Xét nghiệm máu trong thai kỳ: 10 điều tiết lộ về sức khỏe mẹ và bé

Rate this post

Ngay trong lần đầu tiên đi khám thai, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu cho mẹ bầu. Xét nghiệm máu cần được tiến hành sớm vì vai trò quan trọng của chúng trong việc tầm soát sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Bạn đang đọc: Xét nghiệm máu trong thai kỳ: 10 điều tiết lộ về sức khỏe mẹ và bé

  • Biểu hiện của thiếu máu trong thai kỳ và cách phòng tránh

Xét nghiệm máu có thể cho bác sĩ biết những thông tin sau về mẹ bầu:

1. Xác định nhóm máu

Việc xác định mẹ bầu mang nhóm máu A, AB, B hay O… là cần thiết vì điều này phòng ngừa trước cho trường hợp cần truyền máu nếu mẹ bầu mất quá nhiều máu khi sinh. Nếu không biết trước có thể gây ra sự nguy hiểm nếu mẹ bầu gặp sự cố trong lúc sinh.

2. Yếu tố Rh

Yếu tố Rh là một cách phân biệt nhóm máu. Việc xác định xem mẹ bầu âm tính hay dương tính với Rh là quan trọng. Nếu nhóm Rh giữa mẹ bầu và chồng khác nhau có thể dẫn đến nhóm Rh của bé cũng khác mẹ. Lúc này cơ thể mẹ sẽ sản xuất ra những kháng thể phá hủy hồng cầu của bé. Do đó, nếu điều này xảy ra bé cần được bảo đảm an toàn bằng cách dùng thuốc để can thiệp.

Xét nghiệm máu trong thai kỳ: 10 điều tiết lộ về sức khỏe mẹ và bé

Xét nghiệm máu là một xét nghiệm quan trọng khi mẹ mang thai.

3. Hàm lượng sắt

Hàm lượng sắt là một thông số mà bác sĩ sẽ biết thông qua xét nghiệm máu cho mẹ bầu. Nếu hàm lượng này thấp, điều đó có nghĩa là mẹ bầu thiếu sắt, cần được bổ sung qua viên uống bổ sung và dinh dưỡng hàng ngày, chống thiếu máu ở mẹ bầu và suy dinh dưỡng thai nhi.

4. Hồng cầu bất thường

Các tế bào hình liềm hoặc thalassaemia là những bất thường xuất hiện ở hồng cầu. Điều này khiến cho tế bào máu bị rối loạn và khiến cho việc truyền máu từ mẹ sang thai nhi không được đầy đủ, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Thường bé bị di truyền tế bào này cần phải được chăm sóc suốt đời.

5. Rubella

Nếu mẹ chưa tiêm phòng rubella sẽ mẹ có nguy cơ mắc chứng này khi mang thai do hệ miễn dịch suy yếu. Khi xét nghiệm máu bác sĩ sẽ xác định được bệnh lý chính xác nếu mẹ bầu đã nhiễm bệnh. Mẹ mắc bệnh rubella có thể khiến cho thai nhi bị ảnh hưởng đến thính giác, thị giác và tim….

6. CMV (Cytomegalo virut )

Cytomegalo virut là loại virut dễ lây truyền nhưng lại khó phát hiện, hầu như chỉ có thể nhận định chúng thông qua các xét nghiệm. Bệnh thường lây truyền cho thai nhi từ mẹ khoảng 50%. Chúng có thể gây sẩy thai hay thai chết lưu. Nếu thai nhi sống sót có thể bị ảnh hưởng khả năng nghe nhìn và sự phát triển của não bộ.

7. Viêm gan B

Viêm gan B cũng là bệnh lý chỉ có thể tìm ra bằng các xét nghiệm phân tích máu. Bé bị bệnh do di truyền từ mẹ thường bệnh lý nặng hơn rất nhiều. Do đó việc xác định nguy cơ nhiễm bệnh viêm gan B của bé và tiêm phòng càng sớm càng tốt, thường bé cần phải tiêm ngay sau 24h ra đời.

Tìm hiểu thêm: Mang thai 3 tháng đầu nên ăn hoa quả gì có lợi cho mẹ, tốt cho bé?

Xét nghiệm máu trong thai kỳ: 10 điều tiết lộ về sức khỏe mẹ và bé

>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết khi tiêm trưởng thành phổi ở trẻ có nguy cơ sinh non

Thông qua xét nghiệm máu bác sĩ có thể tầm soát được bệnh ở mẹ bầu và dự đoán được nguy cơ bệnh tật ở trẻ.

8. Giang mai

Giang mai là một bệnh lây lan qua đường tình dục thế nhưng chúng có thể xâm nhập vào thai nhi khi thai được 5 tháng tuổi. Bệnh có thể khiến cho thai nhi bị chết, sinh non hay khiến trẻ bị nhiễm bệnh bẩm sinh. Giang mai bẩm sinh phát bệnh sau 10 hoặc 20 năm, ảnh hưởng đến sinh lý, thần kinh và trí lực của trẻ.

9. HIV (Human Immunodeficiency Vius)

Với bệnh này tốt nhất mẹ nên xét nghiệm trước khi mang thai để quyết định nên có thai hay không. Tuy nhiên, nếu mẹ xét nghiệm có bệnh khi mang thai thì nên tránh cho con bú để giảm nguy cơ lây nhiễm.

Xác định bệnh HIV duy nhất bằng con đường xét nghiệm máu. Nếu mẹ bị nhiễm HIV sinh con thì nên đưa trẻ đi xét nghiệm máu vào các mốc 6 tháng, 18 tháng để chắc chắn về tình trạng của trẻ.

10. Cảnh báo nguy cơ bị Down

Các xét nghiệm máu cũng cho bác sĩ dữ liệu để cảnh báo bệnh Down có thể xuất hiện ở trẻ. Ngoài ra, nguy cơ này cũng có thể phát hiện sớm thông qua đo độ mờ da gáy.

Như vậy, với vai trò quan trọng của mình, xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm không thể thiếu ở mẹ bầu.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

  • Mẹ thiếu sắt trong thai kỳ, con sinh ra dễ mắc chứng tự kỷ
  • Mẹ không tiêm phòng uốn ván con sinh ra dễ có nguy cơ tử vong
  • 6 xét nghiệm mẹ bầu nên làm trong ba tháng cuối

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *