Trò chơi dân gian ngày Tết không chỉ đơn thuần là những trò vui tiêu khiển cho trẻ nhỏ dịp xuân về. Đây còn là “bầu trời xanh” mang sắc thái riêng, chứa đựng những nét đẹp văn hóa giá trị đặc trưng truyền thống dân tộc Việt Nam.
Bạn đang đọc: Trò chơi dân gian ngày Tết cho bé yêu vui hết xuân sang
Contents
1. Lợi ích trò chơi dân gian ngày tết cho bé
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, cuộc sống trẻ nhỏ trở nên đầy sắc màu kỷ niệm tuổi thơ hơn nhờ vào các trò chơi. Trò chơi dân gian dành cho trẻ chứa đựng cả một nền văn hóa độc đáo, giàu bản sắc dân tộc Việt Nam. Loại hình trò chơi này không chỉ giúp bé phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu sâu sắc hơn về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.
Trò chơi dân gian có sức lôi cuốn mạnh mẽ và vô cùng bổ ích với trẻ, giúp trẻ rèn thể chất, trí tuệ và tình yêu thương bạn bè, gia đình, quê hương và đất nước. Trò chơi dân gian như dòng sữa mẹ nuôi lớn tâm hồn trẻ thơ. Là nhịp cầu kết nối giữa trí tuệ và cảm xúc. Thông qua trò chơi dân gian với các hình thức là câu ca dao, đồng dao, trẻ có thêm “bầu trời” mới thỏa sức phát triển mạnh mẽ về ngôn ngữ.
Với tính chất trò chơi là sự nhanh nhạy, khéo léo, tính toán hợp lý, logic giúp phát triển nhận thức cho trẻ. Muốn đạt được kết quả tốt trong quá trình chơi, yêu cầu trẻ phải có tinh thần đồng đội, tương thân tương ái, hỗ trợ lẫn nhau qua đó giúp việc phát triển tình cảm thẩm mỹ và tình cảm đạo đức cho trẻ. Cuối cùng, có thể tóm gọn, trò chơi dân gian góp phần giúp trẻ hiểu hơn về quy tắc chuẩn mực, hành vi của xã hội.
2. Các trò chơi dân gian ngày tết cho bé
Kho tàng trò chơi dân gian của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú. Dưới đây là cách để chơi 10 trò chơi dân gian mang đậm nét văn hóa, truyền thống dành cho trẻ vào dịp tết.
2.1. Ô ăn quan
2.1.1 Mục đích
Rèn khả năng tư duy ở trẻ: Khả năng phán đoán và tính toán nước cờ.
2.1.2 Cách chơi
Chia đều số quân và số quan cho mỗi người: 10 quân và 1 quan. Đầu tiên, mỗi người xếp vào mỗi ô hình chữ nhật của mình 2 quan và một quan. Sau đó chơi oẳn tù tì để chọn người được đi trước.
Người chơi đầu tiên bốc quan trong một ô tùy theo sự tính toán của mình rồi rải vào mỗi ô một viên theo chiều đi bên phải hoặc bên trái cho đến hết lượt. Khi rải hết quân trên tay đến đâu lại bốc quan của ô kế tiếp mà rải. Nếu rải đến ô cuối cùng mà gặp ô tiếp đến là ô cái thì không được rải nữa mà phải nhường quyền cho người đối diện chơi.
Nếu rải đến ô cuối cùng mà gặp ô tiếp đến là ô trống thì được quyền ăn những ô tiếp liền của ô trống này. Nếu tiếp đến theo ô vừa ăn là ô trống và liền kề lại là ô có quân thì người chơi lại được ăn liên tục một ô nữa (kế ô cái), có thể ăn 1 lúc liên hoàn nhiều ô nếu biết tính toán cánh đi thông minh. Lần sau chơi, có thể tăng số quân chơi của từng ô nhỏ: 3,4,5 quân 1 ô.
2.1.3 Luật chơi
Mỗi người chơi được sở hữu 5 ô chữ nhật nhỏ trước mặt mình, chỉ được quyền di chuyển những quân trong ô của mình, không được bốc quân trong ô cái để đi, mỗi lần đặt vào ô một quân. Ván chơi kết thúc khi 2 ông quan bị ăn hết (không còn ô cái). Ai ăn được nhiều quan là thắng.
2.2. Cướp cờ
2.2.1 Mục đích
- Rèn khả năng tập trung, chú ý lắng nghe và phối hợp giữa các trẻ trong nhóm chơi.
- Rèn sự nhanh nhẹn và biết “lừa” đối phương để chiến thắng.
2.2.2 Cách chơi
Chia trẻ làm 2 phe (số người bằng nhau) đứng đối diện trước vạch mốc, mỗi phe đếm số thứ tự (đếm to cho đối phương biết). Chọn 1 cháu làm trưởng trò khiển cuộc chơi. Trưởng trò gọi 1 số (ví dụ gọi số 2), hai cháu cùng số 2 chạy thật nhanh lên vị trí cắm cờ. Hai trẻ rình nhau, chờ cho đối phương sơ hở để chớp thật nhanh cờ rồi chạy về đội của mình.
Nếu để cho đối phương chạy theo chạm vào người của mình sẽ không được tính điểm. Nếu đối phương không đập vào người của mình thì được tính điểm. Trưởng trò tiếp tục gọi số khác. Hết thời gian quy định phe nào được nhiều điển thì thằng cuộc.
2.2.3 Luật chơi
Nếu để cho đối phương chạy theo chạm vào người của mình sẽ không được tính điểm. Hết thời gian quy định phe nào được nhiều điểm là thắng.
2.3. Kéo co
2.3.1 Mục đích
Rèn sức mạnh, biết phối hợp với nhau khi chơi, rèn tính tập thể.
2.3.2 Cách chơi
Mỗi đội đứng một bên, đối diện với nhau qua vạch ranh giới, chọn một trẻ khỏe nhất đứng đầu hàng, các trẻ đứng sau cùng nắm tay vào dây để kéo, chân đứng ở tư thế chân trước, chân sau hơi choãi nhưng chắc chắn, hai đội đứng thành hàng dọc.
Khi có hiệu lệch của người điều khiển thì hai đội bắt đầu dùng sức kéo, đội nào kéo được đối phương qua khỏi vạch ranh giới thì đội đó thắng. Toàn đội phải biết hợp lực lại để có được sức mạnh tổng hợp. Trong quá trình kéo, toàn đội phải vừa kéo vừa đồng thanh hô thật to “hò do ta nào! Hò do ta nào” hoặc “ đội gấu đen cố lên”.. Để cà đội cùng có động cơ chiến thắng.
2.3.3 Luật chơi
- Khi có hiệu lệnh mới được kéo, trẻ không được túm quần áo lên mà kéo.
- Đội nào bị kéo ra khỏi vạch ranh giới giữa 2 đội là đội đó thua cuộc.
2.4. Bịt mắt bắt dê
2.4.1 Mục đích
Rèn luyện khả năng thính giác và khả năng định hướng âm thanh cho trẻ.
2.4.2 Cách chơi
Trẻ chơi trò oẳn tù tì để chọn một người điều khiển, 1 “người bắt dê”, một người làm “dê”, các trẻ còn lại cầm tay chạy thành vòng tròn. Người làm dê phải luôn miệng kêu “be, be, bé” và né người bắt dê. Người làm dê vào người bắt dê chỉ chạy trong vòng tròn. Người bắt dê lắng nghe tiếng dê kêu ở đâu và phán đoán xem hướng dê đang chạy để đuổi bắt, đến khi bắt được dê thì đổi vị trí cho nhau.
2.4.3 Luật chơi
Người bắt dê và dê không được chạy ra khỏi vòng. Nếu sau một thời gian không bắt được dê thì coi như dê thắng, chọn người khác vào làm dê.
2.5. Nhảy lò cò
2.5.1 Mục đích
Trẻ đi được bằng một chân.
Tìm hiểu thêm: Đánh giá tã dán Merries thương hiệu Nhật đang “làm mưa làm gió” thị trường Việt Nam
2.5.2 Cách chơi
Chia số trẻ thành 2 nhóm chơi. Số trẻ mỗi nhóm chơi bằng nhau và ngang sức nhau. Hai nhóm đứng thành hàng ngang đối diện nhau trước 1 vạch mốc, cách nhau khoảng 3m. Mỗi nhóm cử 1 trẻ nhảy lò cò từ phía bên hàng mình sang đến bên hàng của bạn, trẻ phải đổi chân và nhảy về hàng của nhóm mình. Nếu trẻ của nhóm nhảy lò cò đụng trúng mức thì các trẻ khác cùng hát lời đồng dao. Nếu hết bài hát mà trẻ của nhóm mình chưa về đến đích thì coi như ván đó bị thua cuộc. Lượt sau, nhóm của 1 trẻ khác vào nhảy. Cuối cùng, nhóm nào nhảy được nhiều ván hơn là thắng cuộc.
2.5.3 Luật chơi
Trẻ nhảy chân, còn chân kia phải co lên. Trẻ nhảy sang nhóm bạn phải đổi chân và nhảy về nhóm mình. Khi các trẻ hát hết bài mà trẻ nào không nhảy kịp về nhóm mình là thua 1 ván. Nhóm nào nhảy nhiều ván hơn dễ thắng cuộc.
2.6. Rồng rắn lên mây
2.6.1 Mục đích
Luyện tố chất vận động: nhanh nhẹn, khéo léo, rèn kỹ năng đối đáp bằng lời đồng dao, giáo dục tính tập thể.
2.6.2 Cách chơi
Dùng trò “Oẳn tù tì” để chọn bạn làm “Thầy thuốc”. Thầy thuốc ngồi hoặc đứng một chỗ trên sân chơi, số người chơi túm áo nhau (hoặc ôm ngang bụng nhau) thành một hàng dọc làm rồng rắn, đứng đối diện với thầy thuốc.
Rồng rắn đi vòng vèo trước mặt thầy thuốc, vừa đi vừa hát
Rồng rắn lên mây
Có cây núc nắc
Có nhà khiển binh
Thầy thuốc có nhà hay không?
Thầy thuốc đáp: Thầy thuốc không có nhà nha
Rồng rắn lại đi lượn vòng vèo, hát lại đoạn trên.
T hầy thuốc đáp: Thầy thuốc có nhà, mẹ con rồng rắn đi đâu?
Rồng rắn đáp: Đi lấy thuốc cho con
Thầy thuốc đáp: Con lên mấy?
Rồng rắn đáp: Con lên một
Thầy thuốc đáp: Thuốc không ngon
Rồng rắn đáp: Con lên hai
Thầy thuốc đáp: Thuốc không ngon
Rồng rắn đáp: Con lên ba
Thầy thuốc đáp: Thuốc ngon vậy, cho xin khúc đầu.
Rồng rắn đáp: Những xương cùng xẩu
Thầy thuốc đáp: Xin khúc giữa
Rồng rắn đáp: Chẳng ngon tí nào
Thầy thuốc đáp: Xin khúc đuôi
Rồng rắn đáp: Tha hồ thầy đuôi
Đến đây thì thầy thuốc tìm mọi cách để đuổi bắt đuôi rắn (tức người đứng cuối cùng của hàng). Rồng rắn thì cố chạy. Người đứng đầu cố cản thầy thuốc, các bạn trong hàng thì cố luồn lách để bảo vệ bạn cuối cùng. Cứ thế vừa chơi vừa hò reo vui vẻ đến khi một bên thua thì nghỉ chơi tiếp lần khác.
2.6.3 Luật chơi
Khi đến câu cuối cùng ‘Tha hồ thầy đuổi”, thầy thuốc mới được đuổi bắt rồng. Nếu thầy thuốc đập vào đuôi rồng thì rồng rắn thua. Nếu rồng rắn bị đứt khúc hoặc bị ngã thì rồng rắn cùng thua.
2.7. Thả đỉa ba ba
2.7.1 Mục đích
Rèn kỹ năng chạy, đuổi, di chuyển nhanh theo nhiều hướng khác nhau, rèn tố chất vận động: nhanh nhẹn, khéo léo.
2.7.2 Cách chơi
Vẽ 2 đường thẳng song song dài 3m, rộng 2m làm sông (tuỳ theo số lượng người chơi để vẽ sông to hay nhỏ). Khoảng 10 đến 12 bạn chơi, đứng thành vòng tròn quay mặt vào trong. Chọn một bạn vào trong vòng tròn vừa đi vừa đọc lời đồng dao
Thả đỉa ba ba
Chớ bắt đàn bà
Phải tội đàn ông
Cơm trắng như bông
Gạo tiền như nước
Đổ mắm đổ muối
Đổ chuối hạt tiêu
Đổ niêu nước chè
Đổ phải nhà nào
Nhà đấy phải chịu.
Cứ mỗi tiếng hát lại đập nhẹ vào vai một bạn. Tiếng cuối cùng rơi vào ai thì bạn đó phải làm “đỉa”. “Đỉa” đứng vào giữa sông, người chơi tìm cách lội qua sông, vừa lội vừa hát “Đỉa ra xa tha hồ tắm mát”. Đỉa phải chạy đuổi bắt người qua sông. Nếu chạm được vào ai (bạn chưa lên bờ) thì coi như bị chết, phải làm đỉa thay, trò chơi lại tiếp tục.
2.7.3 Luật chơi
Đỉa chỉ chạy trong sông, không được lên bờ. Người phải lội qua ao, không được đứng mãi trên bờ. Đỉa chạm vào bạn nào còn trong ao thì người đó phải chết, vào làm đỉa. Với 1 khoảng thời gian mà đỉa không bắt được ai thì đổi bạn làm đỉa.
2.8. Nhảy bao bố
2.8.1 Mục đích
Rèn luyện sức khoẻ, nhanh nhẹn, độ dẻo dai, khéo léo của trẻ. Trẻ biết phối họp với nhau khi chơi.
2.8.2 Cách chơi
Mỗi đội xếp thành hàng dọc. Trẻ thứ nhất đứng vào trong bao bố, hai tay cần lấy miệng bao. Khi người điều khiển có lệnh xuất phát thì trẻ thứ nhất của mỗi đội cầm miệng bao bắt đầu nhảy về phía đích rồi quay về điểm xuất phát.
Trong lúc trẻ thứ nhất bắt đầu nhảy thì trẻ thứ hai đứng sẵn trong bao bố khác chờ cho trẻ thứ nhất về đến vạch xuất phát thì sẵn sàng nhảy tiếp luôn. Trẻ thứ nhất nhảy xong đưa bao cho trẻ thứ ba chuẩn bị. Trò chơi tiếp tục cho đến người cuối cùng của đội.
2.8.3 Luật chơi
Trẻ thức nhất nhảy đến đích bằng bao bố và quay về vạch xuất phát thì người thứ hai của đội mới được nhảy tiếp. Đội nào về đích trước là đội thắng cuộc.
2.9. Ném còn
2.9.1 Mục đích
Rèn khả năng tập trung, phối hợp mắt và vận động của đôi bàn tay (ném), khả năng ước lượng, làm quen với một loại trò chơi mang sắc thái của dân tộc miền núi phía Bắc.
2.9.2 Cách chơi
Chia số trẻ thành 2 đội chơi đứng đối diện nhau, cách xa trụ còn khoảng 2m. Mỗi đội cử một trẻ lần lượt ra ném còn, sao cho quả còn chui qua được vòng tròn treo ở trên cột trụ là được tính điểm. Khi ném, trẻ đứng vào vạch xuất phát, cầm trái còn quay trên đầu vòng tròn để lấy đà, nhắm vào vòng tròn và ném quả còn thật khéo để còn chui qua vòng tròn.
2.9.3 Luật chơi
Mỗi lượt chơi trẻ được ném 3 quả còn vào vòng. Trẻ nào ném được nhiều quả còn vào vòng là người thắng cuộc.
2.10. Đánh phết
2.10.1 Mục đích
Rèn thể lực, kỹ năng di chuyển (chân chạy, tay đánh) và khả năng ước lượng khoảng cánh trong không gian của trẻ. Đồng thời, giáo dục tinh thần tập thể.
>>>>>Xem thêm: Khủng hoảng tuổi lên 2 của bé bắt đầu khi nào, kéo dài bao lâu?
2.10.2 Cách chơi
Hai đội đứng 2 bên. Sau khi quả phết được tung lên và rơi xuống thì người điều khiển hô “1,2,3 bắt đầu”. Khi ấy các trẻ ở 2 đội đứng dưới vạch chuẩn của 2 đầu sân, mỗi trẻ tay cầm 1 gậy tre chạy thật nhanh ra giữa sân và dùng gậy để gạt, đẩy quả phết vào hố của đối phương. Mỗi quả phết được tính 1 điểm và được cắm 1 cành lá vào phe của mình. Đội nào đẩy được nhiều phết vào hố của đối phương thì đội đó thắng cuộc. Thời gian cho mỗi ván chơi khoảng 2 phút. Người điều khiển phải thổi còi dừng ván chơi lại để tính điểm. Ở ván sau, đội nào thắng thì đội đó được quyền chọn sân chơi.
2.10.3 Luật chơi
Mỗi lần quả phết rơi vào hố của đối phương được tính 1 điểm. Không được lấy chân đá hoặc dùng tay ném quả phết, không được dùng gậy đề chặn bước chạy của bạn. Trẻ cũng không được dùng phết đánh vào tay, vào chân người kia. Khi quả phết bắn ra ngoài, trọng tài sẽ nhặt và tung vào giữa sân.
Xã hội hiện đại, con người ta tất bật với công việc và thường chìm đắm trong các thiết bị công nghệ nên ít có thời gian chơi cùng với trẻ. Tết đến với những giây phút vui vẻ, hạnh phúc, đầm ấm bên nhau, trò chơi dân gian ngày Tết chính là thứ tình cảm gắn kết tình yêu cha mẹ và con cái. Tạo nên một khoảnh khắc tuổi thơ in đậm sắc thái dân tộc hướng về nguồn cội. Bên cạnh đó lại vô cùng bổ ích cho trí tuệ và thể chất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non.
Nữ Phạm tổng hợp