Vẽ tranh minh họa truyện cổ tích là một phần liên quan đến mỹ thuật giúp bé phát triển hơn về trí tưởng tượng và năng khiếu của con. Chúng ta đều biết, truyện cổ tích là những câu chuyện mang yếu tố kỳ lạ, hư cấu nhưng lại hướng người ta đến lối sống tích cực trong cuộc sống. Vì thế mà chúng đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Ngày nay, truyện cổ tích có rất nhiều hình thức để tiếp cận đến độc giả, không chỉ được viết thành sách, làm phim, kể chuyện audio. Thêm vào đó, truyện cũng là một chủ đề khai thác tuyệt vời dành cho trẻ liên quan đến vẽ, giúp con bộc lộ hoặc tiếp cận mỹ thuật theo cách sinh động. Dưới đây, Blogtretho.edu.vn giới thiệu đến bạn chủ đề tranh vẽ minh họa truyện đẹp nhất và dễ hướng dẫn trẻ thử thực hiện, bố mẹ cùng tham khảo nhé.
Bạn đang đọc: Vẽ tranh minh họa truyện cổ tích thú vị và thực hiện dễ dàng nhất
Contents
1. Ý nghĩa của việc vẽ tranh minh họa truyện cổ tích
Những câu truyện cổ tích bao giờ cũng hướng con người đến điều tốt đẹp, ở ác sẽ bị ác giả ác báo, ở hiền chắc chắc sẽ gặp lành. Chính vì vậy mà việc bố mẹ cho con tiếp xúc với truyện cổ tích ngay còn nhỏ sẽ rất có ích cho sự phát triển về nhân cách sau này của trẻ. Con không chỉ phân biệt được đúng sai, mà còn trân trọng hơn tình cảm gia đình, biết yêu thương ông bà, cha mẹ và lễ phép với người xung quanh.
Đặc biệt, với việc sử dụng vẽ tranh minh họa truyện cổ tích , trẻ em sẽ có nhiều hứng thú hơn. Hình ảnh đầy màu sắc trong truyện sẽ giúp trẻ dễ dàng ghi nhớ nội dung câu chuyện. Đồng thời còn rất có ích trong việc sáng tạo, tư duy ở trẻ. Và hơn hết còn góp phần phát triển năng khiếu mỹ thuật.
Vẽ tranh minh họa truyện cổ tích sẽ là cách tiếp cận tuyệt vời cho những bé không thích đọc sánh. Bố mẹ có thể hướng dẫn con vẽ tranh theo nội dung diễn biến của cốt truyện. Điều này sẽ kích thích được sự tò mò và học hỏi của bé.
2. Hướng dẫn vẽ tranh minh họa truyện cổ tích cho bé
Sau đây là nội dung vẽ tranh minh họa của những truyện cổ tích gần gũi, hay, dễ thực hiện nhất. Bạn cùng tham khảo để hướng dẫn cho con nhé.
2.1. Vẽ tranh minh họa truyện cổ tích Bó đũa
Bó đũa là một trong những truyện cổ tích Việt Nam hay nói về ý nghĩa, vai trò quan trọng của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống.
Truyện kể về một gia đình nọ rất giàu có, sinh được 5 người con. Vì đời sống quá sung túc và dễ dàng, 5 người con lại trở nên hư đốn, ích kỷ và luôn tranh giành lẫn nhau. Họ bao giờ cũng vì chuyện phân chia tài sản mà cãi cọ.
Người làm cha mẹ nhìn thấy cảnh này nên không khỏi xót xa. Dù khuyên nhủ thế nào thì 5 người con vẫn không nghe. Người cha lâm bệnh nặng, biết mình không qua khỏi, ông gọi 5 người con đến bên giường, đưa cho chúng 1 chiếc đũa và bảo bẻ gãy. 5 người lần lượt đều bẻ gãy được 1 chiếc đũa.
Tìm hiểu thêm: Khi trẻ có em – nỗi buồn mang tên “được lên chức anh – chị” và cách xoa dịu trẻ theo độ tuổi
Đến khi người cha đưa nguyên bó đũa và bảo hãy bẻ gãy tất cả cùng một lúc. Anh cả, anh hai rồi đến người em út, chẳng ai có thể bẻ gãy được bó đũa.
Người cha mới ôn tồn nói với các con rằng, khi các con chia rẻ, thì số mệnh cũng sẽ dễ dàng bị quật ngã như chiếc đũa gãy kia. Nhưng nếu đoàn kết lại với nhau, các con sẽ trở nên lớn mạnh và vững vàng như bó đũa. Nói xong, người cha qua đời, cả năm anh em được dạy một bài học vô cùng đáng giá, trở nên đoàn kết và yêu thương lẫn nhau.
Hướng dẫn vẽ tranh minh họa truyện cổ tích Bó đũa:
- Bạn có thể hướng dẫn trẻ vẽ một tình tiết trong truyện mà trẻ thích nhất. Các tình tiết riêng lẻ bạn có thể gợi ý cho trẻ như bó đũa, tình tiết người cha bảo ban các con,…Sau vẽ, cho bé tô màu để kích thích và tạo hứng khởi cho bé.
- Tiếp tục hướng dẫn bé vẽ thêm nhiều hơn một tình tiết, để con có thể hoàn thành một phần câu truyện theo khả năng tưởng tượng của mình.
- Khi trẻ đã vẽ được nhiều tình tiết, bạn có thể khuyến khích trẻ vẽ theo cốt truyện có nhiều tình tiết theo sự tưởng tượng của trẻ.
- Khi trẻ đã hoàn thành, bạn có thể khuyến khích trẻ tự nhìn vào tranh vẽ của mình để thuật câu truyện cũng như chia sẻ ý nghĩa mà trẻ đã tiếp thu được. Từ đây, bạn có thể mượn nội dung câu chuyện để dạy thêm cho con về ý nghĩa của sự đoàn kết, nhường nhịn, yêu thương, đùm bọc và vâng lời.
2.2. Vẽ tranh minh họa truyện cổ tích Mai An Tiêm
Truyện cổ tích Mai An Tiêm còn được biết đến với tên gọi khác là sự tích quả dưa hấu. Có thể nói, ngay từ khi còn nhỏ, mỗi một thế hệ học trò đều được nghe qua câu chuyện này.
Đó là một Mai An Tiêm hội tụ đầy đủ những đức tính tốt đẹp của con người. Chàng là Hoàng tử của vua Hùng thứ 18, được vua cha hết mực yêu thương. Trong một buổi yến tiệc, vì sự chính trực, không xu nịnh nên khi vua cha ban thưởng, chàng không những không nhận mà còn nói rằng “của biếu là của lo, của cho là của nợ”. Vua cha tức giận, đày Mai An Tiêm cùng vợ ra đảo hoang, không cho mang theo bất cứ thừ gì ngoài con dao cùn.
Hai vợ chồng không vì thế mà nản lòng, vẫn giữ tinh thần lạc quan sống trên hòn đảo. Một ngày nọ có đàn chim lạ bay ngang làm rơi những hạt giống, Mai An Tiêm đem trồng với một niềm hy vọng mãnh liệt.
Không ngờ, sau vài tháng kiên trì chăm sóc, hạt giống ngày nào giờ đã cho ra những quả ngọt. Mai An Tiêm khắc tên mình lên những quả dưa hấu, tìm cách đưa chúng vào đất liền. Loại quả mà Mai An Tiêm trồng, vừa ngọt lại vừa mát. Rất nhanh trở nên nổi tiếng. Vua cha biết chuyện và cho gọi Mai An Tiêm trở về. Sau này, Mai An Tiêm đã hướng dẫn cho người dân cách trồng và chăm sóc loại quả này.
