Lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng là hiện tượng rất phổ biến, có thể do bé bị nấm miệng hoặc mẹ vệ sinh không sạch sẽ. Trong trường hợp này, cha mẹ nếu không phát hiện kịp thời và xử lý khéo léo sẽ khiến tình trạng tăng nặng thêm, ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động của bé.
Bạn đang đọc: Vì sao lưỡi trẻ sơ sinh bị đóng trắng, cách điều trị thế nào mới hiệu quả?
Contents
1. Vì sao lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng?
– Do trẻ bị nấm miệng:
Nấm chính là thủ phạm hàng đầu làm lưỡi bé bị trắng. Tình trạng này thường xảy ra do nấm candida albicans trong khoang miệng phát triển một cách bùng nổ làm môi trường trong khoang miệng bị mất cân bằng. Những mảng bám này mới đầu trông sẽ như sữa bị đọng lại, màu trắng đục, nhưng dùng gạc rơ lưỡi thì không thể mất đi.
– Do lưỡi bé không được vệ sinh thường xuyên
Trong quá trình cho con bú mẹ không thường xuyên vệ sinh miệng cho bé khiến sữa còn đọng lại trên thành lưỡi. Với những bé bú sữa mẹ tình trạng này sẽ ít xảy ra so với những bé bú sữa ngoài. Nếu sau khi cho bé uống sữa mà mẹ không vệ sinh lưỡi cho bé, lâu ngày lưỡi bé sẽ trở nên trắng hơn, các mảng bám nhiều hơn. Tình trạng này kéo dài có thể khiến bé bị nấm miệng.
– Trẻ bị lây nấm từ mẹ
Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bị nhiễm nấm candida sẽ dễ khiến bé lây nấm từ mẹ. Vì vậy, khi mang thai nếu mẹ bị viêm nhiễm đường âm đạo cần phải điều trị dứt điểm để bảo vệ sức khỏe của bé.
– Lây nấm từ đầu vú mẹ:
Với những bé bú sữa mẹ, nếu đầu vú mẹ bị nhiễm nấm thì khả năng cao bé cũng sẽ bị. Bởi vậy, để phòng trường hợp trẻ bị nấm miệng, mẹ cần vệ sinh đầu ti sạch sẽ trước khi cho con bú, tránh để nứt cổ gà vì đây là môi trường vi khuẩn sinh sôi nhanh nhất.
2. Biểu hiện của lưỡi trẻ bị đóng trắng
Đối với những trường hợp lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng do đọng cặn sữa, khi nhìn vào miệng bé mẹ sẽ thấy một lớp phủ màu trắng nằm trên mặt lưỡi. Chỉ cần dùng miếng băng gạc quấn trên đầu ngón tay rồi nhẹ nhàng chà xát nhẹ vào khoang miệng trẻ. Kết quả là những đốm trắng sẽ dễ dàng được lấy đi và làm sạch, vì vậy mẹ không nên quá lo lắng. Ngoài nước đun sôi để nguội, mẹ còn có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh lưỡi, miệng cho bé.
Nếu trẻ bị nấm miệng thì quan sát kỹ lưỡi bé mẹ sẽ thấy những đốm, mảng trắng như sữa đông, phô mai. Có dùng khăn lau sạch lưỡi vẫn không hết và có thể khiến lưỡi tấy đỏ, thậm chí chảy máu.
3. Lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng có ảnh hưởng gì không?
Tìm hiểu thêm: Trẻ bị ho sổ mũi có nên đi chích ngừa, trường hợp nào không nên cho trẻ đi?
Nấm miệng hay tưa lưỡi thường không gây ra đau đớn hay khó chịu nào cho trẻ. Nhưng trong một số trường hợp, tưa lưỡi khiến trẻ rất khó chịu, biếng ăn, bé sẽ bắt đầu khóc khi bú sữa vì bị đau miệng. Nếu không điều trị sớm, nấm mọc dày và có thể lây lan rất nhanh xuống cổ họng, thực quản, khí quản gây viêm phổi, tiêu chảy rất nguy hiểm.
