Viêm phổi ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh liên quan đến đường hô hấp mà trẻ rất dễ gặp phải. Trường hợp bé bị bệnh nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không biết điều trị đúng cách và kịp thời. Hãy cũng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu về bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh để có cách điều trị hiệu quả, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra mẹ nhé.
Bạn đang đọc: Viêm phổi ở trẻ sơ sinh – cách điều trị và phòng ngừa
Sức đề kháng yếu cộng với việc các bộ phận trên cơ thể chưa hoàn thiện khiến trẻ sơ sinh rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. Trong đó, viêm phổi ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh thường gặp và rất dễ để lại những hậu quả tiêu cực về sức khỏe.
Contents
1. Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường xuất phát do các nguyên nhân sau:
1.1 Do trẻ bị nhiễm lạnh
Trẻ không được kiêng gió, ủ ấm đúng cách sẽ dễ bị nhiễm lạnh. Hoặc những trẻ được ủ ấm quá kỹ làm mô hôi không thoát ra được khiến trẻ bị nhiễm lạnh gây viêm phổi ở trẻ sơ sinh.
1.2 Do quá trình sinh nở
Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường xảy ra do trẻ đã nhiễm khuẩn phổi xảy ra từ trước, trong hoặc sau khi đẻ, liên quan tới thời gian vỡ ối trước khi đẻ. Các loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn phổi có thể kể tên như Listeria, Coli, vi khuẩn Gram âm…
Viêm phổi ở trẻ sơ sinh cũng có thể do trong khi đẻ trẻ hít phải nước ối, phân su bị nhiễm khuẩn hoặc trẻ hít phải các loại dịch tiết ở đường sinh dục của người mẹ.
1.3 Do cấu tạo phổi chưa hoàn thiện
Những trẻ sinh non, nhẹ cân, thiếu tháng thường bị viêm phổi do các phản xạ đường thực quản chưa hoàn thiện, vận động cơ chưa đều đặn nên thường xuyên bị trào ngược thực quản dạ dày. Khi trẻ bú mẹ thường hay nôn trớ, sữa bị hít nhầm vào khí quản, gây ra các triệu chứng như thở gấp, hụt hơi, tím tái mặt, lượng sữa hít vào càng nhiều càng có khả năng gây viêm phổi.
Ngoài ra, viêm phổi ở trẻ sơ sinh cũng có thể xảy ra do trẻ đã mắc các bệnh về viêm khoang miệng, viêm da, viêm dây rốn… trước đó.
2. Dấu hiệu nhận biết viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện sớm, khoảng sau khi sinh từ 12 giờ đến vài ngày. Bệnh diễn tiến nhanh và rất dễ trở nặng. Dấu hiệu nhận biết của bệnh thường không rõ rệt, dễ bị bỏ qua do trẻ sơ sinh có đường hô hấp chưa phát triển đầy đủ. Triệu chứng ban đầu của viêm phổi ở trẻ sơ sinh là:
- Bú kém hoặc bỏ bú.
- Sốt trên 37,5ºC hoặc hạ thân nhiệt.
- Thở nhanh trên 60 lần/phút hoặc khó thở.
Tìm hiểu thêm: Trẻ 7 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ theo lời khuyên của chuyên gia
Bệnh được đánh giá là nặng khi có các triệu chứng như:
- Trẻ sốt hoặc bé bị hạ thân nhiệt , ngủ li bì
- Phản ứng kém với các kích thích.
- Trẻ bú kém hoặc bỏ bú, nôn nhiều, chướng bụng, khó thở, rút lõm lồng ngừng, tím tái…
3. Điều trị viêm phổi cho trẻ sơ sinh
Khi trẻ mới sinh ra, mẹ nên quan sát và theo dõi trẻ thật kĩ để nhận biết bất cứ dấu hiệu khác thường nào của trẻ. Khi trẻ có dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh bố mẹ đừng nên chủ quan mà nên đưa trẻ tới ngay các cơ sở ý tế để làm xét nghiệm, chuẩn đoán sớm và có pháp đồ điều trị thích hợp. Tránh tình trạng để bệnh nặng, khó chữa, có dấu hiệu rõ ràng thì mới đưa trẻ đến bệnh viện. Lúc này, bệnh đã chuyển biến theo chiều hướng xấu, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và để lại nhiều hậu quả lâu dài về sức khỏe cho trẻ về sau.
4. Phòng ngừa viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Ngoài các nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ sơ sinh do quá trình sinh nở, thì mẹ có thể phòng ngừa bé bị viêm phổi bằng một số biện pháp sau:
- Trong quá trình mang thai, nên đi kiểm tra, thăm khám thai định kỳ để phát hiện và can thiệp kịp thời khi xảy ra những bất thường của thai nhi.
>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh không đi ngoài trong vài ngày có nguy hiểm không?
- Không nên để thời gian vỡ ối kéo dài quá lâu.
- Nên chăm sóc sức khỏe của mẹ thật tốt để có đủ sữa cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
- Nên cho trẻ làm quen, tiếp xúc với môi trường bên ngoài trong những ngày thời tiết đẹp đẻ làm tăng sức đề kháng của trẻ.
- Luôn giữ môi trường sống xung quanh của trẻ sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát. Vệ sinh sạch sẽ các loại đồ dùng, đồ chơi của trẻ em.
- Tránh không cho trẻ tiếp xúc với các nguồn lây bệnh, những người đang mắc các bệnh về đường hô hấp, cảm sốt, hắt hơi, sổ mũi…
Hy vọng, với những thông tin về viêm phổi ở trẻ sơ sinh trên đây, mẹ sẽ có cách đối phó khi chẳng may bé gặp phải căn bệnh này. Đồng thời, qua bài viết này, mẹ cũng cẩn thận hơn trong việc chú ý bảo vệ con, như cách phòng ngừa tốt nhất, để bé luôn khỏe mạnh.
Ngọc Hoài tổng hợp