Trẻ sơ sinh bị táo bón là tình trạng thường hay gặp ở trẻ nhỏ. Đối với những mẹ trẻ lần đầu nuôi con thường chưa có nhiều kinh nghiệm để giải quyết vấn đề. Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn chưa được hoàn thiện, nên nếu mẹ không cẩn thận, trẻ rất dễ bị mắc phải các bệnh có liên quan đến đường tiêu hóa. Theo các chuyên gia và bác sỹ, chỉ cần biết được nguyên nhân gây táo bón ở trẻ, có cách ứng phó phù hợp thì tình trạng bệnh sẽ được cải thiện nhanh chóng và kịp thời, không gây ảnh hưởng cho con.
Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị táo bón, bố mẹ nhất định phải biết những điều này
Contents
- 1 1. Những điều cần biết về bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh
- 2 2. Bệnh táo bón gây ảnh hưởng như thế nào đến bé?
- 3 3. Khi trẻ sơ sinh bị táo bón, bố mẹ cần phải làm gì
- 4 4. Một số câu hỏi thường gặp về bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh
1. Những điều cần biết về bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh
1.1. Táo bón ở trẻ sơ sinh là gì?
Trẻ sơ sinh bị táo bón là tình trạng bé chậm đại tiện, mất nhiều thời gian để tống phân ra ngoài, khoảng cách giữa các ngày đi đại tiện dài hơn bình thường, khoảng từ 3-5 ngày mới đi một lần.
Bố mẹ nên chú ý, việc dựa vào tần xuất bé đi đại tiện trong một ngày hay trong một tuần cũng không xác định chính xác được trẻ có bị táo bón hay không. Bé đi đại tiện ra phân dẻo, dễ ra nhưng thời gian lâu khoảng 3 ngày đến 5 ngày một lần thì đây là bình thường, bố mẹ không phải lo. Còn ngược lại, bé đi khó khăn, phân có màu đen, thời gian lâu mới đi một lần thì có khả năng bé đã mắc bệnh táo bón. Lúc này mẹ cần phải có những biện pháp thích hợp để khắc phục, không gây khó chịu cho con.
Trẻ sơ sinh bị táo bón là tình trạng bé chậm đại tiện, mất nhiều thời gian để tống phân ra ngoài. Ảnh: Internet
1.2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón
Trẻ sơ sinh dưới một tháng tuổi hay những trẻ sơ sinh lớn hơn 1 tháng tuổi cũng đều dễ mắc phải các bệnh có liên quan đến đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh táo bón do hệ thống cơ quan tiêu hóa của bé vẫn chưa được phát triển toàn diện. Và bệnh này xuất phát cũng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị táo bón là:
- Với trẻ đã ăn dặm, nguyên nhân là do bố mẹ cho trẻ ăn thức ăn đặc một cách đột ngột, nhất là đối với những trẻ lần đầu ăn rất dễ bị mắc phải bệnh táo bón.
- Cho trẻ uống nhiều sữa công thức cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị bệnh táo bón. Do thành phần protein khác nhau trong sữa công thức có thể gây táo bón.
- Do bị mất nước hay thiếu nước. Vì như vậy, cơ thể bé có thể sẽ hấp thụ chất lỏng từ thức ăn, đồ uống hoặc thậm chí là phân trong đường ruột khiến cho kết cấu phân của bé trở nên khô khiến bé đi khó khăn hơn.
- Do trong thời gian cho bú, mẹ bỉm sữa ăn nhiều thức ăn nóng như: ớt, gừng, hạt tiêu,..Những thực phẩm này là nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh.
- Do mẹ cho trẻ ngồi một chỗ quá nhiều, ít di chuyển khiến nhu động ruột ít hoạt động và hệ tiêu hóa kém.
- Hoặc cũng có thể là do tổn thương thực thể đường tiêu hoá, hiện tượng này rất hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 5% nguyên nhân gây táo bón ở trẻ.
- Đối với những trẻ đã được bố mẹ cho ăn dặm một thời gian thì rất có thể là do bố mẹ ít cho con ăn chất xơ. Vì chất xơ giúp tăng thể tích cho phân, làm chúng mềm và dễ đi ra ngoài hơn. Nếu thiếu chất này việc trẻ bị táo bón là rất có thể.
1.3. Trẻ sơ sinh bị táo bón có dấu hiệu gì?
Tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh khá dễ nhận biết, dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón.
- Đi ngoài ít hơn bình thường: thông thường mỗi trẻ sơ sinh sẽ đi ngoài trung bình khoảng 1 – 2 lần một ngày đối với bé bú sữa mẹ. Còn đối với bé bú sữa bình thì sẽ ít hơn. Nếu mẹ quan sát thấy con có dấu hiệu đi ngoài ít hơn bình thường khoảng 3 – 5 ngày mới đi một lần, phân bị vón cục, rắn, phải dùng sức để đẩy phân ra nhưng vẫn khó khăn thì rất có thể trẻ đã bị táo bón.
- Quấy khóc và biếng ăn: trẻ tự nhiên biếng ăn, khó chịu và quấy khóc vô cớ thì đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đã bị táo bón.
- Bị đầy bụng, khó tiêu: bụng phình to, cứng do bị khó tiêu và đầy bụng.
- Phân: nếu trẻ bị táo bón, phân thường sẽ vón cục, cứng, có màu sẫm, kích thước nhỏ như phân dê hoặc phân thỏ.
2. Bệnh táo bón gây ảnh hưởng như thế nào đến bé?
Tình trạng táo bón ở trẻ có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, thậm chí có bé còn kéo dài đến vài tháng. Rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Để lâu dài bệnh sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé như: biếng ăn, chướng bụng, đầy hơi, ăn khó tiêu, suy dinh dưỡng và dẫn đến chậm lớn, phát triển không đều.
Nếu phân lâu ngày không được thải ra ngoài và tích tụ nằm lại trong đường ruột, có khả năng cơ thể sẽ hấp thụ lại vào máu. Như vậy sẽ rất có hại cho sức khỏe của bé.
Trẻ khi muốn đi đại tiện nhưng không đi được hoặc rặn khó khiến bé bị đau, rát, khó chịu và bé sẽ quấy khóc.
3. Khi trẻ sơ sinh bị táo bón, bố mẹ cần phải làm gì
Nhờ vào những dấu hiệu nhận biết bệnh táo bón mà bố mẹ có thể xác định con mình có bị mắc phải tình trạng này hay không. Khi đã xác định được chắc chắn bé bị táo bón thì bố mẹ cần phải chú ý thực hiện theo những cách sau đây để khắc phục bệnh cho bé nhé.
3.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lí
3.1.1. Đối với trẻ sơ sinh chỉ bú sữa mẹ
Trẻ sơ sinh chỉ bú sữa mẹ mà bị táo bón thì nguyên nhân chủ yếu là do dinh dưỡng từ mẹ. Có thể do mẹ hay ăn những thực phẩm cay nóng, ít chất xơ, không đủ nước. Nên để cải thiện bệnh táo bón cho trẻ thì mẹ cần phải bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ để cung cấp chất khoáng, các vitamin có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé. Một số thực phẩm giàu chất xơ mẹ nên bổ sung trong thực đơn hằng ngày: rau xanh, củ quả, trái cây,…Mẹ cần lưu ý uống đủ nước hàng ngày. Ngoài ra, sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn rất tốt cho đường ruột, mẹ nên ăn thường xuyên hơn.
3.1.2. Đối với trẻ uống thêm sữa ngoài
Đa số những trẻ uống sữa ngoài thường sẽ dễ gặp phải tình trạng táo bón hơn so với trẻ chỉ bú sữa mẹ. Vì có thể mẹ pha không đúng cách hay sữa đang dùng không hợp với bé nên gây ra hiện tượng táo bón.
Đối với trường hợp này, điều bố mẹ nên làm là đổi sữa khác phù hợp hơn, đầy đủ chất dinh dưỡng hơn. Nên pha sữa theo đúng hướng dẫn sử dụng, pha với nước ấm, không pha với nước cơm, cháo hay nước trái cây.
Còn nếu sữa trẻ đang uống tốt thì bố mẹ có thể cho con uống thêm chất xơ Natufib ở dạng hòa tan để giúp cho phân bé mềm hơn, tình trạng táo bón cũng nhanh chóng được cải thiện hơn. Ngoài ra, mẹ hãy tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ, hãy xi và xoa bụng để hỗ trợ cho bé.
Khi chọn mua sữa nên chọn những loại sữa chống táo bón cho bé: sữa phải có chứa đường dễ tiêu hóa, lượng đường vừa phải, sữa có hệ chất xơ Galacto – Oligosaccharides (GOS) và lợi khuẩn Probiotic (FOS).
Tìm hiểu thêm: Trang trí phòng ngủ cho bé trai như thế nào là hợp lý?
3.1.3. Đới vối với trẻ ăn dặm
Trẻ ăn dặm hay bị táo bón là do chưa kịp làm quen với thức ăn. Như vậy, điều bố mẹ cần làm là cho trẻ làm quen với việc ăn dặm, nên cho bé ăn từ từ. Đầu tiên cho ăn loãng, sau khi bé đã quen thì có thể cho ăn đặc hơn để bé thích nghi dần với thức ăn. Hãy cho trẻ uống đầy đủ nước mỗi ngày, nước lọc, nước trái cây, sinh tố hoa quả,…
Những bé ăn thức ăn dặm pha sẵn thì bố mẹ có thể pha thêm chất xơ hòa tan, còn thức ăn dặm tự nấu thì cho thêm rau củ có chứa chất xơ như: rau cải, mồng tơi, cà rốt, khoai tây,…
3.2. Thực hiện massage bụng khi trẻ sơ sinh bị táo bón
3.2.1. Massage theo khung đại tràng
Với kiểu massage này, mẹ dùng 2 ngón tay trỏ và ngón giữa đặt lên trên bụng bé, vị trí gần với rốn, bắt đầu ấn nhẹ và xoay theo chiều kim đồng hồ từ phải sang trái. Mẹ nên thực hiện mỗi lần khoảng 200 cái, từ 3 – 4 lần cách nhau giữa 2 bữa ăn mỗi ngày. Massage theo khung đại tràng có tác dụng kích thích làm tăng nhu động ruột của bé, giúp đi đại tiện dễ hơn.
3.2.2. Massage động tác xe đạp
Dùng tay nắm hai cổ chân trẻ và di chuyển hai chân theo động tác đạp xe đạp. Động tác đạp xe đạp này sẽ giúp kích thích nhu động ruột, giúp cho việc trẻ sơ sinh bị táo bón đi đại tiện dễ dàng hơn.
3.2.3. Động tác co duỗi gối
Dùng tay nắm lấy hai cổ chân của con và đẩy về phía bụng sao cho hai gối gập lại, giữ trong vài giây rồi kéo chân bé duỗi thẳng trở lại. Lặp lại động tác co duỗi gối khoảng 10 phút sẽ giúp tình trạng đầy hơi, chướng bụng của bé được cải thiện.
Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón, mẹ nên massage cho bé hằng ngày. Việc này không những giúp bé chống táo bón, nhuận tràng hiệu quả mà còn giúp bé phát triển tốt hơn sau này, chiều cao cũng được cải thiện đáng kể cho về sau.
3.3. Ngâm hậu môn trẻ sơ sinh bị táo bón bằng nước ấm
Với biện pháp ngâm hậu môn trẻ sơ sinh bị táo bón bằng nước ấm được rất nhiều mẹ áp dụng và được xem là biện pháp trị táo bón ở trẻ khá hiệu quả. Đặc biệt là đối với những trẻ hay quấy khóc và lười ăn. Nước ấm có khả năng kích thích cơ vòng hậu môn giúp bé dễ đi đại tiện hơn.
Mẹ chỉ cần chuẩn bị một cái chậu vừa cho bé ngồi vào và một ít nước ấm. Sau khi chuẩn bị xong thì cho bé ngồi vào trong chậu, ngâm khoảng từ 5 phút đến 10 phút. Mỗi ngày nên thực hiện khoảng từ 1-2 lần một ngày.
3.4. Trẻ sơ sinh bị táo bón thì khi nào nên đến gặp bác sĩ ?
Đối với những trường hợp nhẹ, bố mẹ có thể cải thiện tình trạng cho con bằng những phương pháp đơn giản tại nhà như trên. Còn các trường hợp nặng thì phải đưa con đi khám bác sĩ ngay để tìm ra nguyên nhân và được hướng dẫn điều trị đúng cách nhất. Một số trường hợp bố mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ:
- Nếu đã áp dụng hết những cách trị táo bón tại nhà nhưng tình trạng của trẻ vẫn không được cải thiện và vẫn cứ kéo dài.
- Trẻ vừa mới sinh ít đi ngoài, có vấn đề về đại tiện thì có thể là dấu hiệu của bệnh Hirschsprung’s . Bệnh này thì tình trạng táo bón sẽ thường xuất hiện vào cuối tháng đầu tiên sinh.
- Nếu trong 1 tháng đầu trẻ ít đi đại tiện và có kèm theo những dấu hiệu như: sụt cân, không tăng cân thì nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ. Vì điều này chứng tỏ trẻ phát triển không tốt và có thể gặp vấn đề về sức khỏe.
4. Một số câu hỏi thường gặp về bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh
4.1. Trẻ sơ sinh bị táo bón dùng mật ong để trị được không?
Mật ong rất có ích đối với trẻ nhỏ, giúp trị ho, cảm lạnh, tăng sức đề kháng, làm lành vết thương,..Tuy nhiên mật ong chỉ có ích đối với trẻ nhỏ trên 12 tháng tuổi, còn đối với trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi không những không tốt mà còn gây tác dụng ngược, có hại cho sức khỏe.
Theo eva.vn, Ths.Bs Doãn Thị Tường Vi – Viện phó Viện Dinh dưỡng Lâm sàng, mật ong có thể gây nguy hiểm cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Nguyên nhân là do: mật ong chứa bào tử vi khuẩn clostridium botulinum (trực khuẩn gram dương) với tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 5%.
“Ở người lớn, bộ máy tiêu hóa hoàn chỉnh với sức đề kháng tốt nên khi nuốt phải bào tử trực khuẩn gram dương hầu như không bao giờ nhiễm bệnh. Còn trẻ dưới 1 tuổi, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, sức đề kháng non nớt, không thể tiêu diệt bào tử. Khi vào cơ thể trẻ bào tử có thể giải phóng vi khuẩn, sản sinh các độc tố gây ra bệnh hoặc ảnh hưởng đến cơ hô hấp, cơ thần kinh của trẻ. Do đó, không nên cho trẻ dưới 12 tháng tuổi ăn mật ong”.
Cơ thể của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, vì vậy bố mẹ cần phải cẩn thận, không nên sử dụng các biện pháp lung tung có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Nếu trẻ bị táo bón các mẹ hãy dùng một ít mật ong bôi vào vào hậu môn để hỗ trợ bé đi ngoài tốt hơn chứ không cho trẻ uống.
Các mẹ cũng nên lưu ý:
- Phải dùng mật ong thật, có xuất xứ rõ ràng.
- Chỉ sử dụng mật ong đã qua xử lý nhiệt.
- Tuyệt đối không được dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi làm thức ăn, dù lượng nhỏ hay lớn.
>>>>>Xem thêm: Cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn, hiệu quả mẹ nên biết
4.2. Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn thực phẩm gì ?
Những tháng đầu trẻ sơ sinh thường chỉ bú bằng sữa mẹ, vậy nên nếu trong thời gian này trẻ bị táo bón thì rất có thể là do chế độ ăn uống của mẹ. Việc đầu tiên mẹ cần làm là phải thay đổi chế độ ăn uống sao cho hợp lý nhất.
Thực đơn mỗi bữa ăn cần phải có nhiều rau xanh, rau củ quả tốt cho nhuận tràng như: rau mồng tơi, đu đủ, chuối, rau dền, rau khoai lang,…
Bổ sung thêm sữa chua vào trong thực đơn, vì trong sữa chua có nhiều lợi khuẩn tốt cho đường ruột giúp cải thiện tình trạng táo bón rất tốt.
Mẹ cũng nên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, trung bình khoảng 2,5 lít mỗi ngày.
Nên hạn chế, không dùng những thực phẩm cay nóng, có chất kích thích, vì trẻ hấp thu chất dinh dưỡng từ sữa mẹ, các thực phẩm này là nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh và chúng cũng không tốt cho sự phát triển của bé. Các mẹ hãy chú ý nhé.
Trên đây là những thông tin hữu ích về trẻ sơ sinh bị táo bón mà Chuyên mục Các bệnh thường gặp đã chia sẻ. Hi vọng sẽ giúp mẹ có thêm kinh nghiệm chăm con khi gặp phải tình trạng táo bón. Đối với những bé bị táo bón nhẹ thì bố mẹ có thể sử dụng những cách trên để cải thiện cho trẻ. Nhưng những trường hợp nặng, thời gian kéo dài, cần phải đưa con đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân điều trị kịp thời. Vì bệnh này nếu để lâu sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Do vậy, bố mẹ cần phải lưu ý khi chăm sóc con. Chúc bố mẹ mau chóng cải thiện được vấn đề về tiêu hóa cho con và chúc bé yêu luôn khỏe mạnh nhé.
Diễm Diễm tổng hợp