Trẻ sơ sinh nấc cụt liên tục: khi nào mẹ nên lo lắng?

Rate this post

Vì sao trẻ sơ sinh nấc cụt liên tục, hiện tượng này có đáng lo và làm thế nào để trẻ nhanh hết nấc cụt. Các mẹ cùng tìm hiểu nhé!

Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh nấc cụt liên tục: khi nào mẹ nên lo lắng?

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh nấc cụt liên tục

Trẻ sơ sinh nấc cụt liên tục: khi nào mẹ nên lo lắng?

Theo các bác sĩ, đây là hiện tượng bình thường hay gặp ở trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu sau sinh. Đến nay, các bác sĩ chuyên khoa vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác của việc nấc cụt ở trẻ sơ sinh. Một số ý kiến cho rằng, trẻ nấc là do việc truyền xung thần kinh chưa ổn định giữa não và cơ hoành. Cơ hoành bị ngắt quãng, làm cho khí hít vào bị ngưng đột ngột, thành môn bất ngờ đóng kín lại và trẻ nấc cụt.

Ngoài ra, nấc cũng là phản xạ thần kinh phế vị được hình thành trong bào thai để chuẩn bị vận hành các cơ hô hấp cho việc thở sau khi bé chào đời. Nấc thường kéo dài vài phút và có thể nhiều lần trong ngày.

2. Trẻ nấc cụt liên tục có đáng lo?

Bình thường, nấc cụt là vô hại đối với trẻ. Tuy nhiên, đó là khi nấc cụt kéo dài dưới 3 phút thì không cần điều trị và khám, dần dần tình trạng này sẽ hết.

Nếu mẹ thấy trẻ nấc cụt kéo dài trên 3 phút và có kèm theo các dấu hiệu như giật mình, trằn trọc khó ngủ, đồ nhiều mồ hôi, chậm lên cân… thì cần cho trẻ đi khám bác sĩ vì có thể trẻ đang thiếu vitamin D.

3. Cách giúp trẻ hết nấc cụt

Tìm hiểu thêm: 5 điều về viêm màng não mẹ nào cũng cần phải thuộc lòng để bảo vệ tính mạng con

Trẻ sơ sinh nấc cụt liên tục: khi nào mẹ nên lo lắng?

>>>>>Xem thêm: Làm đồ chơi cho bé cực thú vị từ những vật liệu đơn giản

Mẹ vỗ vai giúp trẻ hết ợ hơi

Nấc cụt thông thường không gây nguy hiểm cho trẻ nhưng lại khiến trẻ khá mệt và phiền hà cho mẹ. Mẹ có thể áp dụng một số cách sau để trị nấc cụt cho trẻ:

– Nếu bé nấc cụt mật độ dày và kéo dài, mẹ có thể cho bé uống vài thìa nước hoặc bú mẹ. Khi uống nước hay bú mẹ, nước và sữa sẽ đẩy hơi xuống và giúp hết nhanh hiện tượng nấc cụt ở trẻ.

– Mẹ cũng có thể bế bé thẳng và đỡ phần đầu, lưng, để cằm bé tỳ vào vai mẹ sau đó vuốt lưng hoặc vỗ nhẹ hơi để bé ợ hơi.

– Một cách hay khác là mẹ có thể dùng ngón tay ấn cùng lúc vào 2 nắp tai trẻ vài phút để cơn nấc cụt đi qua.

– Khi trẻ đến tuổi ăn dặm, các mẹ cũng có thể đặt 1 ít đường trên lưỡi trẻ để trị nấc. Vị ngọt của đường sẽ làm sao lãng các dây thần kinh và ngăn chặn chứng co thắt. Mẹ cũng có thể thay thế đường với 1 ít mật ong.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *