Mẹ bầu bị thủy đậu gây ra những tác hại nặng nề cho cả mẹ và bé. Những biến chứng của bệnh thủy đậu khi mang thai có thể gây tử vong.
Bạn đang đọc: Xử lý nhanh khi bà bầu bị thủy đậu để ngừa biến chứng
Bệnh thủy đậu hay còn gọi là trái rạ, do virut Varicella zoster gây ra. Bệnh lây qua đường hô hấp hay do tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh.
Có khoản 5/1000 – 7/1000 thai phụ sẽ bị mắc bệnh thủy đậu trong thai kỳ.
Dấu hiệu của bệnh thủy đậu
Sốt và mệt mỏi là dấu hiệu báo bệnh thủy đậu.
Bệnh thủy đậu bắt đầu với các cơn sốt và nhức toàn thân. Sau đó trên da sẽ xuất hiện các đốm đỏ, ngứa. Bóng nước nổi khắp người với đường kính từ 2-5mm.
Biến chứng khi mẹ bầu bị thủy đậu
Với người khỏe mạnh bình thường, bệnh thủy đậu khá lành tính và không gây ra những biến chứng nguy hiểm. Nhưng với mẹ bầu vốn có hệ miễn dịch suy giảm thì bệnh thủy đậu gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như: sốt cao, khó thở, ho ra máu, tổn thương thần kinh, não, gan… Bệnh cũng lây truyền qua thai nhi và khiến bé bị mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh với những biểu hiện như: sẹo dưới da, đục thủy tinh thể, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển.
Nếu mẹ bầu bị thủy đậu trong ba tháng đầu thai kỳ thì nguy cơ bé bị mắc chứng thủy đậu bẩm sinh là 0,4 %. Mẹ bầu cũng có nguy cơ sẩy thai khá cao.
Nếu mẹ bầu bị thủy đậu trong ba tháng giữa thì tỉ lệ mắc bệnh của thai nhi sẽ là 2%. Tuy nhiên nếu mẹ bị nhiễm sau tuần thứ 20 của thai kỳ thì thai nhi sẽ không bị nhiễm bệnh.
Trong ba tháng cuối thai kỳ, nếu mẹ bầu bị thủy đậu vào 5 ngày trước khi chuyển dạ và 2 ngày sau sinh thì trẻ có nguy cơ nhiễm bệnh từ mẹ rất cao. Nguy cơ tử vong của bé lúc này là 30%.
Tìm hiểu thêm: Bà bầu bị sốt xuất huyết có gây nguy hiểm cho thai nhi không?
Tùy vào từng giai đoạn thai kỳ mà bệnh thủy đậu ở mẹ bầu ảnh hưởng khác nhau đến thai nhi.
Xử trí khi bị thủy đậu trong thai kỳ
Khi mẹ bầu bị thủy đậu trong thai kỳ cần được cách ly khỏi mọi người xung quanh, đặc biệt là những mẹ có con nhỏ.
Mẹ nên giữ phòng ở sạch sẽ và thoáng mát. Mẹ bầu cũng cần giữ vệ sinh, để da khô thoáng và không làm vỡ các mụn nước. Uống nhiều nước, bổ sung vitamin C cho cơ thể, ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng.
Mẹ có thể sử dụng paracetamol để hạ sốt, tuy nhiên không dùng trong thời gian dài và các liều uống phải cách nhau bốn giờ đồng hồ.
Mẹ bầu nên đến bác sĩ để được kê đơn thuốc an toàn. Bác sĩ có thể sử dụng thuốc Varicella Zoster immunoglobulin ( VZIG ) để giảm những biến chứng ở mẹ bầu, dù vậy thuốc không ngăn được các tác động của bệnh lên thai nhi. Nếu bệnh lý có diễn tiến nặng, bác sĩ có thể sẽ cho dùng Acyclovir đường tĩnh mạch để giảm các nguy cơ cho cả mẹ và bé.
Ngăn ngừa thủy đậu khi mang thai
Mẹ bầu bị thủy đậu sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Chính vì vậy việc phòng bệnh đóng vai trò quan trọng hơn đối với căn bệnh này.
>>>>>Xem thêm: Mách nhỏ bà bầu những điều sẽ xảy ra từ tuần 14 – tuần 27 của thai kỳ
Bổ sung vitamin C và có thai kỳ khỏe mạnh là cách để mẹ bầu phòng chống bệnh thủy đậu.
Đầu tiên mẹ nên tiêm phòng bệnh thủy đậu trước khi quyết định mang thai. Thời gian ngắn nhất trước khi mang thai mẹ có thể tiêm phòng bệnh thủy đậu là 3 tháng.
Mẹ cũng nên tránh xa những người mắc bệnh để tránh nguy cơ bị lây nhiễm.
Giữ gìn vệ sinh nhà ở và vệ sinh thân thể thật tốt.
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mẹ bầu.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)