Cholestasis còn gọi là chứng ứ mật trong thai kỳ, một căn bệnh hiếm gặp ở mẹ bầu. Tỉ lệ mắc bệnh này ở mẹ bầu là 1/1.000.
Bạn đang đọc: Ứ mật thai kỳ và những điều bà bầu mắc chứng này cần biết
Nguyên nhân mắc cholestasis
Do axit mật được tạo thành từ gan thay vì di chuyển vào túi mật để bẻ gãy các chất béo cần thiết trong quá trình tiêu hóa thì lại chảy tràn vào máu do sự thay đổi của các nội tiết tố thai kỳ. Lúc này axit mật đọng lại dưới da và gây ra sự ngứa ngáy dễ nhận biết của căn bệnh này.
Biểu hiện của bệnh là gây ra ngứa ngáy
Những nguy cơ gây chứng cholestasis
Nếu mẹ có tiền sử bệnh gan, bệnh sỏi mật, mang đa thai hay có người trong gia đình mắc chứng này thì dễ bị mắc bệnh hơn.
Các theo dõi cho thấy mẹ sống ở Thụy Điển hoặc Chilê có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Ngoài ra nếu mẹ bầu từng bị ngứa do uống thuốc tránh thai thì đây cũng là dấu hiệu cho thấy mẹ có thể bị mắc bệnh này.
Triệu chứng của cholestasis
Biểu hiện rõ nhất của chúng là chứng ngứa da, nặng nhất vào ba tháng cuối và khi sắp sinh. Những vùng ngứa nhiều hơn như cánh tay và chân, đặc biệt là lòng bàn tay và bàn chân.
Nước tiểu của mẹ sẽ có màu sẫm do axit mật được thải ra. Mẹ cũng dễ có tâm trạng thất thường, buồn bực, trầm cảm, dễ nổi giận.
Mẹ có thể bị mất ngủ hay giờ giấc ngủ bị xáo trộn, cảm thấy mệt mỏi, không thư giãn được. Phân của mẹ bầu cũng chuyển sang màu nhạt do các chất béo không được chuyển hóa và bài tiết ra ngoài.
Buồn nôn, khó chịu ở đường ruột và khó chịu ở bụng bên phải là các cảm giác do bệnh gây ra.
Tìm hiểu thêm: 4 giai đoạn phát triển quan trọng của não thai nhi
Xét nghiệm máu là cách phát hiện bệnh chính xác
Biến chứng của cholestasis
– Thai nhi có thể bị sinh non do sự tác động của lượng axit mật tăng cao trong máu mẹ.
– Nếu mẹ bầu bị thiếu hụt vitamin K chúng sẽ dẫn đến các vấn đề nghẽn máu hay tăng nguy cơ chảy máu trong ở cả mẹ và bé.
– Mẹ có thể bị suy thai hay thai chết lưu.
– Chắc chắn là trong lần mang thai tiếp theo mẹ cũng sẽ phải đối mặt với chứng bệnh này.
Hậu quả của chứng cholestasis
Bệnh thường không để lại di chứng. Sau khi sinh các biểu hiện của bệnh sẽ biến mất, chậm nhất là sau khoản bốn tuần.
Tuy nhiên, nếu mẹ mắc bệnh này thì nên khám tổng quát sau khi sinh bé để đảm bảo gan không có vấn đề gì nhé.
Chẩn đoán chứng cholestasis
Tiến hành xét nghiệm máu sẽ kiểm tra được hàm lượng axit mật có trong máu. Nếu hàm lượng này cao hơn bình thường cần tiến hành các xét nghiệm tổng quát khác để chắc chắn chẩn đoán chính xác bệnh.
Điều trị cholestasis
Tùy thuộc vào triệu chứng và mức độ sẽ có cách điều trị khác nhau.
Nếu mẹ bầu mất ngủ, ngứa trầm trọng cần can thiệp bằng thuốc.
Nếu các triệu chứng không ảnh hưởng quá nhiều đến mẹ bầu thì nên theo dõi bệnh trước khi quyết định can thiệp điều trị.
Tuy nhiên khi mắc bệnh, mẹ bầu cần được theo dõi và kiểm soát bệnh để tránh các biến chứng có thể xảy ra. Các quyết định chữa trị để ngăn chặn biến chứng thường được tiến hành vào tuần thứ 37-38. Tuy nhiên, việc tiến hành cần cẩn trọng để tránh gây những tổn thương về lâu về dài cho bé.
Các cách giảm khó chịu cho mẹ bầu
Một số phương pháp như dùng kem thoa ngoài da có thể giúp mẹ bầu giảm tình trạng ngứa ngáy. Tuy nhiên, mẹ cũng cần chọn loại kem an toàn không có các thành phần có thể gây hại cho thai nhi khi thẩm thấu qua da.
>>>>>Xem thêm: Bà bầu đi tiểu nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không và những điều mẹ nên biết
Bôi kem giúp giảm khó chịu cho mẹ bầu bị chứng ứ mật.
Tắm nước mát, mặc đồ mỏng nhẹ, giữ vệ sinh và cắt ngắn móng tay là những cách để giúp làn da cảm thấy dễ chịu hơn và tránh các xây xước, tổn thương cho da.
Mẹ cũng nên uống bổ sung vitamin K để ngăn ngừa các biến chứng về tắc nghẽn máu.
Kiểm soát chứng cholestasis
Để kiểm soát chứng này mẹ nên theo dõi sức khỏe định kỳ và nên xét nghiệm máu để nhanh chóng phát hiện các vấn đề về gan hay hàm lượng axit mật nếu có.
Nếu mẹ bầu bị xác định bị ứ mật trong thai kỳ nên được chăm sóc bởi một bác sĩ chuyên về gan. Đồng thời việc theo dõi bệnh cũng cần đượctheo dõi chặt chẽ để đảm bảo bé và mẹ được khỏe mạnh dù là sinh mổ hay sinh thường.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)