Có đến 80% mẹ bầu bị ốm nghén trong ba tháng đầu thai kỳ. Việc nôn ói, nhạy cảm với mùi vị, chán ăn… đã khiến không ít mẹ bị sụt cân nghiêm trọng. N
Bạn đang đọc: 9 cách giúp mẹ bầu giảm ốm nghén nhanh nhất
hững mách nhỏ dưới đây sẽ giúp mẹ bầu vượt… nghén an toàn mà không lo gầy gò.
1. Chia nhỏ bữa ăn
Buồn nôn và chóng mặt có thể do đói gây ra. Vì thế, nếu mẹ cảm giác buồn nôn và không muốn ăn sẽ khiến cơn nghén – sụt cân kéo dài cho đến hết thai kỳ.
Bữa ăn nhỏ giúp mẹ bầu ít nôn ói hơn.
Để đảm bảo lượng đường trong máu được cân bằng và cơ thể không rơi vào trạng thái đói, ớn ăn mẹ hãy chia nhỏ và tăng tần suất các bữa ăn dày hơn nhé.
2. Ăn no mới uống vitamin
Vitamin nếu uống khi đói có thể khiến mẹ bầu bị buồn nôn đấy. Đặc biệt là các viên bổ sung sắt.
3. Uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày
Tình trạng khử nước trong cơ thể do thiếu nước có thể khiến mẹ bầu đau đầu, buồn nôn, phù nề, chuột rút…Thậm chí thiếu nước còn khiến mẹ bị sẩy thai do dạ con bị kích thích co bóp.
Do đó hãy uống nước mỗi ngày, ít nhất là 1,5 lít, để ngăn chặn những điều trên nhé. Khi uống, mẹ nên uống thành từng ngụm nhỏ nhé, tránh uống ức một lúc quá nhiều.
4. Ưu tiên giấc ngủ
Ngủ nhiều nhất có thể là lời khuyên dành cho mẹ bầu. Bởi sự mệt mỏi do mất ngủ mang lại khiến cơ thể khó có thể chống lại với các đợt buồn nôn hơn. Mẹ nên ngủ đủ 8 giờ mỗi đêm và nhắm mắt nghỉ ngơi khi thấy mệt mỏi.
Tìm hiểu thêm: Những nguy cơ sức khỏe đối với mẹ bầu khi mang thai bé trai
Giấc ngủ no đủ khiến mẹ bầu bớt mệt mỏi.
Mẹ cũng nên hạn chế căng thẳng tinh thần vì chúng thường làm cho tình trạng ốm nghén nặng nề hơn.
5. Tận dụng gừng
Mùi vị thơm của gừng cũng như đặc tính ôn nóng của chúng có thể giúp mẹ bầu chống lại các cơn buồn nôn và dị ứng mùi. Mẹ có thể nhâm nhi ít mứt gừng, dùng một ly trà gừng khi cảm thấy khó chịu trong miệng và dạ dày nhé.
6. Thử uống vitamin vào buổi tối
Đây là một trong những cách mẹ thay đổi để xem thử cơ thể thích nghi với thời điểm nào hơn. Vậy nên nếu việc uống vitamin buổi sáng khiến mẹ không thoải mái thì mẹ hãy chuyển sang uống buổi tối trước khi ngủ xem sao.
7. Chanh và hạt tiêu
Tác dụng của chanh và hạt tiêu tương tự như gừng. Mẹ có thể luôn mang theo người hai loại thực phẩm hỗ trợ này để dùng khi cần thiết nhé.
8. Tránh xa các mùi làm bạn buồn nôn
Dị ứng mùi là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị nôn. Mùi vị khiến mẹ bầu dị ứng là khác nhau ở mỗi người. Có người dị ứng mùi hôi, có người phản ứng với mùi cá thịt, thậm chí có người gặp vấn đề với mùi cơ thể của chồng.
>>>>>Xem thêm: Có bầu không nên ăn gì để tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi
Mệ nên chủ động tránh xa các mùi khó chịu
9. Ăn thức ăn giàu carbohydrates và protein
Carbohydrates và protein là hai dưỡng chất giúp cơ thể mẹ điều hòa lượng đường trong máu. Chúng cũng giúp cho các cơn buồn nôn và chóng mặt giảm xuống.
Cuối cùng, sau mọi cách các cơn ốm nghén vẫn khiến bạn khó chịu hay đến gặp bác sĩ. Việc nôn ói dữ dội có thể khiến mẹ mất nước và gây tổn hại đến thai nhi.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)