30 mẹo dưới đây sẽ giúp cho mẹ bầu khỏe mạnh suốt thai kỳ và không bỏ sót những điều quan trọng để chăm sóc cho sức khỏe.
Bạn đang đọc: 30 mẹo hữu ích giúp mẹ bầu khỏe mạnh suốt thai kỳ
Các mẹ hãy điểm danh xem mình có bỏ sót điều gì không nhé.
1. Ngủ sớm
Mẹ bầu nên ngủ đủ giấc.
Thức khuya sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi, căng thẳng… không chỉ khiến mẹ bầu dễ đau ốm, trầm cảm mà còn ảnh hưởng đến bé đấy.
2. Uống đủ nước
Lượng nước cần thiết là 2 lít mỗi ngày. Mẹ hãy uống 8 cốc nước (200ml/cốc) là tối thiểu nhé. Đủ nước giúp cơ thể khỏe mạnh, da cũng đàn hồi tốt hơn.
3. Tránh mang giày cao gót
Giày cao gót sẽ khiến cho mẹ bầu dễ té ngã, nhất là khi dây chằng trong thai kỳ có xu hướng lỏng lẻo do sự tác động của các hormone.
Thậm chí giày có nhiều dây buộc chặt cũng sẽ làm mắt cá chân sưng đau đấy.
4. Tránh xa rượu
Một chút rượu thôi cũng không tốt cho bé đâu, vì vậy mẹ bầu hãy tránh xa thức uống có cồn trong suốt thai kỳ.
5. Bổ sung chất xơ
Chất xơ từ rau củ.
Chất xơ là một trong những dưỡng chất quan trọng để ngăn ngừa chứng táo bón thai kỳ, vì vậy mẹ bầu không nên bỏ quên chất này. Rau củ, trái cây và các loại ngũ cốc giàu chất xơ.
6. Tập luyện cho chân
Để phòng chứng chuột rút thai kỳ mẹ bầu có thể tập các bài tập xoay ngón chân, massage mắt cá chân thường xuyên trong ngày. Bóp chân cũng rất tốt. Khi ngồi làm việc hãy kê chân lên một chiếc ghế để chân cảm thấy thoải mái.
7. Tăng cường vitamin D và canxi
Hai dưỡng chất quan trọng này hỗ trợ và cần thiết cho sự phát triển răng, xương của bé. Chính vì vậy mẹ bầu phải chú trọng bổ sung chúng. Nguồn dưỡng chất này có trong sữa, cá và ánh nắng mặt trời đấy.
8. Sinh tố bổ dưỡng
Mẹ bầu đừng bỏ qua món sinh tố bổ dưỡng được chế biến từ hoa quả tươi. Chúng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và thỏa mãn cơn thèm ngọt của mẹ bầu. Những loại trái cây ngon như: nho, cam, đào, lê, táo…
9. Không được bỏ bữa sáng
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất ngày. Vì vậy mẹ bầu hãy ăn một bữa sáng giàu protein như ngũ cốc, trứng luộc… để có năng lượng cho cả ngày hoạt động.
10. Hỗ trợ lưng với gối
Để tránh bị đau lưng trong thai kỳ ngoài việc đi đứng nằm ngồi đúng cách, mẹ bầu cũng nên kê một cái gối sau lưng để hỗ trợ. Mẹ cũng có thể nhờ chồng xoa bóp cho đỡ nhức mỏi sau một ngày làm việc.một ngày làm việc.
Mẹ bầu nên có gối hỗ trợ cho lưng.
11. Sắp xếp lại chỗ làm việc
Hãy sắp xếp lại chỗ làm việc của mình sao cho thật thoải mái. Kê lại ghế, điều chỉnh tầm nhìn với máy tính hoặc thậm chí là sắp xếp lại công việc, tránh những việc độc hại, nặng nhọc… để giữ gìn sức khỏe trong thai kỳ.
12. Mặc quần áo thoải mái
Váy áo cho mẹ bầu nên thật thoải mái, co giãn và không nên chít ở vòng eo. Điều này nhằm tránh gây khó chịu cho bụng bầu ngày càng lớn dần lên của mẹ.
13. Đánh răng
Hãy đánh răng 2 lần mỗi ngày và sức miệng với nước muối pha loãng sẽ giúp mẹ bầu tránh được viêm lợi, chảy máu, nhiễm khuẩn ở vùng miệng.
14. Chọn trang phục mát mẻ
Một điểm đáng để ý nữa là mẹ nên mặc trang phục mát mẻ. Sự gia tăng lưu thông máu khiến mẹ bầu có cảm giác nóng bức, nhất là vào mùa hè. Cho nên trang phục thoáng mát, thấm mồ hôi nên là ưu tiên hàng đầu cho mẹ bầu.
15. Bổ sung thuốc thai kỳ theo đúng chỉ dẫn
Mẹ bầu sẽ cần bổ sung một số dưỡng chất trong thai kỳ của mình bằng cách uống các loại thuốc tổng hợp. Hãy làm điều này theo hướng dẫn của bác sĩ và đừng bao giờ tự ý bổ sung nhé.
Tìm hiểu thêm: Những thực phẩm cần có trong bữa sáng của mẹ bầu
Chăm sóc thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
16. Nói không với gia vị
Chứng trào ngược dạ dày dễ xảy ra vào ba tháng cuối thai kỳ vì van ở đầu dạ dày bị mở ra. Do đó, lúc này mẹ bầu nên tránh ăn đồ chiên rán, chất béo và gia vị để không khó chịu.
17. Ăn quả nam việt quất
Quả nam việt quất giúp mẹ bầu giảm tối đa các vi khuẩn gây nhiễm trùng ở đường tiết niệu. vì vậy nó giúp mẹ bầu phòng tránh được chứng bệnh dễ xuất hiện trong thai kỳ này.
18. Bỏ đồ uống có ga
Giống như rượu, đồ uống có ga cũng không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Chúng chứa nhiều caffein, dễ gây nên nguy cơ sẩy thai.
19. Nên vận động
Việc vận động trong thai kỳ không chỉ giúp mẹ bầu khỏe hơn mà còn giữ dáng cho mẹ bầu nữa đấy.
Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên duy trì những môn phù hợp với mẹ bầu như đi bộ, yoga… thôi nhé.
20. Chăm chút tới làn da
Làn da mẹ bầu sẽ có nhiều điều thay đổi trong suốt thai kỳ. Và thường là chúng sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Vì vậy hãy dành thời gian để chăm sóc làn da của mẹ. Dùng các sản phẩm chăm sóc da an toàn và tự nhiên nhé.
Mẹ nên chăm sóc làn da trong thai kỳ.
21. Chọn áo lót
Vòng một sẽ thay đổi kích cỡ và mẹ bầu cần có những chiếc áo lót mới để nâng đỡ cho ngực và giúp mẹ bầu giữ dáng.
22. Tránh trĩ
Táo bón chính là biểu hiện ban đầu dẫn đến bệnh trĩ. Mẹ bầu cần ngăn bệnh trĩ hình thành bằng cách điều trị táo bón, uống đủ nước, ăn đủ chất xơ cần thiết để ruột hoạt động khỏe mạnh.
23. Ăn vặt khi bị nghén
Các cơn nghén ở mẹ bầu có thể khắc phục được bằng cách ăn nhiều bữa, mỗi bữa ăn ít. Mẹ bầu cần chú ý tránh cho mình quá nó hay quá đói nhé.
24. Bài tập Kegel
Đây là bài tập cho các cơ đáy chậu. Chúng giúp mẹ bầu tránh được chứng són tiểu và giúp âm đạo phục hồi lại trạng thái cũ nhanh chóng hơn sau sinh.
25. Gặp gỡ bạn bè
Hãy đi gặp bạn bè để xả stress bằng những câu chuyện đùa vui vẻ. Bạn cũng có thể trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp về kinh nghiệm mang thai và chăm sóc con sau này.
26. “Vứt bỏ” mọi lo lắng
Các mẹ bầu thường có rất nhiều nỗi lo lắng, chính vì vậy mà các mẹ thường rơi vào trạng thái u uất hay trầm cảm. Hãy xây dựng cho mình một tinh thần lạc quan để có thể chăm sóc cho bản thân tốt nhất. Nếu quá khó khăn mẹ hãy nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ có chuyên môn.
27. Dành thời gian để kết nối với em bé
Dành thời gian kết nối với bé bằng cách nói chuyện với chiếc bụng bầu, cho bé nghe nhạc, đọc sách cho bé nghe, nghĩ về bé, cảm nhận các chuyển động của bé… Điều này không chỉ khiến cho mẹ có thể hiểu được bé nhiều hơn mà mẹ còn cảm thấy mạnh mẽ và hạnh phúc hơn trong thai kỳ.
28. Viết nhật ký thai kỳ
>>>>>Xem thêm: Bà bầu uống cà phê như thế nào để đảm bảo an toàn cho thai nhi?
Nhật ký thai kỳ là cách để mẹ giảm stress hiệu quả.
Nhật ký thai kỳ không chỉ là nơi mẹ ghi những điều cần chú ý trong khi chăm sóc thai nhi mà còn là nơi mẹ ghi lại những thay đổi của bản thân và những cảm xúc, giấc mơ của mẹ nữa. Điều này sẽ giúp mẹ giải tỏa được áp lực và cảm thấy thoải mái, nhẹ nhỏm hơn.
29.Theo dõi những thay đổi trong cơ thể mỗi ngày
Bằng cách theo dõi những thay đổi của bản thân hàng ngày , mẹ bầu sẽ hiểu rõ cơ thể và nhờ như vậy mẹ sẽ nhanh chóng phát hiện ra các bất thường để xử lý kịp thời.
30.Tôn trọng những ranh giới của mẹ
Nếu mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi hay không thoải mái hãy nói “không” khi cần thiết. Ngược lại nếu mẹ bầu cảm thấy muốn làm một điều gì đó hãy thực hiện chúng, miễn là chúng an toàn cho mẹ bầu và không ảnh hưởng xấu đến cộng đồng.
Đừng cố gắng dồn ép mình nhất là trong công việc mẹ bầu nhé.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)