Vượt qua nỗi sợ sẩy thai liên tiếp

Rate this post

(Blogtretho.edu.vn) Không ít thai phụ bị sẩy thai nhiều lần do nhiều nguyên nhân. Điều này khiến các mẹ cảm thấy lo sợ và do dự khi quyết định mang thai lần nữa.

Bạn đang đọc: Vượt qua nỗi sợ sẩy thai liên tiếp

Tuy nhiên, nỗi lo tâm lý này là rào cản để chị em thực sự trở thành mẹ. Các chị em hãy tham khảo những điều sau để chuẩn bị sẵn sàng cho lần làm mẹ sắp tới của mình được an toàn.

1. Tìm hiểu kỹ nguyên nhân sẩy thai

Vượt qua nỗi sợ sẩy thai liên tiếp

Sẩy thai thường xảy ra trước tuần 20 của thai kỳ

Sẩy thai thường xảy ra vào trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu sẩy thai.

60% trường hợp mẹ bị sẩy thai tự nhiên là do hậu quả của dị dạng nhiễm sắc thể. Yếu tố này xuất hiện theo di truyền từ chính người bố hoặc người mẹ.

15% trường hợp sẩy thai là do chấn thương. Do đó các mẹ bầu bao giờ cũng được khuyên nên đi đứng nằm nghỉ thật nhẹ nhàng để tránh té ngã, gây chấn động đến thai nhi.

Các bệnh như viêm âm đạo, tiểu đường…cũng là nguyên nhân khiến thai bị sẩy.

Một số yếu tố liên quan về thể chất như mẹ bị thiếu dinh dưỡng, nhược năng tuyến giáp , dị dạng giải phẫu ở người mẹ…cũng có thể gây ra tình trạng sẩy thai.

Các vấn đề về tử cung của mẹ như cổ tử cung bị hỡ, u xơ tử cung quá to, tử cung có vách ngăn…đều gây ra sẩy thai ở mẹ bầu.

Việc tìm hiểu được nguyên nhân sẩy thai liên tiếp là việc làm cực kỳ quan trọng để mẹ có thể an toàn trong lần mang thai tiếp theo. Xác định được nguyên nhân gây sẩy thai, nghĩa là bạn đã tìm được cách phòng tránh chúng khi mang thai lần nữa. Có thể việc phòng tránh không dễ dàng và cần có sự can thiệp của y bác sĩ, nhưng việc định vị được lý do đã có thể giúp cho mẹ nâng khả năng giữ được con lại đến 90%.

2. Giữ tinh thần thoải mái

Điều đầu tiên, sẩy thai không phải là lỗi của bạn, vì chẳng người mẹ nào lại không muốn con mình được an toàn. Vì vậy bạn cần phải từ bỏ tâm lý dằn vặt bản thân nếu đã bị sẩy thai.

Hãy chia sẻ với chồng bạn, bạn bè hay những người trong gia đình về những cảm xúc tiêu cực để giảm stress và vui vẻ hơn. Giữ một tâm lý thật thoải mái là điều kiện quan trọng cho lần mang thai tới được diễn ra suông sẻ.

Tâm lý bất ổn, lo lắng cũng có thể làm cho mẹ bầu bị sẩy thai. Vì vậy, hãy trở thành người lạc quan vui vẻ, vì điều đó sẽ giúp cho thai nhi trưởng thành khỏe mạnh hơn.

3. Khám phụ khoa định kỳ

Tìm hiểu thêm: Tiêm thuốc rụng trứng – những lưu ý bạn cần biết

Vượt qua nỗi sợ sẩy thai liên tiếp

>>>>>Xem thêm: 14 dấu hiệu mang thai con trai sớm nhất mẹ bầu nào cũng nên biết

Nên đi khám phụ khoa thường xuyên

Có hơn 60% phụ nữ bị sẩy thai liên tiếp không hệ có ý định đi khám phụ khoa. Trong khi các bệnh phụ khoa như viêm nhiễm âm đạo, u xơ tử cung, cổ tử cung bị hở,… là một trong nhóm các nguyên nhân gây ra sẩy thai. Vì vậy bạn cần phải đi khám phụ khoa để chắc chắn rằng không có vấn đề gì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi nếu bạn mang thai lần nữa.

Xác định chắc chắn cơ thể bạn đã sẵn sàng mang thai sẽ không bao giờ là việc làm dư thừa. Hơn nữa, từ đây bạn còn nhận được những lời khuyên bổ ích từ bác sĩ chuyên môn để việc mang thai an toàn và ít rủi ro.

4. Lối sống lành mạnh

Lối sống lành mạnh, không stress là điều mà một người phụ nữ đã từng bị sẩy thai liên tiếp muốn mang thai lần nữa. Một cơ thể khỏe mạng và hoạt động ổn định là minh chứng cho việc cơ quan sinh sản của bạn cũng hoạt động nhịp nhàng. Bạn sẽ dễ dàng thụ thai, mang thai và sinh con hơn với thể chất luôn luôn được giữ gìn thật tốt như vậy.

Vì vậy hãy tập thể dục ít nhất 3 lần/tuần. Bạn cũng nên nói tạm biệt với các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, rượu bia. Đặc biệt nếu bạn làm việc trong môi trường hóa chất độc hại thì hãy thay đổi nó ngay lập tức.

5. Ăn uống khoa học và bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ

Những mẹ bầu có cân nặng quá gầy thường bị sẩy thai. Và đó là lí do phụ nữ nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể khi muốn làm mẹ.

Trong suốt thai kỳ, bào thai sẽ lấy dinh dưỡng từ mẹ. Điều đó có nghĩa là lượng dinh dưỡng của mẹ bầu phải tăng lên so với khi bạn chỉ “một thân một mình”. Sự ốm yếu của mẹ bầu dẫn đến sự ốm yếu của thai nhi và thậm chí có thể làm cho thai nhi không thể tiếp tục phát triển được.

Các chất dinh dưỡng được truyền từ mẹ không chỉ giúp thai nhi hình thành hoàn thiện mà còn tăng cường các chức năng của trẻ sau này như trí thông minh hay khả năng miễn dịch.

Do đó, các mẹ nên bổ sung các loại vitamin cần thiết, axit béo, khoáng chất cơ bản, protein…và nhiều dưỡng chất khác để đảm bảo khỏe mẹ, khỏe con.

Bên cạnh đó, ăn uống khoa học cũng là cách để mẹ phòng tránh thiếu chất, kiểm soát cân nặng và tránh được béo phì.

Blogtretho.edu.vn

Tư vấn của bác sĩ

Bạn chỉ nên có thai lại sau đó khoảng 6 tháng khi tử cung đã hoàn toàn bình phục. Bạn nên gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục vấn đề sẩy thai một cách hiệu quả nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *