Triệu chứng mang thai có nghĩa là bất kỳ những cảm giác chủ quan của mẹ về vấn đề mang thai. Nhưng điều quan trọng mà mẹ nên nhớ rằng, không phải tất cả những phụ nữ đều sẽ có những triệu chứng giống nhau, cũng như những mức độ như nhau. Và, ngay với mẹ, những triệu chứng của lần mang thai trước cũng có thể sẽ khác lần mang thai lần sau.
Bạn đang đọc: Triệu chứng mang thai và tất cả những gì mẹ nên biết
Contents
- 1 1. Những triệu chứng mang thai phổ biến nhất mẹ có thể gặp là gì?
- 1.1 2.1 Trễ kinh/ Mất kinh nguyệt
- 1.2 1.2 Buồn nôn và ói mửa
- 1.3 1.3 Bầu ngực sưng, nhạy cảm và căng đau
- 1.4 1.4 Triệu chứng mệt mỏi khi mang thai
- 1.5 1.5 Đầy bụng và táo bón
- 1.6 1.6 Đi tiểu thường xuyên
- 1.7 1.7 Thân nhiệt tăng
- 1.8 1.8 Triệu chứng đau hông, lưng khi mang thai
- 1.9 1.9 Triệu chứng chuột rút khi mang thai
- 2 2. Điểm mặt 7 triệu chứng mang thai tưởng lành nhưng lại hóa nguy mẹ có thể gặp
- 3 3. Khi xuất hiện những triệu chứng mang thai mẹ nên làm gì?
1. Những triệu chứng mang thai phổ biến nhất mẹ có thể gặp là gì?
Khi trứng đã được thụ tinh thành công thì cơ thể mẹ đã có thể có những triệu chứng đặc trưng nhất cho thời kỳ mang thai ở những ngày đầu tiên. Nhưng trên thực tế, không có nhiều mẹ nắm rõ được những điều này vì nó diễn ra khá mơ hồ và trùng hợp với nhiều dấu hiệu khác trong cơ thể. Vậy làm thế nào để mẹ biết được đâu là triệu chứng mang thai để có sự chuẩn bị tốt nhất? Câu trả lời đã có sẵn trong bài viết này, mẹ hãy cùng tham khảo nhé.
2.1 Trễ kinh/ Mất kinh nguyệt
Trễ kinh là triệu chứng mang thai mà chị em có thể dễ dàng nhận thấy sau 1 tháng. Sau khi trứng được thụ tinh, chu kỳ kinh nguyệt của mẹ sẽ vắng mặt ít nhất trong 9 tháng tới đây, do các hormone thai kỳ tiết ra sẽ giúp cơ thể duy trì tình trạng mang thai và làm buồng trứng giảm bớt sự tích trứng ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, bị mất 1 kỳ kinh nguyệt cũng không thể chắc chắn được việc mẹ đang mang thai vì ở một số phụ nữ, nó có thể xảy ra do sự thay đổi về cân nặng, sang chấn tâm lý (stress), hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh lý tuyến giáp hoặc có thể ít gặp hơn là u tuyến yên chế tiết hormone.
1.2 Buồn nôn và ói mửa
Cảm giác thường xuyên buồn nôn, đôi khi kèm theo nôn mửa cũng thường rất phổ biến ở thai kỳ và còn được gọi là triệu chứng Ốm nghén. Mẹ có thể có cảm giác này ở bất cứ thời điểm nào trong ngày, kể cả ban đêm, và nó thường bắt đầu trong khoảng tuần thứ 2 hoặc thứ 6 của thai kì. Triệu chứng này thường là do sự gia tăng estrogen làm chậm quá trình tiêu hóa khiến dạ dày trống rỗng và các cơn buồn nôn phát triển mạnh hơn. Đi kèm với tình trạng nôn, ói đó là mẹ sẽ thèm muốn hoặc chán ghét một số thực phẩm nào đó thậm chí là nhạy cảm hơn với các mùi hương xung quanh. Mức độ nặng nhẹ của tình trạng ốm nghén cũng sẽ rất khác nhau, có mẹ không hề có biểu hiện gì trong khi đó có những mẹ lại nôn hết cả thức ăn và nước uống.
1.3 Bầu ngực sưng, nhạy cảm và căng đau
Cảm giác bầu ngực sưng, nhạy cảm hoặc căng đau cũng thường là triệu chứng phổ biến ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Những triệu chứng này có thể bắt đầu trong 1 – 2 tuần sau khi thụ thai và đôi khi cũng tương tự như những cảm giác ở bầu ngực trước khi có kinh nguyệt theo dự tính. Nguyên nhân là do sau khi trứng được thụ tinh, nồng độ hormone trong cơ thể mẹ sẽ thay đổi rất nhanh. Sự biến đổi này có thể làm tăng lượng máu cung cấp, khiến ngực mẹ có cảm giác nóng ran. Bên cạnh đó, đôi khi mẹ cũng nhận thấy vùng da xung quanh đầu vú của mình trở nên thâm, đen hơn bình thường, khi chạm vào có thể thấy ngực mềm đi, kèm theo đó là cảm giác nặng và tức.
Những thay đổi ở ngực sẽ thể hiện rõ hơn ở những mẹ mang thai con so, so với con rạ, đó là: ngực lớn ra, cảm giác hơi căng và đau, các tĩnh mạch nhỏ nổi lên và có thể nhìn ngay dưới da gọi là hệ thống Haller. Núm vú to ra, nhô cao, tăng sắc tố và nhạy cảm, quầng vú sậm màu, các hạt Montgomery nổi rõ và có thể chảy sữa.
Tuy nhiên, những thay đổi này ở ngực của mẹ cũng có thể xuất hiện trong các trường hợp không có thai như: U tuyến yên tiết Prolactin, sử dụng các thuốc giảm lo âu như Benzodiazepines, có thai giả,…
1.4 Triệu chứng mệt mỏi khi mang thai
Với đa phần các mẹ, chứng mệt mỏi là một trong số những dấu hiệu có thai khá điển hình. Vào những tuần đầu tiên của thai kỳ, cơ thể mẹ gần như bị vắt kiệt khi phải làm việc liên tục để cung cấp chất dinh dưỡng đến cho thai nhi. Bên cạnh đó, tim và hệ tuần hoàn cũng sẽ làm việc tích cực hơn để giúp tăng cường thêm máu và oxy cho tử cung để nuôi dưỡng bào thai. Với cường độ làm việc như vậy, mẹ bầu luôn cảm thấy luôn mệt mỏi như không còn chút sức lực nào cũng là chuyện dễ hiểu. Lúc này, mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi thích hợp để tránh tình trạng kiệt sức xảy ra và nguy hiểm đến thai kỳ.
1.5 Đầy bụng và táo bón
Ở một số phụ nữ khi mang thai trong những tuần đầu tiên có thể có cảm giác đầy bụng hoặc táo bón, điều này là do sự thay đổi lượng hormone nhanh chóng, ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa. Thêm vào đó, sự phát triển của thai nhi trong tử cung làm tăng áp lực lên xương chậu, bàng quang cũng khiến bạn dễ mắc phải triệu chứng táo bón khi mang thai. Tình trạng này cũng sẽ xuất hiện thường xuyên hơn song song với sự phát triển của thai nhi. Để hạn chế đầy bụng và táo bón , mẹ có thể tăng cường ăn các thực phẩm nhiều chất xơ, uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
1.6 Đi tiểu thường xuyên
Khi mẹ bước vào giai đoạn đầu của thai kỳ, việc đi tiểu có thể xảy ra thường xuyên hơn, đặc biệt là về đêm. Đôi khi, mẹ có thể bị són nước tiểu khi ho, hắt hơi, hoặc cười lớn. Triệu chứng này tăng lên có thể do các nguyên nhân sau đây:
- Khi phôi thai đã cấy vào trong tử cung, nó bắt đầu sản xuất các hormone gọi là human chorionic gonadotrophin (hCG), kích thích việc đi tiểu thường xuyên.
- Do áp lực của tử cung lên bàng bàng quang (bọng đái) ngày càng lớn, khiến mẹ luôn mắc tiểu mặc dù mới đi trước đó không lâu.
- Sau khi trứng được thụ tinh khoảng 6 tuần, lưu lượng máu trong cơ thể mẹ sẽ tăng lên đáng kể. Do đó, thận phải hoạt động nhiều và bài tiết ra nhiều nước hơn.
1.7 Thân nhiệt tăng
Thông thường, thân nhiệt của mẹ sẽ tăng lên sau khi rụng trứng cho đến khi chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện. Do vậy, khi cảm nhận thân nhiệt của mình vẫn cao cho đến khi hết kỳ kinh nguyệt dự kiến xảy ra, thì mẹ có thể nghĩ ngay đến khả năng là mình đã thụ thai thành công. Tuy dấu hiệu này tương đối rõ ràng nhưng thường dễ bị bỏ qua vì mẹ có thể chỉ nghĩ rằng mình đang bị cảm lạnh hay quá mệt mỏi. Hiện tượng thân nhiệt tăng thân nhiệt cũng có thể làm da ẩm ướt, gây nên rôm sảy ở những nơi có sự ma sát giữa các vùng da với nhau (vùng da gấp), vì thế mẹ cần chăm sóc kỹ những vùng da này nhé.
1.8 Triệu chứng đau hông, lưng khi mang thai
Đau hông là một trong những triệu chứng phát hiện mang thai sớm mà mẹ cần phải đặc biệt lưu ý vì chúng có phần khá giống với những chứng đau trong kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân của tình trạng đau hông khi mang thai là vì lúc này dây chằng ở lưng và hông sẽ bị kéo dãn, đồng thời cơ bụng cũng trở nên lỏng lẻo, các cơ quan ở hông phải hoạt động tích cực để chuẩn bị tốt nhất cho sự phát triển của em bé ở trong bụng. Chính vì lý do này, cảm giác mỏi dọc theo sống lưng, hông sẽ trở nên tồi tệ hơn khi thai nhi lớn dần. Nếu trong những tuần đầu tiên sau khi quan hệ, mẹ nhận thấy có hiện tượng này cộng thêm một vài biểu hiện mang thai khác nữa thì có thể chắc chắn được rằng mình đang có bầu rồi đấy.
1.9 Triệu chứng chuột rút khi mang thai
Hiện tượng chuột rút khi mang thai thường không điển hình và rất dễ bị bỏ qua. Tại sao lại xuất hiện triệu chứng chuột rút khi mang thai? Đó là vì, khi mang bầu, tử cung của bạn sẽ bắt đầu kéo dãn, chèn ép lên mạch máu, nhất là ở thân dưới dẫn đến hiện tượng chuột rút. Mẹ cũng đừng quá lo lắng, vì theo các bác sĩ chuyên khoa, hiện tượng này là khá bình thường và hầu như không có gì nguy hiểm, bởi đơn giản chỉ là sự chuẩn bị điều kiện cho sự phát triển của bé con trong suốt 9 tháng tiếp theo. Do đó, mẹ cũng đừng quá ngạc nhiên khi thấy dấu hiệu này đi theo mình trong suốt thai kỳ nhé!
2. Điểm mặt 7 triệu chứng mang thai tưởng lành nhưng lại hóa nguy mẹ có thể gặp
Bên cạnh việc nắm rõ các triệu chứng có thai, thì mẹ cũng cần chú ý đến những triệu chứng nguy hiểm khi thai kỳ diễn ra. Đâu là những hiện tượng bình thường và khi nào chúng có thể gây ra nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi? Hãy cùng tham khảo và hướng đến một thai lỳ khỏe mạnh, mẹ nhé!
2.1 Phù nề
Phù nề là một triệu chứng khi mang thai thường gặp, gây cảm giác đau đớn và khó chịu cho mẹ bầu khi di chuyển. Phù nề có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là 3 tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng phù nề là do thiếu kali , mẹ bầu có thể tăng cường những món giàu lượng chất này như hoa quả, rau xanh, thịt gà, thịt đỏ, cá, sữa, sữa chua, sản phẩm từ đậu nành vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của mình. Bên cạnh đó, hãy cố gắng giữ cho cơ thể luôn đủ nước, vì nhờ có nước, các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động nhịp nhàng hơn, tránh việc trữ chất lỏng, gây ra chứng phù nề khó chịu.
Tìm hiểu thêm: Tính rụng trứng sinh con trai cực chuẩn xác cho gia đình mong quý tử
Ngoài ra, việc tập những bài tập dành cho bà bầu cũng được coi là cách ngăn chặn phù nề hiệu quả. Khi mẹ bầu tập thể dục sẽ giúp tăng cường quá trình tuần hoàn máu, ngăn ngừa sự tắc nghẽn của hệ bạch huyết.
Báo động đỏ
Tình trạng phù nề khi mang thai cũng không hề hiếm gặp, nhưng nếu mẹ thấy dấu hiệu sưng bất thường ở bàn tay, chân hoặc mặt, thì có thể là dấu hiệu của hiện tượng tiền sản giật – tình trạng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thai nhi. Triệu chứng này thường được chẩn đoán sau 20 tuần mang thai và có thể xảy ra bất ngờ, cả những khi bạn không nhận thấy những biểu hiện nào khác trong cơ thể.
2.2 Buồn nôn, ói mửa nặng nề
Có hơn 90% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này, chúng thường xuất hiện những tháng đầu tiên và giảm dần khi bước sang 3 tháng giữa. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 10% mẹ bầu vẫn tiếp tục bị nôn ói sau 20 tuần, và thậm chí kéo dài cho đến khi em bé được ra đời. Để giảm buồn nôn, mẹ bầu nên loại bỏ tất cả những món ăn làm mẹ ghê sợ ra khỏi thực đơn. Chỉ ăn những gì mình thích nhưng cũng cần hạn chế thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ. Bên cạnh đó, mẹ nên uống nhiều nước, tốt nhất là trước và sau mỗi bữa ăn để tránh tình trạng mất nước xảy ra.
Báo động đỏ
Phần lớn các trường hợp nôn ói trong thai kỳ đều không gây nguy hiểm cho thai nhi, nhưng nếu triệu chứng nôn ói còn xuất hiện thêm những biểu hiện sau, mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay:
- Mẹ bầu nôn ói nhiều lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chế độ dinh dưỡng, thậm chí có dấu hiệu mất nước và trúng độc.
- Tình trạng nôn ói kéo dài sau 20 tuần thai với mức độ nghiêm trọng kèm những triệu chứng khác như sưng phù, tăng huyết áp, ngất xỉu… vì đây là dấu hiệu mẹ đang có nguy cơ bị tiền sản giật .
2.3 Đau đầu
Triệu chứng mang thai phổ biến này thường sẽ theo mẹ bầu suốt những tháng đầu tiên và 3 tháng cuối thai kỳ. Lúc này, có thể do lượng đường trong máu giảm của mẹ giảm. Vì vậy, hãy đảm bảo lúc nào mẹ cũng nạp đủ năng lượng cho cơ thể và không để dạ dày bị trống rỗng. Mẹ nên chia các bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ, đồng thời luôn mang theo mình những món ăn vặt như bánh quy, hoa quả sấy khô, sữa chua,… để bổ sung ngay khi cảm thấy mệt. Ngoài ra, uống đủ nước, duy trì những bài tập thể dục cho bà bầu nhẹ nhàng và ngủ đủ giấc cũng là những cách hiệu quả giúp giảm chứng đau đầu khi mang thai.
Báo động đỏ
Giống như những triệu chứng trên, đau đầu cũng là dấu hiệu báo động nguy cơ tiền sản giật, nhưng nó thường bị coi thường và bỏ qua nhanh chóng. Bên cạnh đó, những trường hợp đau đầu dữ dội đi kèm với ra máu âm đạo, đau vai, đau bụng dưới,… trong những tuần đầu tiên có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
2.4 Ngứa ngoài da
Theo các bác sĩ chuyên khoa thì có khoảng 14% mẹ bầu thường xuyên bị ngứa do những biến đổi về sinh lý cũng như có sự căng giãn da hay rạn da do thai lớn dần. Lúc này, mẹ có thể chườm lạnh hay chườm nóng ở chỗ ngứa, ngưng sử dụng các loại xà phòng hay dung dịch tẩy rửa mạnh và ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng.
Báo động đỏ
Ngoài việc ngứa khi mang thai do rạn da trong quá trình em bé phát triển và lớn lên thì đây cũng là triệu chứng nguy hiểm mà mẹ cần phải lưu ý nhiều. Vì tình trạng ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân có thể là những biến chứng hiếm gặp, được gọi là ứ mật thai kỳ , khiến tích tụ axit mật trong gan. Bệnh này có thể làm tăng nguy cơ sinh non và thai lưu rất cao nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
2.5 Viêm bàng quang
Triệu chứng viêm bàng quang là do sự thay đổi hormone progesterone trong cơ thể và việc tử cung lớn dần chèn ép lên bàng quang dẫn đến tình trạng bị ứ đọng nước tiểu. Thêm vào đó là mẹ vệ sinh không tốt, nhịn tiểu, mặc quần áo quá chật chội,… cũng sẽ khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào đường tiểu và gây nên triệu chứng viêm bàng quang khi mang thai. Viêm bàng quang được các chuyên gia đánh giá là không khó xử trí, nhưng nếu mẹ để tình trạng này kéo dài sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập lên tiết niệu dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và điều trị khó khăn hơn.
2.6 Viêm ruột thừa
Tình trạng đau ruột thừa được coi là một trong những biến chứng nguy hiểm khi mang thai. Những cơn đau bụng trong thai kỳ có thể xảy ra bất cứ lúc nào và chúng xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường cho mẹ và thai nhi như sẩy thai, vỡ ruột thừa, dọa đẻ non,…
2.7 Xuất huyết
Triệu chứng chảy máu âm đạo trong những ngày đầu mang thai được xem là hiện tượng bình thường và mẹ không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu trong quá trình mang thai mẹ nhận thấy tình trạng xuất huyết xảy ra thường xuyên có khả năng đây là dấu hiệu của sảy thai hoặc nhau thai bị ảnh hưởng, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Vì thế, nếu mẹ bị chảy máu bất thường trong bất kỳ thời điểm nào khi mang thai, hãy nhớ đến cơ sở y tế để kiểm tra và tìm hướng điều trị ngay nhé.
3. Khi xuất hiện những triệu chứng mang thai mẹ nên làm gì?
Nếu mẹ đang không chắc chắn mình đã mang thai ở tuần thứ mấy, hãy đến bệnh viện kiểm tra để có kết quả chính xác bởi không phải mọi phụ nữ đều có cùng một triệu chứng hoặc biểu hiện khi mang thai. Lúc này, các bác sĩ sẽ cho mẹ những thông tin cơ bản và cần thiết nhất như tuổi thai, ngày dự kiến sinh, lịch trình khám thai, siêu âm và thực hiện các xét nghiệm (nếu có). Ngoài ra, khi mang thai ở tuần đầu tiên, mẹ bầu nên bổ sung những kiến thức cần thiết như là:
- Bắt đầu bổ sung axit folic vì chúng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của em bé.
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp với trong từng giai đoạn thai kỳ để đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của thai nhi.
- Từ bỏ những thói quen xấu có thể làm tổn hại đến bé yêu cũng như sức khỏe bản thân như uống rượu, hút thuốc lá, thức khuya,…
>>>>>Xem thêm: 8 mẹo phong thủy hay giúp bố mẹ sớm có khỉ con
- Cần phải duy trì thực đơn đa dạng với nhiều nhóm chất khác nhau. Nhưng mẹ bầu cũng cần lưu ý tìm hiểu đâu là thực phẩm mà mình không được ăn vì nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé cưng nhé.
- Mẹ bầu cũng cần phải tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp giúp cho sự phát triển của em bé và giúp tăng cường sức khỏe của mình
- Nếu thấy cơ thể có những thay đổi bất thường cần lập tức đến với phòng khám để được bác sĩ thăm khám. Tuyệt đối không được lơ là và chủ quan với sức khỏe bản thân mình.
Những triệu chứng mang thai phổ biến được nêu ở trên sẽ giúp mẹ dễ dàng nhận biết rằng mình có đang thực sự mang thai hay không. Để chắc chắn hơn, mẹ có thể sử dụng que thử thai hoặc đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có kết quả chính xác nhất. Bên cạnh đó, việc mẹ lo lắng về sức khỏe của bé yêu khi mới biết mình mang thai là điều hết sức bình thường. Một lời khuyên hữu ích là nếu mẹ đang đi làm hàng ngày thì cần sắp xếp và cân bằng lại cuộc sống của mình, để có một khoảng thời gian hợp lý nhất cho 9 tháng thai kỳ sắp tới nhé.
Hiền Anh tổng hợp