Các cơn đau đẻ có thể đến sớm hơn ngày dự sinh. Vậy nếu tình huống này xảy ra mẹ phải làm sao?
Bạn đang đọc: Xử lý nhanh khi sản phụ đau đẻ tại nhà không kịp đến bệnh viện
Đó là mẹ cần phải có kỹ thuật cũng như phản ứng nhanh nhẹn để hỗ trợ mẹ bầu sinh nở thuận lợi khi bất ngờ cơn đau đẻ ập đến. Còn nếu cơn đau đẻ bất chợt đến và diễn ra quá nhanh khiến cho việc di chuyển mẹ bầu đến bệnh viện là bất khả thi thì hãy nhanh chóng gọi bác sĩ đến nhà của bạn để hỗ trợ.
Nếu bác sĩ không thể đến nhà sản phụ ngay lập tức thì bạn phải cố gắng giúp cho mẹ bầu giảm căng thẳng, lấy lại bình tĩnh và thư giãn. Lưu ý là không được để mẹ bầu ở lại một mình để chạy đi tìm sự giúp đỡ nhé.
Lúc này, bạn cần phải đảm bảo nhiệt độ trong phòng ấm áp. Hãy đóng các cánh cửa lại, buông rèm, nếu có dùng máy điều hòa nhiệt độ thì hãy chỉnh nhiệt độ phù hợp. Sau đó rửa tay sạch sẽ với xà phòng và nước ấm, lau sạch tay và chuẩn bị một vài chiếc khăn khô bên cạnh.
Bạn cũng cần chuẩn bị thêm một chiếc khăn to để sẵn sàng nơi đặt bé xuống khi chào đời.Ngoài ra chuẩn bị thêm một chậu nước ấm, khăn lau để lau cho mẹ và bé trong lúc sinh cũng như sau khi sinh.
Tìm hiểu thêm: Sự phát triển của thai nhi 20 tuần con đã lớn bằng chừng này trong bụng mẹ
Lúc này, dìu mẹ bầu nằm hay ngồi vào chỗ thoải mái. Có thể nằm trên giường và kê gối sau lưng, hãy làm mọi cách để sản phụ cảm thấy thuận lợi nhất cho việc rặn đẻ. Đồng thời nhắc nhở mẹ bầu hít thở đều đặn, nhịp nhàng, cũng như thuận theo các cơn có thể giãn nở âm đạo thích hợp và rặn sinh em bé. Các kiến thức về thở rặn đẻ lúc này rất quan trọng đấy.
Khi đầu bé đã lộ ra thì bạn nên kiểm tra ngay xem dây rốn có cuốn quanh cổ bé không. Nếu có hãy nhanh chóng móc ngón tay (có đeo bao tay sẵn sàng) để kéo chúng xuống dưới để nới lỏng và kéo qua đầu hoặc nhấc chúng ra để thân của bé chui được qua vòng dây rốn.
Bạn tuyệt đối không được cắt dây rốn ngay vì chúng sẽ khiến mẹ cảm thấy đau đớn cũng như cắt đi nguồn cung cấp oxy cho bé đấy. Nếu trên mặt bé có một lớp màng thì bạn nên nhanh chóng bóc lớp màng để bé có thể thở dễ dàng hơn.
>>>>>Xem thêm: Thai 14 tuần đã phát triển như thế nào trong bụng mẹ?
Sau đó bạn dùng khăn mềm và ẩm để lau mắt cho bé. Chú ý bế bé thật cẩn thận vì người bé lúc này rất trơn do dính màng nhầy và máu. Nếu bé không khóc thì hãy đặt bé nằm ngang trên bụng mẹ, để cho đầu thấp hơn chân, sau đó vuốt nhẹ nhàng ở lưng để đẩy chất nhầy đọng trong mũi và miệng của bé ra ngoài và làm thay đổi huyết áp trong cơ thể bé.
Bé mới sinh thường há miệng thở hỗn hển, ọ ọe rồi sau đó mới khóc nên bạn không cần hoảng hốt nhé.
Sau khi đã tiến hành đến bước này thì bạn còn cần đợi bác sĩ đến, trong lúc đó mẹ tiếp tục thúc giục các cơn co thắt để đẩy hết nhau thai sót trong người ra ngoài.
Như vậy,trong hoàn cảnh bất đắc dĩ phải trở thành bà đỡ thì bạn cũng sẽ không quá lúng túng với những kiến thức trên phải không nào.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)