4. Mẹ cần làm gì khi lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng?
Với những bé bú mẹ hoàn toàn thì khả năng bị nhiễm nấm lưỡi thấp hơn. Đồng thời việc vệ sinh lưỡi cũng đơn giản hơn, mẹ hãy rơ lưỡi cho bé bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý 2 lần/ngày để làm sạch. Ngoài ra, trước khi cho con bú mẹ cũng cần vệ sinh đầu ti sạch sẽ để đảm bảo an toàn.
Nếu bé dùng sữa công thức thì sau khi bú xong mẹ nên cho bé uống thêm ít nước lọc để làm sạch lưỡi. Vệ sinh rơ lưỡi cho bé hàng ngày, cần tiệt trùng bình sữa, núm ti và các dụng cụ khác.
Khi bước vào tuổi ăn dặm mẹ cần cho trẻ uống nước sau khi ăn bất kỳ loại thức ăn nào và vẫn tiếp tục vệ sinh miệng cho bé, mẹ nhé!
Lưu ý dành cho mẹ khi rơ lưỡi bé
– Trong quá trình rơ lưỡi có thể làm bé bị nôn do đó mẹ hãy thực hiện khi bé đang đói, tốt nhất là vào buổi sáng.
– Mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ đồng thời cắt ngắn móng tay tránh làm bé bị trầy xước.
– Không nên dùng mật ong rơ lưỡi cho bé, đặc biệt là bé dưới 1 tuổi.
– Khi trẻ bị tưa lưỡi, mẹ tuyệt đối không được cạy các đốm trắng ra vì sẽ gây chảy máu dẫn đến nhiễm trùng.
5. Phòng tránh hiện tượng lưỡi đóng trắng ở trẻ
Để hạn chế tình trạng lưỡi đóng trắng ở trẻ sơ sinh, mẹ nên thực hiện một số biện pháp dưới đây:
– Trong quá trình tắm bé, bạn nên vệ sinh răng miệng cho trẻ.
– Không nên sử dụng dụng cụ đánh tưa lưỡi cho bé thường xuyên, chỉ nên vệ sinh miệng cho bé một cách nhẹ nhàng nhất.
– Sau khi bé bú xong bạn nên vệ sinh miệng cho bé. Hạn chế không để cho trẻ ngậm sữa trong miệng quá lâu.
6. Một số cách rơ lưỡi đơn giản tại nhà
Rau ngót
>>>>>Xem thêm: Chứng lồng ruột ở trẻ – một tình trạng bệnh lý nguy hiểm các mẹ cần biết
Lấy một nắm rau ngót, rửa sạch, sau đó tráng bằng nước sôi để nguội. Dùng cối giã nhỏ rau ngót lấy nước, sau đó dùng khăn thấm và lau lưỡi cho bé. Phương pháp dùng rau ngót trị tưa lưỡi trẻ sơ sinh này rất thông dụng. Hiện nay, nhiều bà mẹ vẫn thường sử dụng nước rau ngót để chữa tưa lưỡi ở thời gian đầu trẻ sơ sinh tại nhà rất hiệu quả.
Nước trà xanh
Lấy lá trà xanh trị tưa lưỡi cho trẻ cũng là 1 cách rất hiệu quả tại nhà, bạn hãy rửa sạch và đun sôi (lưu ý cho vài hạt muối). Dùng khăn thấm vào nước trà xanh sau khi đã để nguội để lau lưỡi cho bé. Cách chữa này cũng hiệu quả, tuy nhiên do một số tính chất trong trà xanh, phương pháp này chỉ phù hợp với trẻ ngoài 6 tháng tuổi.
Nước muối loãng
Pha nước muối loãng bằng nước sôi để nguội hoặc dùng nước muối sinh lý 0.1%. Dùng miếng gạc nhỏ quấn vào ngón tay út, thấm vào nước muối lau miệng cho bé nhẹ nhàng, từ trong ra ngoài khoang miệng.
Vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh là một việc vô cùng quan trọng, bởi vậy cha mẹ cần hết sức lưu ý. Khi phát hiện thấy những vấn đề bất thường ở lưỡi của bé, cha mẹ nên đưa bé tới bác sĩ để kiểm tra tình trạng và có phương pháp điều trị kịp thời, dứt điểm.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)