Vì sao trẻ đái dầm và cách xử lý cha mẹ cần biết

Rate this post

Nhiều người cho rằng trẻ đái dầm là do lười biếng, và đây là vấn đề mà hàng triệu đứa trẻ gặp phải – nhưng tại sao lại như vậy? Làm thế nào khi trẻ đái dầm đây? Khi nào thì trẻ hết đái dầm? Có cách nào ngăn chặn đái dầm ở trẻ không? Cha mẹ cùng tìm hiểu nhé.

Bạn đang đọc: Vì sao trẻ đái dầm và cách xử lý cha mẹ cần biết

Cứ phải thức dậy lúc nửa đêm thay tấm ót cho con sau đái dầm có lẽ là điều luôn khiến cha mẹ có con nhỏ phiền muộn. Howard Brennett, một bác sĩ Nhi khoa và là tác giả của cuốn sách Waking Up Dry – Hướng dẫn giúp trẻ vượt qua hiện tượng đái dầm nói rằng: ” Không giống như các bệnh thông thường khác, việc trẻ đái dầm không nên được bàn tán bên ngoài vì nó sẽ khiến đứa trẻ xấu hổ, ngại giao tiếp.

Vì sao trẻ đái dầm?

Vì sao trẻ đái dầm và cách xử lý cha mẹ cần biết

    1. Trẻ đái dầm do nguyên nhân từ ADN

Không có nguyên nhân cụ thể gây đái dầm, tuy nhiên, có một sự thật thú vị mà bạn cần tìm hiểu trước tiên nằm trong chính ADN. Bennett nói: ” Phần lớn các vấn đề đái dầm là do di truyền. Cứ 4 trẻ thì có 3 bé có cha mẹ hoặc một người họ hàng từng mắc chứng đái dầm thời thơ ấu . Hầu hết cha mẹ nào lúc nhỏ cũng từng có vấn đề tương tự sẽ chia sẻ lại cho con mình để trẻ cố gắng hơn – đây là một cách động viên trẻ rất tốt giúp trẻ hiểu rằng mình không đơn độc, đó không phải là lỗi của mình. ” Các nhà khoa học thậm chí đã xác định được một số gen cụ thể có liên quan đến vấn đề kiểm soát bàng quang vào ban đêm. Theo ghi nhận, chúng nằm trên các nhiễm sắc thể 13, 12 và 8.

    2. Trẻ đái dầm do các nguyên nhân khác

Cũng theo Bennett, có rất nhiều yếu tố khác đóng vai trò khác nhau dẫn đến hiện tượng đái dầm:

  • Do bàng quang bị trì hoãn. Khi ngủ, não bộ và bàng quang vẫn học cách duy trì giao tiếp với nhau và điều khiển được hoạt động của thận, nhưng điều này chỉ kéo dài hơn ở một số trẻ nhỏ.
  • Do hoocmon chống lợi tiểu – ADH – chuyển thông điệp xuống thận điều khiển làm cho nước tiểu ít hơn. Trẻ nào ngủ đái dầm là do giải phóng ít hoocmon ADH trong quá trình ngủ. Do đó, nước tiểu của trẻ nhiều hơn, đồng nghĩa với việc đái dầm nhiều hơn.
  • Do trẻ ngủ sâu. Nhiều gia đình chia sẻ, con mình thường đái dầm vào những đêm bé ngủ sâu hơn bình thường. Theo các nghiên cứu giải thích, khi trẻ ngủ sâu, não bộ không nhận được tín hiệu báo bàng quang bị đầy dẫn đến hiện tượng đái dầm.
  • Do bàng quang hoạt động kém.
  • Do trẻ bị táo bón. Khi đó, toàn bộ chất thải trong ruột tràn vào bàng quang và có thể dẫn đến co thắt bàng quang không kiểm soát được kể cả khi bé thức hay ngủ.
  • Do trẻ đang chịu một căng thẳng, sức ép tinh thần rất lớn như cha mẹ ly hôn, mẹ mới sinh em bé,…

Làm gì khi trẻ đái dầm?

Tìm hiểu thêm: Top 10 ô tô trẻ em giá rẻ khiến các bé mê mẩn

Vì sao trẻ đái dầm và cách xử lý cha mẹ cần biết

Đái dầm trở thành bệnh lý ở trẻ khi xuất phát từ nguyên nhân tiềm ẩn từ tâm lý đáng lo ngại hơn là nguyên nhân do rối loạn thực thể. Sau 6 tuổi, trẻ bắt đầu ngủ chung với bạn bè ở trường hoặc ở nhà, khi đó thì việc đái dầm có thể khiến bé cảm thấy lúng túng và căng thẳng vì nghĩ rằng mình “bị bệnh”, bị “sai”, “hỏng hóc” ở đâu đó rồi.

Dù cố tình hay vô ý, cha mẹ vẫn thường xuyên thể hiện sự không hài lòng và mệt mỏi của mình mỗi khi phải thay tấm lót, ga trải giường khi bé đái dầm. Theo Bennett, chính thái độ này làm cho tình hình trở nên tồi tệ thêm. Điều quan trọng là cha mẹ cần tìm hiểu xem nguyên nhân gì khiến bé vẫn còn đái dầm, vì không đứa trẻ nào cố ý làm như vậy hay quá lười biếng đến mức như vậy cả. Hãy nói những câu động viên nhẹ nhàng cho trẻ thấy bạn đang rất thông cảm cho những khó khăn con trải qua, đó không phải lỗi của con, và con không đơn độc trong vấn đề này.

Bên cạnh đó, hãy giải quyết vấn đề này một cách tích cực để tránh trẻ đái dầm kéo dài. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp can thiệp và đối phó với hiện tượng đái dầm ở trẻ như sau:

  • Khuyến khích và luôn hỏi thăm dò nhắc con đi tiểu trước khi đi ngủ.
  • Hạn chế đồ ăn, thức uống của con trước khi đi ngủ.
  • Bao phủ nệm ngủ bằng nhựa plastic.
  • Lưu ý các “báo thức đái dầm” – đây là những cảnh báo trẻ mang cảm giác mắc tiểu, hãy đánh thức con dậy vào một số thời điểm cố định để nhắc con vào nhà vệ sinh.
  • Tập một số bài thể dục giúp kéo dãn bàng quang, tăng cường lưu trữ nhiều lượng nước tiểu hơn.
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nếu cần.

Hiện tượng đái dầm thường sẽ tự biến mất khi trẻ lớn lên, nên bác sĩ sẽ khuyên phụ huynh đừng lo lắng quá về chuyện này. Tuy nhiên, khi trẻ lớn hơn 6 tuổi mà vấn đề vẫn không được cải thiện, thậm chí còn gây cảm giác xấu hổ xã hội hoặc giao tiếp ở trẻ, thì gia đình cần bình tĩnh để hiểu được mình phải làm gì để tình hình trở nên tốt hơn.

Khi nào trẻ hết đái dầm?

Vì sao trẻ đái dầm và cách xử lý cha mẹ cần biết

>>>>>Xem thêm: Top 7 xe đồ chơi cho bé 1 tuổi cực hữu ích ba mẹ hãy tham khảo ngay

Bennett cho rằng: ” 90% trẻ nghĩ rằng mình là đứa duy nhất đái ướt giường, và điều này thật sự tồi tệ. Chúng trở nên tự ti hơn mỗi khi có ai đó nhắc đến chuyện này. ” Mặc dù trẻ có khả năng tự kiểm soát được bàng quang của mình vào ban đêm nhưng mức độ thực hiện còn tùy vào độ tuổi khác nhau. Có khoảng 5 đến 7 triệu trẻ đái dầm vào một số hoặc hầu hết các đêm ngủ – với tỷ lệ bé trai đái dầm nhiều gấp 2 lần so với bé gái. Sau 5 tuổi, khoảng 15% trẻ vẫn tiếp tục làm ướt giường, và đến 10 tuổi thì có hơn 95% trẻ có khả năng giữ khô ráo giường ngủ vào ban đêm. Thường thì đến 6 tuổi trẻ bắt đầu hết đái dầm, theo ước tính chỉ còn khoảng 12% trẻ  vẫn làm ướt giường ngủ ở độ tuổi này. Các chẩn đoán cho chứng đái dầm ban ngày chủ yếu – thuật ngữ y khoa của đái dầm – cũng chỉ được thực hiện khi trẻ đủ 6 tuổi. 

Phần lớn trẻ nhỏ đái dầm ban đêm đều không có gì bất thường về mặt y học. Tuy nhiên, với những trường hợp xuất phát từ nguyên nhân khác như căng thẳng về tinh thần thì cần phải đưa bé tìm đến bác sĩ Nhi khoa tư vấn.

Trẻ đái dầm ướt giường lúc nào cũng gây nên những cảm xúc tồi tệ. Cha mẹ liên tục thất vọng và kết luận con mình lười bước chân ra khỏi giường, còn với trẻ thì chuyện này sẽ khiến bé sợ hãi nghĩ rằng đây là lỗi của mình, nhất là khi bị bạn bè đem chuyện này ra trêu ghẹo. Nỗi sợ mang tên “đái dầm” sẽ càng đeo đẳng bé hoài. Hãy hiểu rằng, nguyên nhân gây ra đái dầm chính là bước đầu tiên để giải quyết vấn đề phổ biến của tuổi thơ này. Và điều cha mẹ cần làm trước hết là thông cảm, động viên trẻ, tìm cách giúp trẻ vượt qua nỗi xấu hổ này.

Trúc Nguyễn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *