Truyện cổ tích thiếu nhi sẽ mang trẻ đến nhưng vùng đất mới lạ, mà ở đó con có thể học được muôn vàn điều hay, lẽ phải. Trong phạm vị bài viết dưới đây, Blogtretho.edu.vn giúp bố mẹ lựa chọn những câu truyện cổ tích ngắn gọn, hay nhất dành cho con. Bố mẹ cùng xem qua nhé.
Bạn đang đọc: Truyện cổ tích thiếu nhi đặc sắc, ngắn gọn mẹ nên kể cho trẻ nghe
Contents
1. Truyện cổ tích thiếu nhi Cái yên ngựa
Câu chuyện bắt đầu từ ngay xửa ngày xưa, ở một vùng quê nọ có viên quan tên là Hồ Lưu, nổi tiếng hung ác. Năm 62 tuổi, Hồ Lưu chết, diêm vương lật sổ thấy tội trạng của Hồ Lưu quá nặng nên bắt đầu thai làm con ngựa. Hồ Lưu bị tên nài bạc đãi, thường xuyên thúc đầu gối vào hông, khi cưỡi thì không dùng đến yên. Buồn bã, Hồ Lưu nhịn ăn cỏ 3, 4 ngày thì chết.
Diêm Vương tức giận vì Hồ Lưu chưa đền hết tội mà dám quay về, thế là cho đầu thai thành con chó. Lần này cũng bị bạc đãi nhưng Hồ Lưu không dám tự tử, ông nghĩ ra kế sách cắn vào ông chủ để được đánh chết. Thế nhưng, Diêm Vương biết được nên Hồ Lưu lại tiếp tục đầu thai làm con rắn. Lần này, Hồ Lưu bò ra giữa đường thì bị xe ngựa chạy qua cán chết.
Thấy Hồ Lưu đã chuộc tội đầy đủ, Diêm Vương cho phép đầu thai thành người, lấy tên là Lưu Công. Ngay từ nhỏ, Lưu Công đã đèn sách chăm chỉ, học hành rất giỏi và lớn lên được làm quan. Trong suốt cuộc đời của mình, ông luôn răn dạy các tùy thuộc lúc muốn cưỡi ngựa phải mang yên, không được lạm quyền làm khổ dân chúng.
Nội dung của sự tích Cái yên ngựa tuy ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Phải biết đối đãi tốt với mọi người xung quanh và kể cả loài vật cũng cần được yêu thương, tôn trọng. Đồng thời, câu chuyện còn là bài học về cách hành xử của người làm quan với dân thường, không được ỷ vào quyền thế mà bắt nạt kẻ yếu hơn.
2. Truyện cổ tích thiếu nhi Cây táo thần
Ở khu vườn nọ, mọc lên một cây táo rất to, hằng ngày bọn trẻ con trong làng thường đến đây nô đùa vào cùng hái táo ăn. Một hôm, bỗng đâu xuất hiện một cậu bé, cậu bé xua đuổi đám trẻ đi hết và nói rằng đây là cây táo trong vườn nhà cậu. Bọn trẻ rất buồn và lặng lẽ ra về. Chỉ còn một mình cậu bé hống hách ở lại.
Cậu bé chẳng biết rằng đây là cây táo thần. Thế nên bằng phép lạ, táo thần đã để cậu bé ngủ thiếp dưới gốc cây và mơ một giấc mơ. Trong mơ, cậu bé thấy bụng đói cồn cào, trèo lên cây để hái táo ăn, nhưng khi tay chạm vào quả táo nào thì quả đó lại rơi vào cái hốc to tướng nằm giữa thân cây. Đến khi chỉ còn một quả trên cành, cậu bé bật khóc. Lúc này cây táo cất tiếng hỏi han, cậu bé nói rằng ông táo thật ích kì, ăn hết mà không chừa lại quả nào.
Cây táo nhắc lại chuyện cậu đã đuổi đám trẻ ra khỏi vườn và hỏi việc làm của cậu có ích kỉ không. Cậu bé ân hận và nhìn cây táo nói mình đã biết lỗi. Sau đó, cậu giật mình tỉnh giấc thấy mình đang nằm dưới gốc cây, cái hố đen to tướng ở thân cây không còn và trên cành vẫn sai trĩu quả.
Cậu bé vội vàng đi gọi đám trẻ lại, nhận lỗi sai và tự mình trèo lên cây hái táo chia cho các bạn. Ai nấy đều cười đùa vui vẻ. Cậu bé bất chợt nhận thấy rằng, khi có người chia sẻ, niềm vui sẽ nhân lên gấp đôi và hạnh phúc được tràn đầy.
Cây táo thần là một trong những câu chuyện rất ý nghĩa dạy trẻ về sự sẻ chia. Trong kho tàng truyện cổ tích , có khá nhiều truyện hay về chủ đề này, song truyện Cây táo thần khá ngắn gọn và gần gũi với trẻ. Vì thế, đây chắc chắn là truyện nên có trong bộ sưu tầm truyện cổ tích cho các con bố mẹ ạ.
3. Truyện cổ tích thiếu nhi về loài vật – Con Cóc không vâng lời
Trong một cái ao rộng, có một con Cóc nhỏ cực kỳ ương bướng, chẳng bao giờ nghe lời mẹ dặn, ngược lại còn làm trái lời. Mẹ Cóc dặn lên đồi cao chơi thì nó lại đi xuống biển. Cóc con ngày này qua tháng nọ đều ngang ngược như thế khiến Cóc mẹ vô cùng buồn lòng.
Tìm hiểu thêm: Để dạy trẻ kỹ năng giao tiếp hiệu quả – cha mẹ cần thực hiện 11 việc làm sau đây
Sau đó Cóc mẹ ngã bệnh nặng, biết mình không còn sống được bao lâu, Cóc mẹ gọi Cóc con đến căn dặn, khi chết đừng chôn mẹ trên núi mà hãy chôn cạnh dòng suối. Vì biết Cóc con thế nào cũng làm ngược lại lời mình nói nên Cóc mẹ nhắm mắt ra đi.
Thấy mẹ chết, Cóc con ân hận nhận ra lỗi lầm của mình. Lúc này nó nghĩ từ xưa đến nay đều làm trái lời mẹ, lần này sẽ làm đúng như lời mẹ dặn.
Cóc con đem chôn mẹ bên cạnh dòng suối, mặc dù thấy không yên tâm lắm nhưng Cóc con muốn làm theo đúng di nguyện của mẹ. Vài tuần sau, có trận mưa lớn, nước suối tràn lên cả bờ, Cóc con lo lắng mộ mẹ sẽ bị nước cuốn trôi đi nên nó vội vàng chạy ra xem.
Dưới cơn mua tầm tã, Cóc con khuỵa xuống van khóc: “Kaegul! Kaegul! Xin đừng có cuốn trôi mộ của mẹ tôi”. Thế là cứ hễ trời mưa thì Cóc con sẽ luôn kêu “Kaegul! Kaegul”.
Câu chuyện là bài học về sự vâng lời. Làm con cái phải biết nghe theo lời bố mẹ. Đó mới là hiếu thuận. Đừng để mọi thứ trở nên tội tệ, giống như cái chết của Cóc mẹ trong truyện. Dù Cóc con có hối hận như thế nào thì mẹ vẫn không thể sống dậy.
4. Truyện cổ tích thiếu nhi về lòng hiếu thảo – Sự tích hoa cúc trắng
Về danh sách truyện cổ tích hay nhất liên quan chủ đề lòng hiếu thảo có khá nhiều câu chuyện cảm động. Một trong những truyện cổ tích ngắn và rất ý nghĩa là Sự tích hoa cúc trắng.
Chuyện kể về một cô bé sống cùng với mẹ trong túp lều cũ nát. Thật không may, người mẹ ngã bệnh nhưng nhà nghèo không có tiền mua thuốc khiến bệnh càng lúc càng nặng hơn.
Cô bé ngồi khóc thì có ông lão đi qua, hỏi chuyện và chỉ cô bé vào rừng, hái bông hoa duy nhất bên dưới gốc cây cổ thụ, trên bông hoa có bao nhiêu cánh thì mẹ sẽ sống được bấy nhiêu ngày.
Chẳng sợ đường xa, cũng không lo thú dữ ăn thịt, cô bé vội vàng vào rừng, vượt qua nhiều núi non hiểm trở, cuối cùng cũng tìm được bông hoa mà ông cụ nói. Thế nhưng bông hoa chỉ vỏn vẹn 4 cánh.
Chẳng đành lòng, cô bé dùng tay xé những cách hoa lớn thành từng cách hoa nhỏ. Cứ như thế, bông hoa dần trở nên nhiều cánh đến nỗi chẳng thể đếm được. Vì hoa có màu trắng nên người ta đặt cho chúng cái tên là bông cúc trắng.
Ngày nay, cứ thấy bông hoa cúc trắng, người ta lại nghĩ đến lòng hiếu thảo của cô bé. Và trong những ngày lễ tết, giỗ chạp, bàn thờ tổ tiên chẳng bao giờ thiếu đi bông hoa cúc trắng, như một phần ghi nhớ công ơn sinh thành.
5. Truyện cổ tích Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn
Đây là truyện cổ tích thiếu nhi phổ biến nhất, có thể nói hầu như trẻ em nào cũng biết đến. Truyện kể về một nàng công chúa Bạch Tuyết xinh đẹp, hoàng hậu vì ganh tỵ mà tìm cách hại chết nàng để được trở thành người đẹp nhất thế gian.
>>>>>Xem thêm: Sốt về chiều và đêm ở trẻ em – nguyên nhân dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Công chúa Bạch Tuyệt nhờ vào sự che chở của bảy chú lùn trong khu rừng mà sống sót, vượt qua được nhiều âm mưu của hoàng hậu độc ác. Thế nhưng, cuối cùng trong một lần cả tin, Bạch Tuyết ăn phải táo độc của hoàng hậu và ngủ say. Sau đó, nhờ vào nụ hôn của hoàng từ mà sống dậy, hai người sống hạnh phúc bên nhau. Còn hoàng hậu bị trừng trị, trả giá cho tội ác mà mình đã gây ra.
Bạch Tuyết và bảy chú lùn là câu chuyện thể hiện rõ ràng nhất ranh giới giữa cái thiện và cái ác. Đồng thời còn khẳng định, cái thiện bao giờ cũng chiến thắng được cái ác, những người tốt bụng bao giờ cũng được đền đáp xứng đáng.
Truyện cổ tích thiếu nhi có nhiều truyện tuy nội dung không quá dài nhưng lại chứa đựng nhiều bài học sâu sắc, ý nghĩa. Ở đây, trẻ sẽ phân biệt được đúng sai, học được bài học về cách ứng xử đúng đắn giữa người với người, về lòng hiếu thảo, vị tha và tinh thần tương thân tương ái. Vì thế, ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ hãy để con được tiếp xúc với những câu chuyện cổ tích nhé.
Mỹ Lệ