6 nỗi sợ điển hình nhưng không quá đáng lo bà bầu nào cũng gặp phải lúc chuyển dạ

Rate this post

Sợ sinh mổ, sợ đau khi sinh, sợ không tới bệnh viện kịp khi chuyển dạ… là một trong những nội sợ điển hình mà mà bà bầu nào cũng gặp phải khi thời gian chuyển dạ đang đến gần. 

Bạn đang đọc: 6 nỗi sợ điển hình nhưng không quá đáng lo bà bầu nào cũng gặp phải lúc chuyển dạ

1. Sợ không chịu nổi đau khi sinh con

6 nỗi sợ điển hình nhưng không quá đáng lo bà bầu nào cũng gặp phải lúc chuyển dạ

Ở mỗi người khác nhau, cơn đau đẻ sẽ diễn ra khác nhau và khó có thể miêu tả chính xác cơn đau như thế nào. Vì vậy, rất nhiều người sợ cơn đau và sợ mình không chịu nổi cơn đau đẻ hoặc cơn đau lúc chuyển dạ vì thường bị dọa rằng: “Đau còn hơn kim châm, đau không tả được”.

Theo thống kê, có tới 20% sản phụ cho rằng đây là nỗi sợ hàng đầu của họ khi mang thai và rất nhiều người trong số họ lựa chọn cách giảm đau trong quá trình sinh.

Thực tế, đa số các bà mẹ đều có thể vượt qua được cơn đau chuyển dạ và vượt cạn thành công. Có rất nhiều cách giúp các bà mẹ giảm đau đớn mà không cần dùng thuốc và với sự hỗ trợ từ bác sĩ, người thân, các sản phụ có thể sinh con tự nhiên dễ dàng hơn.

2. Sợ rặn ra phân khi vượt cạn

Thực tế đã có trường hợp sản phụ vừa vượt cạn vừa rặn ra phân và hầu hết mọi người đều cảm thấy xấu hổ, do đó nỗi lo lắng càng tăng gấp bội. Tuy nhiên, đây là điều hoàn toàn bình thường và các bác sĩ, y tế sẽ thông cảm cho bạn. Họ coi đây là một điều bình thường trong quá trình vượt cạn, họ sẽ làm vệ sinh sạch sẽ cho bạn sau  khi sinh.

3. Nỗi sợ phải sinh mổ

Tìm hiểu thêm: Bà bầu làm đẹp như thế nào để không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi?

6 nỗi sợ điển hình nhưng không quá đáng lo bà bầu nào cũng gặp phải lúc chuyển dạ

>>>>>Xem thêm: 4 nguy cơ mẹ bầu phải đối mặt nếu ăn đồ hộp trong thai kỳ

Bất kỳ bà mẹ nào cũng muốn sinh con tự nhiên để cả hai mẹ con đạt được những lợi ích tốt nhất từ việc sinh đẻ tự nhiên. Đặc biệt những bà mẹ đã chuẩn bị tâm lý cho việc sinh thường, tham gia các lớp học tiền sản về sinh tự nhiên và chăm con tự nhiên. Họ sẽ cảm thấy thất vọng vô cùng nếu phải sinh mổ và thậm chí cảm thấy bị lừa khi tham gia các khóa học.

4. Sợ không đến bệnh viện kịp lúc

Cơn đau đẻ có thể đến bất kỳ lúc nào và với những người lần đầu mang thai thì không thể biết khi nào có dấu hiệu sinh. Vì vậy, họ rất sợ sẽ không đến bệnh viện kịp lúc, sợ sinh ở trên xe, trên đường hoặc sợ gây nguy hiểm cho cả tính mạng của mẹ và con.

Do đó, ở những tháng cuối thai kỳ, bạn nên thường xuyên đi kiểm tra và ngay khi có dấu hiệu đau bụng dưới, ra ít máu hồng tốt nhất đến bệnh viện để được theo dõi.

5. Sợ bị sót nhau sau khi sinh

Sót nhau sau khi sinh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng tới tính mạng của sản phụ. Nỗi sợ này không phải là không có căn cứ vì có nhiều trường hợp sản phụ bị sót nhau và gây ra tình trạng băng huyết. 

Tuy nhiên, với nên y học phát triển tiên tiến hiện nay, tình trạng sót nhau ở sản phụ sau khi sinh đã giảm rất nhiều. Với sinh thường, sản phụ sẽ được theo dõi từ 2 – 3 ngày sau sinh, sinh mổ từ 5 – 7 ngày. Do đó, khi có bất kỳ dấu hiệu nào của sót nhau, ứ huyết đều được bác sĩ xử lý kịp thời. Điều quan trọng là sản phụ cần thông báo chi tiết tình trạng bệnh và sức khỏe của mình cho bác sĩ.

6. Nỗi sợ rạch tầng sinh môn

Rạch tầng sinh môn là thủ thuật thường gặp khi sản phụ chọn sinh thường. Bạn sẽ được bác sĩ rạch một vết dài khoảng vài cm ở khu vực giữa âm đạo và âm hộ. Nhiều sản phụ đã trải qua kỳ vượt cạn đều cho rằng, rạch tầng sinh môn còn đau hơn cả cơn đau đẻ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của nhiều thai phụ khi chuẩn bị chuyển dạ.

Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng, điều này không đáng nghiêm trọng. Các vết khâu sẽ nhanh chóng liền lại vì các mạch máu ở âm đạo rất nhiều. Sau 2 ngày, bạn sẽ cảm thấy tầng sinh môn không còn đau nhiều như lúc sinh.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *