện đáng kể với dứa. Chất xơ và vitamin có trong loại quả này giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn trong thai kỳ.
Ổn định huyết áp
Dứa cũng giúp cho mẹ bầu duy trì được mức huyết áp ổn định, phòng chống tăng huyết áp.
Làm đẹp
Dứa cải thiện đáng kể những vết sạm, nám và sẹo trên da. Để giữ cho làn da sáng mịn trong thai kỳ mẹ bầu chỉ cần dùng nước ép dứa thoa lên mặt mỗi tuần hai lần, để chừng 10 phút và rửa sạch lại với nước ấm là được.
Mẹ bầu ăn dứa thế nào mới tốt?
Tuy là thực phẩm bổ dưỡng nhưng mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều vì có thể gây ra tác dụng ngược.
Theo đó ăn quá nhiều dứa có thể khiến mẹ bầu bị tiêu chảy, ợ nóng hay buồn nôn, rát lưỡi. Bên cạnh đó chất bromelain nếu được hấp thu quá nhiều vào cơ thể sẽ khiến mẹ bầu dị ứng, khó thở, phát ban ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Một lưu ý nữa là mẹ bầu không nên ăn dứa, uống nước ép dứa khi đang đói bụng, tính axit có trong dứa có thể khiến mẹ bầu khó chịu, đầy hơi.
>>>>>Xem thêm: Những tác dụng của Yoga cho bà bầu trong giai đoạn thai kỳ mẹ nên biết
Dứa tuy tốt nhưng mẹ bầu không nên ăn nhiều để đảm bảo sức khỏe
Dứa chín vàng an toàn hơn dứa xanh vì dứa xanh dễ gây ra ngộ độc. Khi ăn mẹ bầu nên rửa thật sạch, cắt bỏ mắt dứa và lõi rồi hãy dùng.
Trong ba tháng đầu mẹ chỉ nên ăn một mẩu nhỏ thôi nhé, giai đoạn nhạy cảm nên mẹ cẩn thận vẫn hơn.
Gợi ý những món ăn, thức uống ngon làm từ dứa
Dứa ngon là những quả to vừa phải, tròn đều, chín vàng vỏ, mắt dứa to và có màu sắc tự nhiên, không bị dập nát hay bị sâu.
Mẹ bầu có thể ăn dứa như một loại trái cây sống, hoặc ép nước để dùng, làm dứa ngâm mật ong. Mẹ cũng có thể nấu canh dứa hay kho dứa với tôm, thịt, cá để ăn với cơm.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:
- 16 loại thực phẩm gây tranh cãi trong dân gian khi dùng cho mẹ bầu
- Rau răm, rau sam, rau má: ba loại rau mẹ bầu phải tránh
- Các nhóm thực phẩm màu trắng mẹ bầu cần hạn chế sử dụng