Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có thể sẽ đem lại những hậu quả gây nguy hại cho sức khỏe của bé. Vấn đề thường gặp ở chỗ, nếu không để ý, các mẹ không phải lúc nào cũng nhận ra ngay bé bắt đầu bị tiêu chảy, vì phân của trẻ sơ sinh vốn lỏng và việc các bé đi ngoài 2- 5 lần một ngày là chuyện rất bình thường. Do vậy, những thông tin mà Blogtretho.edu.vn muốn chia sẻ với các mẹ ngày hôm nay liên quan đến tình trạng tiêu chảy ở bé, chắc chắn sẽ rất hữu ích. Các mẹ cùng tham khảo nhé.
Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy – nguyên nhân và giải pháp dành cho mẹ
Contents
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Hệ miễn dịch cũng như hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất yếu ớt, nên không thể tránh khỏi việc bị những vi khuẩn gây hại cho đường ruột xâm nhập và gây bệnh. Trong đó, tiêu chảy là một trong những bệnh về đường ruột phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cụ thể, có những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh dễ bị tiêu chảy như sau:
Rối loạn tiêu hóa: Khi nói đến rối loạn tiêu hóa thì trẻ sẽ bị táo bón hay tiêu chảy một cách bất thường. Trong đó, bệnh này đặc biệt phổ biến đối với các bé hay bú sữa bình, bởi vì việc vệ sinh bình sữa đôi khi không được đảm bảo sạch sẽ tuyệt đối, nên sẽ gây tổn hại đến hệ tiêu hóa vô cùng nhạy cảm và yếu ớt của trẻ, khiến trẻ dễ bị tiêu chảy. Ngoài ra, việc mẹ cho con chuyển từ bú sữa mẹ sang sữa công thức cũng có thể khiến bé bị kích ứng dẫn đến tiêu chảy.
Nhiễm trùng đường ruột: Với một hệ tiêu hóa nhạy cảm và non nớt, cộng thêm việc sức đề kháng của bé đang vô cùng yếu, thì việc bị nhiễm trùng đường ruột trở thành nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy dường như là điều hiển nhiên. Trong đó, vi-rút Rota là một “nhân tố đặc biệt” trong việc thường xuyên xâm nhập đường ruột trẻ sơ sinh, gây ra tiêu chảy cho bé.
Không tiêu hóa được Lactose: Khi trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hay sữa công thức thì đồng nghĩa với việc đang hấp thu vào người một loại chất gọi là Lactose. Sau đó, chất này sẽ được enzim Lactase trong cơ thể bé tiêu hóa đi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, enzim Lactase không thể hoặc không đủ để tiêu hóa Lactose thì sẽ dẫn đến việc có một lượng Lactose dư thừa ứ đọng lại trong ruột của bé, và chính điều này đã trở thành nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy.
Tìm hiểu thêm: Chế biến các loại bột ăn dặm cho bé mẹ nên lưu ý những điều sau
2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Mặc dù phân của trẻ sơ sinh rất lỏng khiến mẹ khó nhận ra ngay con bắt đầu bị tiêu chảy hay đang tiêu chảy hay không, nhưng trên thực tế vẫn có những dấu hiệu bất thường kèm theo để giúp mẹ nhận biết. Cụ thể đó là:
- Phân bé trở nên vô cùng lỏng, thậm chí có thể xuất hiện mùi tanh gây nhợn hoặc nặng hơn là có máu trong phân.
- Trẻ đi ngoài nhiều lần trong vòng một ngày hơn bình thường.
- Nếu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nặng, bé còn có thể dễ nôn ói, bú kém, mất ngủ, thường xuyên quấy khóc hay thậm chí là bị sốt.
3. Giải pháp chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy chắc chắn sẽ dẫn đến một hậu quả cực nguy hiểm đó là việc bị mất nước, đây thậm chí còn là nguy cơ có thể dẫn đến tử vong ở trẻ, nếu bị tiêu chảy nặng mà không được cấp cứu kịp thời. Vì vậy, khi nhận thấy con bị tiêu chảy, mẹ cần theo dõi kỹ và đưa con đến bệnh viện để chữa trị. Trong khi đó, mẹ cũng hãy cho bé bú nhiều sữa và uống nhiều nước, để bù lại lượng nước đã bị mất đi do tiêu chảy nhé.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé uống nước Oresol từ 50- 100 ml sau mỗi lần đi ngoài, để giúp bé được kìm lại việc đi nặng quá nhiều. Đồng thời, mẹ phải rửa tay trước và sau khi thay tã cho bé để đảm bảo vệ sinh, cũng như hạn chế việc khiến vi-rút lây nhiễm bệnh tiêu chảy bị “khuếch tán” rộng rãi trong môi trường sống của gia đình.
Cuối cùng, khi chăm sóc bé, mẹ nên chú ý đến vấn đề ăn uống của bản thân, để tránh việc sữa mẹ bị ảnh hưởng xấu khiến bé bú vào bị tiêu chảy. Thêm vào đó, mẹ hãy vệ sinh bình sữa của con kĩ càng, để đảm bảo sạch sẽ cho bé bú bình tránh bị nhiễm khuẩn.
>>>>>Xem thêm: Sữa cho mẹ sau sinh dùng sữa bò có tốt không?
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cũng bởi đường ruột của trẻ là một trong những bộ phận quan trọng nhưng lại dễ bị tấn công bởi các vi-rút, vi khuẩn có hại bên ngoài. Vì vậy, các mẹ hãy thật cẩn thận hơn trong việc ăn uống và vệ sinh cho bé. Bên cạnh đó, chính bản thân mẹ và người thân trong gia đình cũng cần cẩn thận để phòng bệnh cho bé. Chúc các mẹ luôn chăm con yêu được khỏe mạnh và chóng lớn nhé.
Hoàng Oanh tổng hợp