Vitamin B và những thông tin mẹ cần biết để giúp con phát triển toàn diện

Rate this post

Vitamin B là nhóm dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với sự hoạt động của não bộ, hỗ trợ hệ tiêu hóa và đảm bảo hệ miễn dịch của bé luôn được khỏe mạnh. Vì vậy, các mẹ đừng quên bổ sung kiến thức về loại dưỡng chất này để nuôi dạy con thông minh nhé!

Bạn đang đọc: Vitamin B và những thông tin mẹ cần biết để giúp con phát triển toàn diện

Vitamin B là một trong những nhóm dưỡng chất cần thiết để giúp bé phát triển lành mạnh và cân đối. Nhóm dinh dưỡng này bao gồm 12B đó là: B1, B2, B3, B5, B6, B7, B8, B9 và B12. Nhóm 12B này nhìn chung đều mang trong mình vai trò hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng cho cơ thể, cung cấp năng lượng thiết yếu cho cơ thể bé.  

1. Vitamin B1 hỗ trợ bé yêu ăn ngon miệng

  • Hiệu quả của B1 đối với cơ thể trẻ

Vitamin B và những thông tin mẹ cần biết để giúp con phát triển toàn diện

B1 được coi là “vị cứu tinh” đối với những bé biếng ăn, khó tăng cân và suy dinh dưỡng. B1 có tác dụng trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn, là nhóm dưỡng chất cần thiết để tạo ra enzym, điều này có nghĩa là B1 giúp quá trình chuyển hóa đường và hấp thu dinh dưỡng của cơ thể xảy ra tốt hơn. Bên cạnh đó, B1 còn kích thích hình thành một loại men có lợi cho quá trình tiêu hóa thức ăn, kích thích sự ngon miệng của bé, từ đó giúp trẻ thèm ăn và ăn nhiều hơn. Vì vậy, nếu mẹ nào thấy con có biểu hiện chán ăn, khó lên cân hoặc hay mệt mỏi thì hãy mang con đến bác sĩ để được kiểm tra và bổ sung dinh dưỡng đúng cách nhé.

Hậu quả của việc thiếu Vitamin B1 trong cơ thể

Với chức năng chuyển hóa đường và năng lượng vào trong cơ thể, B1 là chất dinh dưỡng không thể thiếu đối với cơ thể bé. Nếu thiếu Vitamin B1, các tế bào trong cơ thể sẽ bị giảm đi nguồn năng lượng cần thiết, bé thường xuyên mệt mỏi và khó lên cân. Ngoài ra, thiếu hụt B1 trong cơ thể còn làm giảm khả năng sử dụng Oxy của tế bào và gây ra sự rối loạn trong dẫn truyền thần kinh.

Đối với các trường hợp thiếu hụt Vitamin B cấp tính, các bộ phận như tim, gan, thận… sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là với những bé thiếu Vitamin trong khoảng thời gian quá dài. Mẹ nào có con thường mệt mỏi, biếng ăn, khó tăng cân thì rất có thể bé đã bị thiếu Vitamin B. Hơn nữa, đây là nhóm chất rất dễ bị phân hủy trong nước, nên việc bổ sung vi chất B cho trẻ là điều khá khó khăn.

Vitamin B và những thông tin mẹ cần biết để giúp con phát triển toàn diện

  • Nguồn thực phẩm bổ sung B1 cho bé

Bé nào kén ăn, ăn ít hoặc các bữa ăn không được phong phú thì các mẹ nên lưu ý để bổ sung B1 cho bé. Vitamin B1 có nhiều trong vỏ của các loại hạt và ngũ cốc như: lúa mì, gạo, các loại đỗ, thịt và cá. Vì vậy, khi chọn các loại ngũ cốc cho bé, các mẹ không nên chọn những loại được xay xát quá kỹ, làm mất đi giá trị dinh dưỡng thiết yếu của thực phẩm. Hơn nữa, vì B1 là Vitamin tan trong nước nên các mẹ cũng nên lưu ý cách chế biến để không làm mất đi lượng Vitamin cần thiết.

2. Nhóm B2 giúp bảo toàn các màng tế bào của bé

Vai trò của Vitamin B2 trong cơ thể

Cũng như người anh em B1, Vitamin B2 giúp bé chuyển hóa chất bột và chất béo, giúp bé hấp thu dinh dưỡng vào cơ thể tốt nhất, dự trữ năng lượng cho các tế bào trong cơ thể hoạt động. Ngoài ra B2 còn tác động đến quá trình hấp thu và sử dụng sắt cho cơ thể. Điều này giúp cơ thể bé tránh khỏi bệnh thiếu máu sắt và cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể. Đặc biệt Vitamin B2 còn ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận ánh sáng của mắt bé, nhất là ánh sáng màu. Do đó khi kết hợp với Vitamin A, dây thần kinh thị giác của bé sẽ được hỗ trợ hoạt động tốt hơn. Hơn nữa, B2 còn có khả năng bảo toàn các màng tế bào ở cơ thể trẻ, đặc biệt là các màng nhầy ở bề mặt lưỡi, mắt, ruột của bé.

Hậu quả của việc thiếu B2 trong cơ thể bé

Nếu cơ thể bé thiếu Vitamin B2, trẻ sẽ dễ bị tổn thương da như nứt kẽ bề mặt, viêm miệng lưỡi và nứt mép. Ngoài ra bé cũng có thể sợ ánh sáng, đục giác mạc và hay chảy nước mắt. Khi bé thiếu B2 nghiêm trọng, cơ thể trẻ có thể bị hạ đường huyết, rối loạn tri giác và tồi tệ nhất là đột tử. Để tránh trường hợp xấu cho con, các mẹ cần theo dõi biểu hiện của cơ thể bé thường xuyên để có những biện pháp điều trị đúng đắn nhé.

Vitamin B và những thông tin mẹ cần biết để giúp con phát triển toàn diện

  • Bổ sung Vitamin B2 cho bé

Để cơ thể con có đủ loại Vitamin này, mẹ nên bổ sung các nhóm thực phẩm từ ngũ cốc, tim, gan, rau xanh, trứng, nấm,… vào bữa ăn của con. Ngoài ra, khi trẻ có biểu hiện thiếu B2, mẹ nên đưa con đến bác sĩ để có những cách điều trị hợp lý nhé.

3. Nhóm Vitamin B3 giúp chuyển hóa năng lượng cho bé khỏe mạnh

Vai trò của B3 trong cơ thể trẻ

B3 còn được gọi là Vitamin PP, đóng vai trò trong quá trình chuyển hóa tế bào và tinh bột, giải phóng năng lượng từ thực phẩm giúp bé hấp thu dinh dưỡng. Giống như Vitamin B2, B3 cũng có vai trò cần thiết cho chức năng, cấu trúc của da và niêm mạc.

  • Thiếu Vitamin B3 và bệnh Pellagra

Pellagra bao gồm viêm da, da bị đỏ thẫm khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hoặc da bị thâm và tróc vảy. Ngoài ra, thiếu Vitamin B3 còn làm rối loạn chức năng và hoạt động của hệ thần kinh trẻ, bé sẽ có những biểu hiện như: Hay mê sảng, ảo giác, trầm cảm,…Trẻ còn có thể bị rối loạn tiêu hóa, các niêm mạc bị viêm và có thể dẫn đến chảy máu trực tràng.

Vitamin B và những thông tin mẹ cần biết để giúp con phát triển toàn diện

Bổ sung Vitamin PP cho bé

Nhóm dinh dưỡng B3 có trong các thực phẩm từ động vật như: Thịt, tôm, ếch, cua…Các món ăn chế biến từ các loại đậu (Đậu xanh, đậu cô ve, đậu tương…). Bên cạnh đó, các loại rau xanh khác như: Rau dền, cải xanh, rau ngót,…đều là những nguồn thực phẩm giàu Vitamin PP mà mẹ cần lưu ý để bổ sung cho trẻ nhé.

4. Vi chất B5 giúp bảo vệ hệ thần kinh của bé

Vai trò của vi chất B5 đối với sự phát triển của bé

Vitamin B5 còn có tên gọi khác là Acid Pantothenic, chất dinh dưỡng này thường tìm thấy dưới dạng coenzym A trong cơ thể con người, đảm bảo vai trò trong việc bảo vệ và phát triển độ bền của da đồng thời bảo vệ và hỗ trợ hệ thần kinh của bé phát triển. Nhóm dinh dưỡng này được xác định là một trong ba yếu tố tạo nên coenzym A, giúp cho hoạt động chuyển hóa năng lượng của tế bào diễn ra suôn sẻ hơn. Acid Pantothenic còn có chức năng giải phóng năng lượng các nhóm chất dinh dưỡng khác như chất béo, tinh bột và chất đạm, tham gia vào quá trình lên men tiêu hóa để bé hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.

Thiếu Vitamin B5 gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ

Dưỡng chất B5 có nhiều trong tự nhiên nên khả năng thiếu hụt chất này trong cơ thể xảy ra rất ít. Tuy nhiên đối với những bé bị suy dinh dưỡng, kén ăn, hoặc ăn không đủ chất thì cơ thể rất dễ thiếu Vitamin B5. Khi thiếu vi chất này, cơ thể bé sẽ hay mệt mỏi, buồn nôn và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể.

Tìm hiểu thêm: Phương pháp dạy trẻ 2 tuổi biết vâng lời được các mẹ áp dụng nhiều nhất hiện nay

Vitamin B và những thông tin mẹ cần biết để giúp con phát triển toàn diện

  • Nguồn thực phẩm cung cấp Vitamin B5 cho trẻ

Nếu bé bị thiếu hụt vi chất này trong cơ thể, mẹ có thể bổ sung thêm các món ăn chế biến từ thịt, sữa, súp lơ, nấm, các loại hạt…trong bữa ăn của bé. Nếu mẹ nào muốn bổ sung Vitamin cho con bằng cách sử dụng thuốc thì phải cẩn thận và làm theo hướng dẫn của bác sĩ nhé.

5. Vitamin B6 giúp phòng ngừa thiếu máu cho trẻ nhỏ

B6 là nhóm dưỡng chất hỗ trợ trong quá trình chuyển hóa Nitrogen và tổng hợp Acid Nucleic. Đồng thời, vi chất này còn có chức năng quan trọng trong việc chuyển hóa Protid, Lipid và Glucid. Vitamin B6 còn có khả năng tổng hợp một số chất dẫn truyền thần kinh, phòng ngừa thiếu máu ở trẻ nhỏ.

Vitamin B và những thông tin mẹ cần biết để giúp con phát triển toàn diện

Trẻ thiếu vi chất B6 sẽ có những biểu hiện như: Trẻ hay khóc đêm , ngủ không ngon giấc và cơ thể hay nóng sốt. Nghiêm trọng hơn, trẻ sẽ dễ mắc các bệnh như: Thiếu máu, phong rút và động kinh. Những bệnh lý này đều có thể gây ra những hậu quả xấu cho bé nếu không được ba mẹ quan tâm và chăm sóc đúng cách.

Để cơ thể bé hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng này, mẹ nên bổ sung các thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt, gan, thịt, trứng, rau xanh và các loại trái cây như chuối, táo, nho,…Vì loại Vitamin này dễ mất đi lượng chất dinh dưỡng như ban đầu, thậm chí các hoa quả đông lạnh cũng đã giảm đi 15% so với hoa quả bảo quản ở nhiệt độ bình thường, các loại thực phẩm đông lạnh khác thì mất hoàn toàn Vitamin B6 nên các mẹ cần chú ý để chế biến thức ăn phù hợp cho bé yêu nhé!

6. Vi chất dinh dưỡng B9 – loại Vitamin đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của thai nhi

Vitamin B và những thông tin mẹ cần biết để giúp con phát triển toàn diện

  • Tầm quan trọng của Vitamin B9 với sự hình thành thai nhi

Vi chất B9 hay còn được biết đến với tên gọi Acid Folic, nhóm chất này làm trưởng thành tế bào hồng cầu bằng cách tổng hợp Pirimidines và Purine. Bên cạnh đó, B9 còn giúp Methionie của hệ thần kinh bào thai phát triển, giúp các bào thai được hình thành khỏe mạnh, tránh các bệnh về hệ thần kinh của trẻ.

Thai nhi dễ mắc bệnh nếu thiếu vi chất B9

Nếu thiếu Vitamin B9 trong thời gian hình thành bào thai, thai nhi sẽ dễ mắc các chứng bệnh như: Khiếm khuyết ống thần kinh bào thai, thiếu máu hồng cầu to, dị tật và lú lẫn thai nhi. Ngoài ra khi bé lớn hơn, trẻ có thể gặp các triệu chứng như giảm trí nhớ, suy nhược và thiếu máu .

Bổ sung Vitamin B9 cho mẹ mang thai

Để thai nhi không bị thiếu hụt vi chất, phát triển bình thường và khỏe mạnh. Các mẹ nên sử dụng các thực phẩm chế biến từ rau xanh, các loại đậu, súp lơ, cam, chuối… và các món ăn chế biến từ gan, thận,…động vật.

7. Vitamin B12 – vi chất “sữa chữa” và tái tạo thần kinh ngoại biên cho trẻ

Vai trò của vi chất B12 trong cơ thể bé

B12 là nhóm Vitamin có vai trò đặc biệt trong sự phát triển của bé, dưỡng chất này giúp cơ thể bé tạo máu và bảo vệ, tái tạo hệ thống thần kinh trung ương. Đồng thời B12 cũng góp phần tạo thành enzym trong cơ thể bé, hỗ trợ bé tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.

Vitamin B và những thông tin mẹ cần biết để giúp con phát triển toàn diện

>>>>>Xem thêm: Suy dinh dưỡng trẻ em và 5 điểm cơ bản nhất bố mẹ nào cũng phải nắm

  • Ảnh hưởng của việc thiếu hụt B12 đến sự phát triển của trẻ

Việc thiếu vi chất B12 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thần kinh của trẻ nhỏ. Trẻ thiếu hụt B12 thường có biểu hiện của bệnh tự kỷ, ngại giao tiếp và khó khăn trong việc phối hợp hoạt động các chi. Ngoài ra thiếu hụt B12 còn làm các bé chậm phát triển trí thông minh, phát triển ngôn ngữ chậm trễ và không thể lớn lên khỏe mạnh như những đứa trẻ cùng trang lứa.

  • Thực phẩm bổ sung vi chất B12 cho bé

Nếu bé có biểu hiện thiếu nhóm chất dinh dưỡng này, mẹ nên bổ sung cho con các món ăn chế biến từ trứng, thịt gà, thịt cừu, nguồn dinh dưỡng từ sữa, sữa chua, nấm…Nếu mẹ nào có ý định bổ sung Vitamin cho con bằng thuốc thì cần được bác sĩ hướng dẫn và chỉ định rõ ràng. Tuyệt đối mẹ không nên tự ý cho bé uống thuốc, nếu không có thể gây ra những hậu quả xấu đối với sức khỏe của bé.

Vitamin B bao gồm nhiều nhóm dinh dưỡng khác nhau, mỗi nhóm vi chất đều đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé. Các nhóm chất này hỗ trợ và cùng nhau hoạt động trong cơ thể nên khi thiếu 1 loại Vitamin B nào đó, bé cũng có thể thiếu một số vi chất còn lại. Vì vậy, mẹ cần chăm sóc và theo dõi sự phát triển của bé cẩn thận, nhất là với các bé biếng ăn , khó lên cân, để có những biện pháp kịp thời, đúng đắn nhé.

Thương Biện tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *