Vàng da ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần lưu ý

Rate this post

Vàng da ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh vô cùng phổ biến, đối với đa số trẻ sơ sinh mới chào đời. Vàng da ở trẻ sơ sinh chia thành vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Vậy khi nào trẻ sơ sinh được gọi là mắc bệnh vàng da sinh lý? Khi nào trẻ sơ sinh được gọi là mắc bệnh vàng da bệnh lý. Cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu về vấn đề này mẹ nhé!

Bạn đang đọc: Vàng da ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần lưu ý

Vàng da ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh thường xuất hiện trong vòng 72 giờ sau khi sinh. Lúc này, trẻ sẽ được thăm khám và xét nghiệm để xác định trẻ có bị vàng da hay không.

Vàng da ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần lưu ý

1. Thế nào là vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh?

Đối với những trẻ sinh đủ tháng, vàng da ở trẻ sơ sinh được gọi là vàng da sinh lý khi vàng da xuất hiện sau 24 giờ sau khi sinh. Vàng da sinh lý thường xuất hiện ở các vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn với mức độ vàng da nhẹ.

Vàng da sinh lý được xem là tính trạng vàng da đơn thuần ở trẻ sơ sinh, không kết hợp với các triệu chứng bất thường khác như thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ…

Khi xét nghiệm kiếm tra, vàng da sinh ký được xác định khi nồng độ bilirubin/ máu không quá 12 mg% ở trẻ đủ tháng và không quá 14 mg% ở trẻ sinh non thiếu tháng…Tốc độ tăng bilirubin/ máu không quá 5 mg% trong 24 giờ.

2. Thế nào là vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh?

Vàng da ở trẻ sơ sinh được coi là vàng da bệnh lý khi xuất hiện tình trạng vàng da kèm theo các triệu chứng bất thường sau: Vàng da đậm màu xuất hiện sớm. Bệnh vàng da không hết vàng sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và không hết sau 2 tuần đối với trẻ sinh non thiếu tháng. Vàng da xuất hiện toàn thân và cả mắt. Vàng da kèm theo các triệu chứng bất thường khác như trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật… Xét nghiệm bilirubin trong máu tăng hơn bình thường.

Vàng da ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần lưu ý

3. Nguyên nhân gây ra bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra do sự tích tụ của bilirubin là một chất có màu vàng được sinh ra khi các tế bào máu đỏ bị phá vỡ. Bệnh vàng da hay xảy ra ở trẻ sơ sinh vì các bé có lượng tế bào máu đỏ cao, các tế bào này thường xuyên bị phá vỡ và được thay mới. Tuy nhiên, gan của trẻ lại chưa đủ trưởng thành để lọc bỏ hết bilirubin khỏi máu.

4. Dấu hiệu nhận biết trẻ vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện các triệu chứng sau: Da trẻ bị vàng, vùng tròng mắt bị vàng, vàng lòng bàn tay, lòng bàn chân, nước tiểu của trẻ có màu tối hoặc màu vàng; phân của trẻ nhạt màu thay vì màu vàng hay da cam như bình thường.

Một số dấu hiệu khó nhận biết hơn ở vàng da bệnh lí như: Da trẻ đỏ hồng hay đen, mẹ dùng ngón tay ấn nhẹ lên da trẻ trong vài giây sau đó thả ra. Nếu trẻ bị vàng da, nơi ấn ngón tay sẽ có màu vàng rõ rệt, còn bình thường sẽ có màu trắng.

Tìm hiểu thêm: Trẻ bị ho sổ mũi có nên đi chích ngừa, trường hợp nào không nên cho trẻ đi?

Vàng da ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần lưu ý

5. Làm gì khi trẻ sơ sinh bị vàng da?

Tùy vào trẻ mắc bệnh vàng da bệnh lý hay vàng da sinh lý mà có cách điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh khác nhau:

Vàng da sinh lý sẽ tự khỏi trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ sinh non, thiếu tháng, lúc này gan đã phát triển đầy đủ hơn và đủ sức xử lý bilirubin, nên bệnh vàng da sẽ “biến mất” mà không cần dùng thuốc cũng như không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào.

Vàng da bệnh lý được xem là dấu hiệu của một căn bệnh tiềm tàng nào đó. Vàng da sẽ xuất hiện sớm trong vòng 24 giờ sau sinh. Đối với trường hợp này, cần được các bác sĩ thăm khám ngay để chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu không được phát hiện sớm để điều trị, bệnh có thể để lại biến chứng nguy hiểm như giảm thị lực, thính lực, trí não chậm phát triển.

Vàng da ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần lưu ý

>>>>>Xem thêm: Một số bài cúng đầy tháng cho bé gái mong con khỏe mạnh khôn lớn

Vàng da ở trẻ sơ sinh ít nhiều đều khiến các mẹ hoang mang lo lắng. Blogtretho.edu.vn hy vọng với những chia sẻ trong bài viết trên đây, sẽ giúp mẹ nhận biết về các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh, để có cách điều trị thích hợp cho trẻ. Chúc bé nhà bạn lớn nhanh và khỏe mạnh.

Ngọc Hoài tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *