Mắt trẻ sơ sinh ghèn là hiện tượng khá phổ biến nhưng khiến không ít mẹ lúng túng trong việc xử lý. Bởi nếu làm không tốt dễ dẫn đến nhiễm trùng giác mạc và có nguy cơ gây mù mắt.
Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh mắt đổ nhiều ghèn, mẹ ơi đừng chủ quan kẻo hư mắt con!
1. Vì sao mắt trẻ đổ nhiều ghèn?
Trẻ sơ sinh đổ nhiều ghèn ở mắt là hiện tượng bình thường. Điều này do trong lúc sinh, dịch nước ối và máu chảy vào mắt trẻ. Hiện tượng này có thể xuất hiện trong vài ngày và tái đi tái lại.
Ngoài ra, một số trẻ sơ sinh không đổ nhiều ghèn sau khi sinh mà một thời gian sau mới xuất hiện ghèn. Nguyên nhân do trẻ bị nhiễm trùng mắt và mắc một số bệnh như đau mắt đỏ chẳng hạn hoặc do trẻ tắc tuyến lệ ở mắt.
2. Hướng dẫn mẹ cách điều trị và chăm sóc mắt trẻ bị đổ ghè n
Đối với trường hợp trẻ đổ ghèn do đau mắt đỏ
Một số biểu hiện trẻ đau mắt đỏ các mẹ chú ý: mắt bị đỏ và đổ nhiều ghèn, đỏ một bên và lây sang hai bên, buổi sáng ngủ dậy có nhiều ghèn hơn trong mắt, bé hay chảy nước mặt, ghèn mắt bé có màu xanh hoặc vàng, bé đau và lúc nào cũng muốn dụi mắt…
Trong trường hợp này, các mẹ thực hiện các bước sau để giảm hiện tượng đau mắt cho bé:
– Dùng bông lau ghèn mắt cho trẻ ít nhất 2 lần để làm sạch mắt.
– Nếu trẻ bị đau 1 bên mắt thì không được tra thuốc vào mắt còn lại vì có nguy cơ gây nhiễm khuẩn.
– Vệ sinh tay chân cho bé và không cho bé dụi mắt.
– Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt cho bé, tốt nhất cho bé đi khám và nhỏ mắt theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Không được sử dụng một số bài thuốc dân gian chưa kiểm chứng vì có nguy cơ gây hại và tổn thương cho mắt của trẻ.
Đối với trường hợp ghèn mắt đùn dính với lông mi, bít kín mắt bé
Tìm hiểu thêm: Bé 12 tháng tuổi ăn cơm được chưa và câu trả lời đầy đủ nhất cho mẹ
>>>>>Xem thêm: 5 lợi ích tuyệt vời khi mẹ thường xuyên cho trẻ chơi thể thao đồng đội
Khi bé gặp khó khăn trong việc mở mắt do ghỉ mắt quá nhiều, các mẹ cần vệ sinh mắt ngay để tránh ghỉ mắt khô và đóng tảng:
– Dùng bông gòn nhúng vào nước đun sôi để ấm pha một ít muối và lau mắt cho bé thật nhẹ nhàng.
– Chỉ lau bên nào bị ghỉ mắt.
– Ngày vệ sinh 2 – 3 lần hoặc lau bất kỳ khi nào ghỉ mắt đùn ra ngoài.
– Ngoài ra, các mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mắt cho bé 6 lần/ngày, sau đó dùng ngón tay day tròn theo chiều kim đồng hồ phần đuôi mắt.
Đối với trường hợp bị nhiễm trùng nặng
Nếu mẹ đã áp dụng những cách trên nhưng sau 2 ngày mắt trẻ vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, các mẹ nên cho trẻ đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời. Vì có thể bé đã bị nhiễm khuẩn nặng, việc sử dụng nước muối hay nước ấm khó có thể tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh về mắt cho bé.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)