Sự tích quả dưa hấu cho thấy được tinh thần lạc quan, ý chí vươn lên nghịch cảnh, chỉ cần không ngừng nổ lực, chắc chắc bạn sẽ được đền đáp xứng đáng. Đặc biệt, chi tiết Mai An Tiêm chỉ dạy người dân cách trồng hạt giống còn thể hiện được ý nghĩa của lòng chia sẻ, bao dung. Và sâu xa hơn, đó là sự gìn giữ, phát huy những truyền thống tốt đẹp cho thế hệ mai sau.
Hướng dẫn vẽ tranh minh họa truyện cổ tích Mai An Tiêm:
- Bạn có thể gợi ý cho bé vẽ một vài chi tiết dễ nhất trong truyện như quả dưa hấu, hòn đảo nơi Mai An Tiêm sống.
- Tiếp tục gợi ý để trẻ vẽ nhiều tình tiết hơn cho mỗi phần của truyện. Cho bé được chọn lọc tình tiết mà con thích nhất để vẽ làm phần đại diện cho phần truyện.
- Cho bé ghép các phần truyện đã vẽ được lại với nhau. Khuyến khích con diễn giải lại câu truyện nhấn mạnh theo tranh bé đã vẽ được. Bạn đặt ra các câu hỏi liên quan để con giải thích theo cách hiểu, cảm nhận của bé.
2.3. Vẽ tranh minh họa truyện cổ tích Nàng tiên ốc
Thuở xưa có một bà già nghèo khổ sống một mình, chẳng có con cái để nương tựa. Ngày ngày bà phải ra đồng mò cua bắt ốc để kiếm sống.
Một hôm, bà bắt được một con ốc rất xinh, càng nhìn lại càng thấy thương. Không nỡ bán, bà cho vào trong lu nước sau nhà để nuôi. Từ ngày đó, trong nhà bà cụ đã xảy ra rất nhiều chuyện lạ. Lần nào sau khi ra đồng trở về, sân nhà bà đã tươm tất, sạch sẽ, đàn lợn được ăn no nê và trên bàn còn có mâm cơm nóng hổi.
>>>>>Xem thêm: Bệnh chốc ở trẻ em có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời
Một hôm, bà đi làm như mọi ngày, nhưng đi được nửa đường, bà quyết định quay về để xem ai là người đã giúp đỡ. Bà nép người vào chỗ khuất và giật mình nhìn thấy một nàng tiên xinh đẹp bước ra từ trong vỏ ốc. Nàng giúp bà quét dọn nhà cửa, cho lợn ăn và nấu cơm. Thấy thế, bà lão nhanh chóng chạy lại đập vỡ vỏ ốc và ôm lấy nàng tiên, bảo hãy làm con của bà. Nàng tiên đồng ý, thể là hai mẹ con sống hạnh phúc, vui vẻ bên nhau.
Câu chuyện nói về tình yêu thương giữa người với người. Mặc dù không cùng huyết thống, kể cả khi không cùng đồng loại nhưng biết trao đi yêu thương, chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng.
Hướng dẫn bé vẽ tranh minh họa truyện cổ tích Nàng Tiên Ốc:
- Gợi ý bé vẽ ốc, vườn tược hoặc nhân vật bà cụ.
- Gợi ý cho bé vẽ những tình tiết phức tạp hơn về nàng tiên, các dụng cụ trong nhà bếp, cảnh nhà bếp hay tình tiết cô tiên đang dọn dẹp.
- Cho bé tô màu theo ý thích của bé.
- Khuyến khích bé diễn tả lại nội dung truyện theo tranh bé đã vẽ.
Vẽ tranh minh họa truyện cổ tích không chỉ giúp trẻ em ghi nhớ lâu hơn nội dung cốt truyện mà còn có lợi cho tư duy, sáng tạo và rèn luyện năng khiếu vẽ tranh. Ngoài những truyện cổ tích trên đây, bố mẹ có thể đến nhà sách để tìm hiểu và chọn mua thêm nhiều truyện khác nữa để bé luyện vẽ nhé.
Mỹ Lệ