Trẻ sơ sinh cần được chăm sóc đúng cách để khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Tuy nhiên, không phải lời khuyên hay quan niệm chăm sóc trẻ sơ sinh lúc nào cũng đúng. Một số quan niệm lỗi thời trong chăm sóc trẻ có thể gây hại hơn mẹ tưởng.
Bạn đang đọc: 7 quan niệm lỗi thời chăm sóc trẻ sơ sinh có thể gây hại cho trẻ mẹ nên biết
Contents
- 1 1. Tắm cho trẻ sơ sinh mỗi ngày
- 2 2. Xoa rượu khi bé sốt cao
- 3 3. Khử trùng tất cả bình sữa, núm vú giả trước khi cho bé bú sữa
- 4 4. Cho bé ngủ tư thế úp bụng là tốt nhất
- 5 5. Pha sữa với ngũ cốc giúp bé ngủ ngon
- 6 6. Thoa kem chống nắng không cần thiết cho trẻ sơ sinh
- 7 7. Không nên tiêm phòng nếu trẻ bị sốt nhẹ hay cảm lạnh
1. Tắm cho trẻ sơ sinh mỗi ngày
Sự thật là trẻ không hề “bốc mùi” giống như người lớn và không cần thiết phải tắm thường xuyên mỗi ngày. Bạn có thể tắm cho trẻ 2 – 3 ngày cũng được. Việc tắm quá thường xuyên đôi khi có thể làm da bé bị khô, nổi mẩn do da trẻ sơ sinh vô cùng yếu ớt và nhạy cảm.
Nếu mẹ có thói quen tắm hàng ngày cho trẻ nên dưỡng ẩm cho trẻ sau đó để làn da không bị mất độ ẩm.
2. Xoa rượu khi bé sốt cao
Một số quan niệm cho rằng, khi bé bị sốt cao mẹ nên dùng rượu để xoa lên người bé sẽ giúp bé hạ sốt. Quan niệm này có thể gây nguy hiểm tới tính mạng trẻ như ngộ độc rượu qua da chẳng hạn.
Tốt nhất nếu trẻ bị sốt hãy đưa trẻ đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh chính xác và sử dụng thuốc đúng, hiệu quả.
3. Khử trùng tất cả bình sữa, núm vú giả trước khi cho bé bú sữa
Việc khử trùng quá sạch các dụng cụ cho bé sử dụng không hề có lợi như mẹ nghĩ. Việc mẹ làm là chỉ cần giữ dụng cụ cho bé bú cần được sạch sẽ như rửa và lau khô hoặc để ráo nước là được. Việc khử trùng quá cẩn thận không cần thiết vì hàng ngày bé vẫn tiếp xúc với nhiều vi khuẩn nên bình sữa, núm vú chỉ cần giữ sạch sẽ nơi thoáng mát là được. Bé không thể dễ dàng bị bệnh nếu bình sữa chưa được khử trùng.
4. Cho bé ngủ tư thế úp bụng là tốt nhất
Tư thế úp bụng được nhiều mẹ áp dụng vì đây là tư thế trẻ sơ sinh rất thích – nó giống với tư thế trẻ nằm trong bụng mẹ. Tuy nhiên, tư thế này có liên quan đến hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh với tỷ lệ cao.
Tốt nhất mẹ nên cho bé nằm ngửa và nên chú ý đến giấc ngủ của bé nhiều hơn.
5. Pha sữa với ngũ cốc giúp bé ngủ ngon
Tìm hiểu thêm: Cách đặt tên cho con trai sinh năm 2018 hợp tuổi bố mẹ
Ngũ cốc rất tốt cho sức khỏe của bé nhưng việc sử dụng ngũ cốc và sữa chung có thể gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ. Đăc biệt trẻ dưới 6 tháng tuổi thì càng không nên làm vì có thể khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn, quá tải do ngũ cốc khó tiêu hóa.
Tốt nhất mẹ hãy tách riêng hai thực phẩm này nếu muốn cho bé ăn.
6. Thoa kem chống nắng không cần thiết cho trẻ sơ sinh
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nhiều mẹ quan niệm không cần phải thoa kem chống nắng nếu trẻ ra ngoài hoặc khi trẻ tắm nắng.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội Thai kỳ Hoa Kỳ, thoa một lượng kem chống nắng nhỏ dành cho trẻ sơ sinh ở các khu vực như mặt hay lưng bàn tay bé thì không sao cả. Nếu mẹ phơi nắng cho bé vào thời điểm nắng gắt và không bôi kem chống nắng có thể khiến bé bị bỏng đa và ảnh hưởng đến sức khỏe.
7. Không nên tiêm phòng nếu trẻ bị sốt nhẹ hay cảm lạnh
>>>>>Xem thêm: Ứ dịch sau hút thai nguy hiểm như thế nào?
Một số mẹ lo lắng về việc tiêm phòng khi trẻ đang bị sốt nhẹ hay cảm lạnh và bỏ qua thời gian tiêm phòng. Một số trẻ có chu kỳ bị ốm vặt lập lại vào hàng tháng và có thể trùng với ngày tiêm phòng khiến trẻ bỏ lỡ nhiều tháng tiêm định kỳ.
Điều này có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ. Theo các bác sĩ, thực ra các bệnh nhẹ không hề làm giảm khả năng đáp ứng hệ miễn dịch của bé hay tăng rủi ro các phản ứng khó chịu nào khi tiêm ngừa. Do đó nếu bé chỉ sốt nhẹ thì mẹ vẫn có thể cho trẻ tiêm phòng.
Nếu quá lo lắng, mẹ có thể hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi tiêm phòng cho trẻ.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)