Khám phá chuyện em bé đi ị và tè trong bụng mẹ

Rate this post

Rất nhiều người thắc mắc không biết một thai nhi trong bụng mẹ sẽ đi ị và tè ra sao? Thực ra cơ chế bài tiết chất thải của bé hoàn toàn không như những gì chúng ta vẫn tưởng tượng.

Bạn đang đọc: Khám phá chuyện em bé đi ị và tè trong bụng mẹ

  • Bé trong bụng mẹ thở bằng cách nào?

Có thể trả lời ngay cho các mẹ đang có chung thắc mắc này rằng các bé tiêu, tiểu hàng ngày vào chính nước ối mà bé vẫn bì bõm suốt thai kỳ đấy! Nghe có vẻ rất mất vệ sinh? Nhưng đừng lo, tạo hóa đã sắp xếp mọi chuyện thật chu đáo ngay từ những điều nhỏ nhặt nhất này!

Thai nhi có đi ị trong bụng mẹ không?

Thực ra, phân của các bé chỉ bắt đầu tích lũy dần từ lúc bước qua tuần 30 của thai kỳ. Đó là kết quả của quá trình nuốt nước ối thành thục, sự thoái hóa của các tế bào và hoạt động của hệ tiêu hóa. Theo cách gọi thông thường, lượng phân “sơ khởi” này được gọi là phân su. Phân su sẽ được tích tụ dần trong ruột của thai nhi từ lúc mới hình thành. Chỉ sau khi ra đời, trong lần đi ị đầu tiên của trẻ, lượng phân này mới bắt đầu được thải ra ngoài qua đường hậu môn và có màu đen đậm hoặc xanh đen. Như vậy, hoàn toàn không có chuyện thai nhi đi ị trong bụng mẹ như trí tưởng tượng của chúng ta vẫn nghĩ.

Khám phá chuyện em bé đi ị và tè trong bụng mẹ

Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh nuốt phải phân su đều có thể được can thiệp mà không để lại hậu quả đáng tiếc nào.

Trong quá trình phân su sinh ra, có thể thai nhi sẽ nuốt phải hỗn hợp bao gồm cả phân su lẫn nước ối. Trường hợp này có thể dẫn đến hiện tượng tắc nghẹn toàn bộ hoặc một phần đường thở của bé cùng với đó là các kích ứng hóa học có thể gây nên dị tật, nhiễm trùng bào thai hoặc tình trạng viêm phổi bào thai và đe dọa đến tính mạng.

Tuy nhiên hầu hết các trường hợp này đều có thể được can thiệp mà không để lại hậu quả đáng tiếc nào.

Khám phá thai nhi đi tè

Khi bạn đã bước sang những tuần 30 của thai kỳ, lượng nước ối sẽ nhiều hơn. Hoạt động nuốt nước ối ở giai đoạn này của bé đã trở nên thành thục và điều này hoàn toàn có lợi cho hệ tiêu hóa. Trung bình mỗi ngày khi thai ở vào tuần 32 – 34, bé sẽ tè vào trong nước nước ối khoảng 500ml nước tiểu. Tất nhiên, lượng nước bé có được hoàn toàn từ chính nước ối của mẹ. Lượng nước này có thể đạt 2 lít mỗi ngày.

Tìm hiểu thêm: Ăn chôm chôm đúng cách rất có lợi cho mẹ bầu

Khám phá chuyện em bé đi ị và tè trong bụng mẹ

>>>>>Xem thêm: Bí kíp làm đẹp an toàn cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ

Thai nhi tè ngay vào nước ối.

Điều đặc biệt nhất để môi trường nước ối xung quanh thai nhi luôn được sạch sẽ đó là nhờ vào khả năng tuần hoàn, trao đổi và tái tạo của nước ối. Trung bình cứ mỗi 3 tiếng, nước ối lại được làm mới để phục vụ cho nhu cầu sự sống của thai nhi.

Như vậy, nhờ vào nước ối, thai nhi không ngừng phát triển và hoàn chỉnh dần hệ thống các cơ quan quan trọng của cơ thể như hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết…trong phạm vi môi trường của túi ối.

Đó cũng chính là lý do tại sao nước ối lại được coi là điều kiện sống còn vô cùng quan trọng đối với các thai nhi.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

  • Thực hư chuyện thai nhi khóc trong bụng mẹ
  • Tiếc nấc của bé trong bụng mẹ ẩn chứa điều gì?
  • Khói thuốc lá: kẻ thù cực nguy hiểm đối với mọi thai nhi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *