Trẻ sơ sinh bị trớ do trào ngược dạ dày thực quản

Rate this post

Trẻ sơ sinh bị trớ là tình trạng rất hay gặp, thông thường các trẻ sơ sinh bị trớ sinh lý sẽ tự hết khi lớn lên. Tuy nhiên, có những trường hợp trẻ sơ sinh bị trớ do bệnh lý trong đó có bệnh trào ngược dạ dày thực quản là rất hay xảy ra. Blogtretho.edu.vn đã tổng hợp những thông tin về vấn đề trẻ sơ sinh bị trớ do trào ngược dạ dày thực quản để ba mẹ có thể hiểu rõ thêm về bệnh lý này.

Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị trớ do trào ngược dạ dày thực quản

Trẻ sơ sinh bị trớ do trào ngược dạ dày thực quản có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất của trẻ khiến trẻ chậm tăng cân, ốm yếu,…

Trẻ sơ sinh bị trớ do trào ngược dạ dày thực quản

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trớ do trào ngược dạ dày

Trẻ sơ sinh bị trớ do ngược dạ dày thực quản là hiện tượng thức ăn đi ngược từ dạ dày lên thực quản, gây ra tình trạng nôn trớ ở trẻ. Một số nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị trớ do trào ngược dạ dày thực quản như:

  • Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa ổn định

Dạ dày của trẻ sơ sinh có cấu trúc nằm ngang và cao hơn so với người lớn do đó dễ khiến trẻ sơ sinh bị trớ. Ngoài ra, với trẻ sơ sinh bị trớ do trào ngược dạ dày thực quản còn do van cơ thắt đóng mở giữa dạ dày và thực quản hoạt động không ổn định, khiến sữa và thức ăn dễ bị trào lên.

  • Tư thế cho trẻ bú sai

Tư thế cho trẻ sơ sinh bú đúng cách rất quan trọng vì nếu làm sai sẽ dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị trớ do trào ngược dạ dày thực quản. Nếu trẻ sơ sinh khi bú mẹ nhưng mẹ lại không bế lên mà lại nằm cho bú, thì tư thế này dễ khiến sữa bị trào lên. Còn trong trường hợp trẻ sơ sinh bú bình nếu thực hiện không đúng thì trẻ sẽ nuốt không khí vào bụng gây nên tình trạng đầy bụng dễ khiến trẻ sơ sinh bị trớ.

  • Cho trẻ sơ sinh nằm ngày sau khi bú

Như đã nói ở trên, trẻ sơ sinh có dạ dày nằm ngang do đó sau khi cho bé bú xong ba mẹ đặt trẻ nằm xuống ngay thì rất dễ khiến trẻ sơ sinh bị trớ do trào ngược dạ dày thực quản.

Khi trẻ sơ sinh bị trớ do trào ngược dạ dày thực quản thì rất dễ dẫn đến những tình huống nguy hiểm như sặc sữa, thức ăn qua mũi, sặc vào đường thở. Và khi trẻ sơ sinh bị trớ nhiều dẫn đến tình trạng sợ bú, sợ ăn và có thể khiến trẻ bị chậm tăng cân.

Tìm hiểu thêm: Rạn da sau sinh – cơn ác mộng thầm kín của các mẹ

Trẻ sơ sinh bị trớ do trào ngược dạ dày thực quản

Trẻ sơ sinh bị trớ do trào ngược dạ dày thực quả cũng có thể khiến trẻ mắc một số bệnh lý về hô hấp như nghẹt thở, thờ khò khè, viêm niêm mạc mũi do dịch nôn có chứa axit dạ dày,… và nguy hiểm hơn là sặc vào đường thở khiến trẻ bị ngạt. Vì vậy, ba mẹ cần đặc biệt quan tâm chú ý đễn việc chăm sóc trẻ sơ sinh bị trớ do trào ngược dạ dày thực quản.

2. Chăm sóc trẻ sơ sinh bị trớ do trào ngược dạ dày thực quản

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị trớ do trào ngược dạ dày thực quản thì ba mẹ cần lưu ý những việc sau:

  • Cho trẻ sơ sinh bú ít lại và chia thành nhiều bữa trong ngày.
  • Trẻ bú mẹ nên được bế lên để cho bú và không nên cho trẻ bú nằm đặc biệt là vào ban đêm sẽ rất nguy hiểm nếu không phát hiện và xử lý trường hợp trẻ sơ sinh bị trớ và sặc.
  • Nếu ba mẹ cho trẻ bú bình thì nên cho trẻ ngậm hết núm ti và dốc bình sữa cao để sao cho sữa ngập hết phần núm ti, như vậy trẻ sơ sinh sẽ không bị nuốt nhiều không khí vào bụng.
  • Sau khi cho trẻ bú, mẹ nên vỗ ợ hơi cho trẻ giúp trẻ sơ sinh tống không khí đã bị nuốt vào trong bụng lúc bú ra ngoài.
  • Ba mẹ nên bế đứng trẻ sơ sinh bị trớ do trào ngược dạ dày thực quản thêm 15 phút rồi hãy đặt trẻ nằm xuống.
  • Khi trẻ sơ sinh ngủ nên đặt trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên và kê gối cao đầu một chút để phòng ngừa trẻ bị nôn trớ lúc ngủ sẽ bị sặc.

Trẻ sơ sinh bị trớ do trào ngược dạ dày thực quản

>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh lười bú – nguyên nhân và các giải pháp mẹ nên tham khảo

Tóm lại, trẻ sơ sinh bị trớ do trào ngược dạ dày thực quản, ba mẹ nên quan tâm chú ý nhiều hơn trong việc chăm sóc trẻ, để phòng tránh cũng như xử lý kịp thời những trường hợp xấu xảy đến với trẻ. Việc bé bị trớ kèm theo những dấu hiệu bất thường, mẹ nên đưa bé đến bác sỹ để kịp thời chữa trị. Hy vọng với những chia sẻ như trên, các mẹ sẽ biết cách xử lý ra sao khi bé bị nôn trớ. Chúc các mẹ thành công, nuôi bé khỏe và phòng ngừa được mọi bệnh tật.

Thanh Ngân tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *