Vì sao trẻ ăn nhiều rau vẫn bị táo bón, làm thế nào để trẻ hết táo bón nhanh và an toàn?

Rate this post

Một số trẻ táo bón nặng dù đã tăng cường ăn thêm rau củ vẫn bị bón kéo dài. Nguyên nhân do đâu và làm thế nào để khắc phục triệt để tình trạng này?

Bạn đang đọc: Vì sao trẻ ăn nhiều rau vẫn bị táo bón, làm thế nào để trẻ hết táo bón nhanh và an toàn?

Dấu hiệu trẻ bị táo bón dễ nhận biết nhất

Vì sao trẻ ăn nhiều rau vẫn bị táo bón, làm thế nào để trẻ hết táo bón nhanh và an toàn?

– Bé đi ngoài ít hơn bình thường khoảng 4 lần/ngày, đặc biệt các bé uống sữa công thức sẽ dễ bị táo bón hơn so với các bé bú mẹ. Khi đi ngoài ít hơn bình thường bé có thể cảm thấy khó chịu, đau đớn, khóc. Điều này chứng tỏ bé bị táo bón khá nặng.

– Phân cứng và vón cục là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất. Khi táo bón, phân bé thường vón cục, mau sẫm, cứng, có hình viên nhỏ như phân dê hoặc phân người lớn. Ngược lại, dù bé 1,2 ngày mới đi nhưng phân mềm thì mẹ không cần lo lắng.

– Bé gặp khó khăn trong việc đi ngoài khi có biểu hiện căng thẳng, khó chịu, thậm chí là quấy khóc khi đi ngoài. Nguyên nhân do cơ bụng bé bị yếu nên nếu bị táo bón bé phải gắng đẩy phân ra ngoài bé sẽ dùng sức rặn nhiều khiến mặt đỏ ửng.

– Bé thường xuyên bị chướng bụng, khó tiêu do chướng khí và thức ăn không tiêu hóa hết. Khi mẹ dùng tay ấn nhẹ vào bụng trẻ sẽ thấy bụng cứng. Và bé thường xì hơi có mùi nặng hơn bình thường. Chướng bụng khó tiêu có thể khiến cho bé cảm thấy đau đớn, khó chịu và biếng ăn.

Vai trò của chất xơ đối với việc phòng táo bón

Khi đã nhận biết được các dấu hiệu táo bón của trẻ, mẹ cần tìm hiểu xem chất xơ đóng vai trò như thế nào đối với sức khỏe và hệ tiêu hóa của trẻ.

Theo các chuyên gia, chất xơ là các polysaccharides không tiêu hóa được khi ăn bao gồm các nhóm chất như cellulose, pectin, lignin… Chất xơ bao gồm 2 loại là chất xơ thô và chất xơ mịn. Chất thô xơ là loại không thể hòa tan và theo phân đào thải ra ngoài, trong đó chất xơ mịn có khả năng hòa tan và đồng hóa cao.

Chất xơ đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, nó có tác dụng phòng táo bón nhờ cơ chế:

– Làm tăng kích thích thành ruột, tăng nhu động ruột, tăng co bóp để tống phân ra ngoài.

– Giúp trẻ đi ngoài đều đặn, cơ thể giải độc thường xuyên và tránh ngấm chất độc vào máu.

– Riêng chất xơ hòa tan sẽ hút nước tạo thành dạng gel làm chậm quá trình tiêu hóa, nhờ vậy việc hấp thu thức ăn được thực hiện triệt để. Ngoài ra nó còn có lợi cho hệ khuẩn đường ruột, bổ trợ hoạt động phân giải, hấp thu thức ăn và đào thải chất dư thừa.

Tại sao trẻ ăn nhiều chất xơ vẫn táo bón?

Tìm hiểu thêm: Chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi đủ chất dinh dưỡng và những điều mẹ nên ghi nhớ

Vì sao trẻ ăn nhiều rau vẫn bị táo bón, làm thế nào để trẻ hết táo bón nhanh và an toàn?

Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị táo bón cho trẻ. Nhưng thực tế, một số trường hợp trẻ ăn nhiều chất xơ vẫn bị táo bón, tại sao vậy?

Theo các chuyên gia, nguyên nhân trẻ vẫn bị táo bón dù mẹ cho ăn nhiều rau củ có thể do quá trình chế biến rau củ sai cách khiến chất bị mất đi và không cung cấp đủ lượng chất xơ vào cơ thể trẻ. Ngoài ra, có thể cho trẻ ăn quá nhiều chất xơ không hòa tan khiến trẻ bị táo bón nặng hơn dù ăn nhiều chất xơ.

Trẻ có thể ăn nhiều chất xơ nhưng không cân bằng các chất khác vẫn có thể bị táo bón như trẻ uống ít nước, ăn nhiều đồ ngọt, dầu mỡ, ăn uống không khoa học…

Do đó, mẹ cần phải chế biến thức ăn và đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, chất xơ phù hợp với từng độ tuổi của trẻ.

– Với trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên cha mẹ có thể bổ sung thêm một ít nước trái cây cho trẻ. Trên 8 tháng có thể cho trẻ uống 6 -120ml nước mỗi ngày. Với các bé trên một tuổi ăn dặm thì cần phải cho uống nhiều nước hơn.

– Đối với trẻ lớn, nếu trẻ bị táo bón trong thời gian ngắn ngày có thể thay đổi các loại thức ăn hang ngày và ăng cường từ 120 – 180ml nước trái cây mỗi ngày đối với trẻ dưới 5 tuổi, với trẻ trên 7 tuổi bổ sung thêm 240ml nước quả mỗi ngày.

– Cần đảm bảo cân bằng giữa các nhóm thực phẩm như chất đạm, béo, tinh bột, chất xơ cho bé. Chỉ cho bé ăn chất xơ thôi mà không cân bằng các loại thực phẩm khác, ăn uống thiếu khoa học sẽ khiến bé vẫn bị táo bón nặng.

Các loại thực phẩm chứa chất xơ hòa tan giúp bé dễ tiêu hóa, ngừa táo bón hiệu quả hơn

Sử dụng chất xơ hòa tan không chỉ giúp bé ngăn ngừa táo bón hiệu quả hơn chất xơ không hòa tan mà nó còn giúp loại bỏ chất thải nhanh chóng ra khỏi cơ thể, kích thích ruột trong phân, giảm khoảng thời gian tiếp xúc với thành ruột của các chất gây hại tiềm năng. Và vì vậy, khi bị táo bón nên bổ sung chất xơ hòa tan là giải pháp an toàn hàng đầu.

Dưới đây là một số thực phẩm giàu chất xơ hòa tan giúp giảm táo bón cho trẻ:

Các loại đậu

Vì sao trẻ ăn nhiều rau vẫn bị táo bón, làm thế nào để trẻ hết táo bón nhanh và an toàn?

>>>>>Xem thêm: Sữa mẹ bị nóng phải làm sao để khắc phục tình trạng này?

Đây là nguồn chất xơ hòa tan bậc nhất mẹ cần bổ sung cho trẻ ngay sau khi con bị táo bón nặng. Theo đó, mẹ có thể cho trẻ ăn đậu trắng, đậu đen, đậu đen, đậu đỏ, đậu garbanzo… Các loại đậu này đều giàu chất xơ, đạm, sắt.

Lúa mạch

Lúa mạch là loại chất xơ đặc biệt có tác dụng hạ lượng mỡ trong máu, tăng chức năng hệ miễn dịch và giúp duy trì hoạt động của hệ tiêu hóa được chạy trơn tru. Bạn có thể tìm kiếm lúa mạch trong các loại bánh mì lúa mạch, ngũ cốc hoặc lúa mạch tự nhiên, cháo lúa mạch…

Quả bơ

Bơ là nguồn chất xơ tuyệt vời. Một quả bơ chứa khoảng 10gr chất xơ. Vì vậy chỉ cần cho trẻ ăn một lượng bơ vừa đủ trong ngày là được. Mẹ lưu ý, nên chọn bơ sáp, ngon dẻo và đậm vị cắt miếng và cho trẻ ăn hoặc làm salad. Nên hạn chế pha đường sữa với bơ vì có thể đường sẽ làm trẻ tiêu hóa nặng hơn.

Ngoài chất xơ bơ còn rất giàu chất éo đơn, không bão hòa giúp giảm mỡ mấu và giảm nguy cơ mắc tim.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *