Việc làm sau Tết và 7 mẹo giúp mẹ bỉm sữa trở lại công việc thuận lợi

Rate this post

Việc làm sau Tết là vấn đề quan trọng cần suy tính nhiều với rất nhiều người. Trong số những người lo lắng kiếm thêm thu nhập ở năm mới, bộ phận những bà mẹ bỉm sữa chiếm một phần không nhỏ. Bộ phận này gồm cả những mẹ đã mất một vài năm ở nhà chăm con muốn trở lại công việc, lẫn những mẹ có em bé đã sang thời kỳ ăn dặm và tương đối cứng cáp muốn đi làm ngay. 

Bạn đang đọc: Việc làm sau Tết và 7 mẹo giúp mẹ bỉm sữa trở lại công việc thuận lợi

Việc làm sau Tết và 7 mẹo giúp mẹ bỉm sữa trở lại công việc thuận lợi

1. Việc làm sau Tết có những đặc điểm chung nào

1.1. Việc làm sau Tết ở thời điểm tháng Giêng – thời gian chờ

Việc làm sau Tết trong tháng Giêng thường chưa sôi động lắm. Sau Tết hay hết tháng Giêng đa phần là thời gian để khởi động lại công việc sau kỳ nghỉ dài, tiếp tục giải quyết những việc của tháng 12 năm cũ và một phần chuẩn bị lên kế hoạch công việc cho năm mới. Vì thế, tháng Giêng được xem là tháng chờ với những ai cần công việc mới kể cả trở lại làm việc sau một thời gian gián đoạn, lẫn những người có ý định chuyển việc.

1.2. Việc làm sau Tết ở thời điểm tháng 2 – thời gian khởi động

Với những nhà tuyển dụng nói chung, các doanh nghiệp nói riêng, tháng 2 có thể được xem là tháng khởi động cho mọi hoạt động liên quan đến kế hoạch của năm mới. Trong quý đầu tiên của năm mới này, hầu như các doanh nghiệp đều bắt đầu triển khai kế hoạch thay đổi bổ sung nhân sự nếu có. Vì thế đây cũng là tháng khởi động cho chính người lao động, bắt đầu tìm kiếm các công việc phù hợp với nguyện vọng của mình để bắt đầu ứng tuyển. 

Việc làm sau Tết và 7 mẹo giúp mẹ bỉm sữa trở lại công việc thuận lợi

1.3. Việc làm sau Tết ở thời điểm tháng 3 – tháng bùng nổ của tuyển dụng

Tháng 3 là tháng cuối quý 1 của năm cần phải đi vào ổn định để bắt đầu sang guồng quay của quý 2. Thời điểm tháng 3 cũng được xem là tháng bùng nổ của thị trường việc làm giai đoạn sau Tết Nguyên Đán và đầu năm mới. Các nhà tuyển dụng lẫn các doanh nghiệp lớn nhỏ đẩy mạnh tuyển dụng nhân sự nhằm có được đội ngũ nhân viên mới, đáp ứng cho kế hoạch công việc của năm mới. Riêng với người lao động, tháng 3 cũng là một trong những thời điểm được cho là dễ tìm kiếm việc làm nhất trong năm.

2. Trở lại làm việc mẹ bỉm sữa thường gặp những khó khăn ra sao

Mặc dù nắm được đặc điểm thị trường việc làm sau Tết chi tiết như thế nào, với người lao động là các mẹ bỉm sữa hầu hết đều gặp những trở ngại nhất định, cả chủ quan lẫn khách quan, khi trở lại làm việc sau thời gian gián đoạn. Thậm chí ngay cả thời điểm thuận lợi nhất để xin việc, chị em vẫn không tránh khỏi những khó khăn đặc thù của mình. Cụ thể các khó khăn này như dưới đây:

Tình trạng đang chăm con nhỏ có những ảnh hưởng nhất định đến công việc

Có rất nhiều chị em có năng lực phải chấp nhận rời bỏ công việc chuyên môn của mình khi có con nhỏ. Ngay cả khi công việc đúng chuyên môn của mình rất sẵn, không ít người vẫn phải luyến tiếc bỏ qua để chọn các công việc khác phù hợp với tình trạng đang có con nhỏ của mình. Đây là khó khăn hầu hết các mẹ bỉm sữa gặp phải. 

Việc làm sau Tết và 7 mẹo giúp mẹ bỉm sữa trở lại công việc thuận lợi

Điều kiện làm việc của các doanh nghiệp không phù hợp với phụ nữ có con nhỏ

Có nhiều doanh nghiệp chưa ưu tiên cho phụ nữ sau sinh, có con nhỏ. Đây chính là vấn đề rất thực vẫn tồn tại và điều này trở thành nguyên nhân, khiến chị em sau sinh buộc phải chọn những doanh nghiệp phù hợp cho tình trạng của mình, hơn là chọn những doanh nghiệp mà chuyên môn hay khả năng của mình có thể cống hiến.

Yếu tố thời gian làm việc cũng là một thử thách

Thời gian làm việc có lẽ là nỗi khổ của người mẹ đi làm sau sinh . Cụ thể, một người phụ nữ có con nhỏ luôn cảm thấy cập rập cấp bách trong mọi ngày khi chuẩn bị đi làm, không thể sẵn sàng tăng ca khi cần, cần phải về sớm. Hoặc cô ấy có thể phải nghỉ phép bất chợt khi con ốm ngay cả khi công việc có những vấn đề cần kíp phải xử lý.

Với những mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, việc cho bé bú khi mẹ đi làm cũng có thể khiến mẹ cảm thấy rất khó khăn vất vả, khi đối mặt với vấn đề thời gian hành chính chặt chẽ khó xoay sở.

Nếu một doanh nghiệp quá gắt gao về thời gian làm việc, hoặc tính chất công việc thường xuyên phải tăng ca, hay thường có những yêu cầu đột xuất về thời gian xử lý, thì phụ nữ có con nhỏ khó có thể đáp ứng. 

Việc làm sau Tết và 7 mẹo giúp mẹ bỉm sữa trở lại công việc thuận lợi

Vị trí địa lý của công ty nơi mình làm việc cũng có thể là một khó khăn

Chọn công ty gần nhà hay gần hoặc tiện đường đi làm là điều mọi mẹ bỉm sữa đều phải tính toán tới khi đi làm trở lại. Tuy nhiên, thực tế thỏa mong muốn này của các chị em tỉ lệ không cao. Rất nhiều phụ nữ sau sinh không thể trở lại công việc khi vị trí của công ty nơi mình làm việc quá xa nhà, không thuận tiện đường để đưa đón bé đi nhà trẻ .

3. 7 mẹo hay giúp chị em vượt qua trở ngại để quay trở lại công việc thuận lợi

Như chúng ta đã thấy, những vấn đề thực tế liên quan đến công việc mà phụ nữ sau sinh phải đối mặt là không ít. Mặc dù cũng có một số chị em không gặp nhiều trở ngại khi quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ sản, nhưng tỷ lệ chị em gặp phải khó khăn thì thường gấp đến mấy lần. Để giúp chị em phần nào gỡ rối được điều này, ngoài thông tin về đặc điểm chung của thị trường việc làm sau Tết như trên, Blogtretho.edu.vn chia sẻ cùng mọi người 7 mẹo hay sau, góp phần giúp chị em có thể dễ dàng thu xếp, nhằm quay lại làm việc một cách thuận lợi nhé.

3.1. Sắp xếp lại thời gian biểu của mình 

Việc làm sau Tết và 7 mẹo giúp mẹ bỉm sữa trở lại công việc thuận lợi

Phụ nữ sau sinh thường gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề thời gian biểu và sinh hoạt thường ngày. Em bé xuất hiện gần như chiếm hết quỹ thời gian của họ. Vì thế, trước khi muốn làm bất cứ điều gì, là một bà mẹ bỉm sữa, việc đầu tiên bạn cần làm là xem xét và sắp xếp lại thời gian biểu của mình một cách tốt nhất có thể.

Việc sắp xếp thời gian biểu có thể bắt đầu từ việc ghi chú lại những giờ giấc cố định chăm sóc em bé bao gồm thời gian cho con bú, cho con ngủ, cho con ăn, tắm rửa cho bé,…Đây là những nhu cầu của con diễn ra đều đặn hàng ngày và chúng ta hoàn toàn có thể ghi nhận lại với lịch trình cụ thể.

Kế đến, bạn nên tính toán lại khoản thời gian cần cho các công việc khác như giặt giũ, lau dọn nhà cửa (nếu có), đi chợ, cơm nước (nếu có).

Cuối cùng, bạn có thể “kiểm kê lại” quỹ thời gian trống của mình có không và có bao nhiêu. Từ đây, bạn sẽ thấy rất rõ những gì mình có thể thu xếp, có thể làm trong tình trạng quỹ thời gian eo hẹp, hạn chế những gì mình muốn thực hiện.

3.2. Cân nhắc vấn đề thu nhập chi tiêu gia đình ít nhất trong vòng 6 tháng đến 1 năm 

Tìm hiểu thêm: Làm thế nào để nuôi con một mình – vượt qua những thách thức bằng chiến lược hạnh phúc

Việc làm sau Tết và 7 mẹo giúp mẹ bỉm sữa trở lại công việc thuận lợi

Sau sinh, vấn đề chi tiêu của mọi gia đình đều có những thay đổi nhất định. Chi tiêu không nằm ở chỗ nhà có thêm “1 miệng ăn” mà là xoay quanh việc chăm sóc em bé bây giờ khá tốn kém.

Ngoài mức chi phí cần chi thêm khi nhà có thêm con nhỏ, điều bắt buộc bạn cần phải xem xét lại là thu nhập và chi tiêu của cả gia đình ở thời điểm mà có thể chi nhiều hơn thu. Nhất là các chị em có mức thu nhập tốt, khi chưa thể trở lại công việc ngay thì chắc chắn gia đình mất đi một khoản thu đáng kể cho đến khi chị em có thể kiếm tiền trở lại.

Bài toán thu nhập chi tiêu của gia đình nếu được đưa vào dự tính trong khoảng 6 tháng đến 1 năm, bạn sẽ thấy được rõ vấn đề hơn cụ thể như mình quay trở lại làm việc có bức thiết hay không và việc quay trở lại kiếm tiền để tăng thu nhập cho gia đình ở mức độ cần thiết nào. Hoặc, trên cơ sở đó bạn quyết định chọn công việc như thế nào phù hợp cũng trở nên dễ dàng hơn.

3.3. Xem xét vấn đề chăm sóc em bé

Có nhiều gia đình giải bài toán việc làm cho mẹ bỉm sữa sau sinh cực đơn giản. Chẳng hạn, sau thời gian nghỉ sản, mẹ có thể gửi bé cho ông bà, mượn người chăm trẻ hoặc gửi con đi nhà trẻ là có thể quay trở lại công việc ngay. Tuy nhiên, không phải gia đình nào hay phụ nữ nào cũng có thể làm như vậy, có điều kiện để làm như thế hoặc thuận lợi để quyết định như thế. 

Việc làm sau Tết và 7 mẹo giúp mẹ bỉm sữa trở lại công việc thuận lợi

Không ít phụ nữ sau sinh không có ông bà ở bên để có thể gửi gắm con cái, hay con không thực sự khỏe mạnh hoàn toàn để yên tâm gửi nhà trẻ hay để người khác chăm sóc. Hoặc không có đủ điều kiện tài chính để có người chăm sóc riêng,…

Bất kể là trong trường hợp nào, các mẹ sau sinh bắt buộc phải xem xét kỹ lưỡng vấn đề chăm sóc em bé khi mình đi làm trở lại ở một mức độ phù hợp và tốt cho con. Bởi, bất cứ quyết định nào của bạn ở thời gian này, cũng đều có ảnh hưởng nhất định đến khoảng thời gian phát triển đầu đời của bé.

3.4. Tìm hiểu những công việc phù hợp

Tìm hiểu kỹ công việc phù hợp với tình trạng của mình là điều bạn nên làm tiếp theo. Có thể bạn từng là một nhân viên ưu tú trong lĩnh vực, chuyên môn của mình, song sau khi sinh việc ưu tú nhất không chắc đã là nhân tố để bạn can đảm đánh đổi so với việc chăm sóc thiên thần bé nhỏ.

Có được một công việc nằm trong khả năng làm việc của mình, có thể kiếm thêm thu nhập và vẫn chăm sóc được con tốt đòi hỏi bạn cần phải có sự tìm hiểu khá kỹ. 

Việc làm sau Tết và 7 mẹo giúp mẹ bỉm sữa trở lại công việc thuận lợi

Nếu công việc thuộc chuyên môn vẫn bảo đảm cho bạn chăm sóc con tốt thì điều này thật tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu công việc bạn đang làm không đảm bảo việc bạn chăm sóc con, hãy cân nhắc chọn công việc có liên quan đến chuyên môn nhưng phù hợp hơn với quỹ thời gian của mình, để không ảnh hưởng quá nhiều đến việc chăm sóc em bé. Hãy nhớ rằng, những ngày tháng thơ bé của con chỉ có một lần, đã trôi qua thì không thể lấy lại hay sửa chữa. Còn, công việc hay cơ hội thăng tiến của bạn, bạn còn có cả phần đời còn lại để phấn đấu.

3.5. Chia sẻ với chồng và gia đình về vấn đề, nguyện vọng của mình

Có những phụ nữ muốn đi làm trở lại sau thời gian sinh nở những buộc phải giữ lại nguyện vọng này cho riêng mình vì áp lực chăm sóc con cái, gia đình,…Nếu bạn muốn đi làm lại sau thời gian nghỉ thai sản, bạn cần phải mạnh dạn chia sẻ điều này với chồng và gia đình.

Chia sẻ với gia đình không chỉ để bạn nhận được sự ủng hộ suông mà là để bạn nhận được sự chia sẻ bằng hành động ở thực tế ví dụ như cùng có kế hoạch chăm sóc em bé, công việc nhà,…Hay mọi người có những hỗ trợ bạn nhất định, để bạn có thể yên tâm hoàn thành công việc của mình khi đi làm trở lại,…

Bạn cần ghi nhớ rằng, bạn không đủ sức lực và thời gian để vừa chăm con thơ vừa làm việc kiếm tiền tốt, vừa chu toàn mọi bổn phận khác với gia đình. 

Việc làm sau Tết và 7 mẹo giúp mẹ bỉm sữa trở lại công việc thuận lợi

3.6. Quyết định chọn việc

Chọn tiếp tục làm việc ở công ty cũ sau thời gian nghỉ sản hay chuyển một công việc mới phù hợp với tình trạng mới là điều xảy ra rất phổ biến với nhiều bà mẹ bỉm sữa.

Nếu xét các điều kiện bạn vẫn có thể duy trì công việc cũ sau thời gian nghỉ sản thì quá tốt, song nếu không còn phù hợp hoặc có thể trở thành áp lực gánh nặng cho bạn trong giai đoạn mới, thì hãy tính đến giải pháp chọn công việc mới.

Quyết định chọn việc trong thời gian sau nghỉ sinh dù là một quyết định khó khăn với không ít người, song đây là điều nhất định bạn phải làm nếu muốn những tháng ngày tiếp theo mình không kiệt sức, hoặc rơi vào trầm cảm sau sinh , ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống gia đình nói chung.

3.7. Có phương án dự phòng và tiến hành theo kế hoạch

Sau khi đã nhìn nhận kỹ tình trạng thực tế và những gì mình có thể thực hiện, bạn có thể đề ra kế hoạch cụ thể, chi tiết hơn cho mình. Kèm theo đó, đừng quên có nhiều hơn một phương án dự phòng cho kế hoạch này, cũng như cho các khả năng có thể xảy ra. Bởi, việc bạn sắp xếp và tiến hành ở thực tế có thể sẽ không diễn ra như mong đợi.

Phương án dự phòng có thể là sẵn sàng chuyển hay nộp đơn cho một công việc khác trong trạng thái bình tĩnh, vui vẻ. Cũng có thể là dự phòng cho việc chăm sóc con có những thay đổi về người trông bé, người phụ chăm sóc bé, hay môi trường gửi trẻ có thay đổi,…

Nếu thực tế diễn ra không như mong đợi, một khi có phương án dự phòng, bạn cũng sẽ không hề nao núng vì mình đã có cách khác để giải quyết. Như thế, bạn sẽ không phải rơi vào tình trạng hụt hẫng, mang tâm trạng mẹ bỉm sữa thì không làm được gì ra trò. Đối diện với nhiều thay đổi, lo lắng khi đi làm sau sinh mà không có cách giải quyết linh động, sẽ làm bạn vô cùng mệt mỏi và vô tình trở thành một cản trở khác, khiến việc quay lại công việc của bạn trở nên khó khăn hơn. 

Việc làm sau Tết và 7 mẹo giúp mẹ bỉm sữa trở lại công việc thuận lợi

>>>>>Xem thêm: 3 nguyên tắc “vàng” cho trẻ ăn hải sản để tránh bị đau bụng, ngộ độc

Có thể nói rằng, thực tế việc làm sau Tết sẵn có như thế nào hay tình trạng của chính các mẹ bỉm sữa thuận lợi ra sao, việc quay trở lại công việc cũ hay bắt đầu làm việc mới đều cần các chị em có kế hoạch cụ thể, chi tiết. Chuẩn bị kỹ và trong trạng thái sẵn sàng cả điều kiện thực tế gia đình, chăm sóc con lẫn tâm trạng của mình sẽ giúp các chị em tự tin, yên tâm để tiếp tục làm việc và làm việc hiệu quả hơn. Blogtretho.edu.vn rất mong những chia sẻ ở trên, phần nào giúp chị em có thêm sự kiên nhẫn, bình tĩnh sắp xếp mọi việc thật ổn, vừa thỏa mong muốn kiếm thêm thu nhập, được làm việc, vừa bảo đảm việc chăm sóc bé cùng gia đình trong trạng thái cân bằng nhất.

Cát Lâm tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *