Trẻ sơ sinh bị nôn trớ mẹ xử lý bằng cách nào?

Rate this post

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ là vấn đề khá phổ biến nhưng cũng khiến ba mẹ khá đau đầu và lo lắng. Trẻ sơ sinh bị nôn trớ có thể là biểu hiện sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó mà trẻ có thể mắc phải. Ba mẹ hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu nguyên nhân, cũng như cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nôn trớ qua bài viết sau đây, để có thể an tâm hơn nhé.

Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị nôn trớ mẹ xử lý bằng cách nào?

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ mẹ xử lý bằng cách nào?

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ rất thường gặp và đa số chủ yếu là nôn trớ sinh lý bình thường. Trẻ sơ sinh vài tuần đầu thì dạ dày còn rất nhỏ và nằm ngang nên rất dễ khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ có thể là ba mẹ mắc phải sai lầm khi chăm sóc trẻ như:

  • Ba mẹ ép trẻ bú quá nhiều khiến dạ dày bé nhỏ của trẻ sơ sinh không thể chứa hết và khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ.
  • Ba mẹ cho trẻ bú bình không đúng cách khiến trẻ sơ sinh bị nuốt quá nhiều khí vào dạ dày gây đầy bụng và nôn trớ.
  • Sau khi cho trẻ sơ sinh bú xong ba mẹ không vỗ ợ hơi cho trẻ. Và ba mẹ cho trẻ vừa được bú no nằm xuống ngay, khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ do dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang nên lúc nằm rất dễ bị trào ra nếu đang no.
  • Ba mẹ có thói quen bó trẻ thật chặt trong khăn và sử dụng băng rốn hoặc tã quá chặt dễ khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ.

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ mẹ xử lý bằng cách nào?

Ngoài ra, nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ còn có thể do các bệnh lý gây ra. Vì vậy, ba mẹ nên theo dõi biểu hiện của trẻ, nếu thấy tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn trớ quá nhiều dù được chăm sóc đúng cách, thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé. Sau đây là những bệnh có thể khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ:

  • Trẻ sơ sinh mắc các bệnh về đường tiêu hóa: nhu động ruột bị chậm, tiêu chảy,…
  • Trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên
  • Bệnh lý viêm màng não mủ cũng khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ.
  • Trẻ bị tắc ruột, xoắn ruột cũng khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ.

Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh đi tiểu nhiều có sao không và mẹ nên làm gì?

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ mẹ xử lý bằng cách nào?

Nếu trẻ sơ sinh bị nôn trớ kèm theo những dấu hiệu bất thường ba mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra cho trẻ. Ba mẹ không nên tự ý mua thuốc cho trẻ sơ sinh mà không có chỉ định của bác sĩ nhé.

2. Chăm sóc trẻ sơ sinh bị nôn trớ

Với các trẻ sơ sinh bị nôn trớ do cách chăm sóc sai lầm của ba mẹ, chỉ cần thay đổi cho đúng thì tình hình trẻ bị nôn trớ sẽ được cải thiện. Chẳng hạn như:

  • Ba mẹ không nên cho trẻ bú quá nhiều so với dung tích dạ dày của trẻ. Hãy cho trẻ sơ sinh bú với lượng vừa phải, và tăng dần dần lên từng ít, để dạ dày trẻ thích nghi.
  • Khi cho trẻ sơ sinh bú bình thì nên để ý cho trẻ bú đúng cách, để trẻ không nuốt không khí vào trong bụng, gây nên tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn trớ.
  • Khi trẻ sơ sinh ngủ nên để trẻ nằm nghiêng sang một bên để tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn trớ, bị sặc dịch nôn vào đường thở rất nguy hiểm.
  • Để phòng ngừa trẻ sơ sinh bị nôn trớ sau khi bú, ba mẹ nên vỗ ợ hơi cho trẻ và bế đứng trẻ thêm 15 phút rồi hãy đặt trẻ nằm xuống.
  • Đối với các trẻ sơ sinh bị nôn trớ do bệnh lý, ba mẹ nên tuân thủ cho trẻ dùng thuốc theo phác đồ của bác sĩ, và thực hiện việc chăm sóc bé sơ sinh bị nôn trớ đúng theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ mẹ xử lý bằng cách nào?

>>>>>Xem thêm: Bé 5 tháng tuổi biết làm gì và một số lưu ý khi chăm sóc bé dành cho mẹ

Việc trẻ sơ sinh bị nôn trớ rất thường gặp và trẻ vẫn ăn ngủ bình thường, thì ba mẹ không nên lo lắng quá, chỉ cần chăm sóc trẻ đúng cách thì sẽ cải thiện tình trạng bị nôn trớ ở trẻ mà thôi. Blogtretho.edu.vn hy vọng bài viết trên sẽ giúp ba mẹ có thêm kiến thức, cũng như các kỹ năng cần thiết, để xử lý tình huống trong việc chăm sóc trẻ được tốt hơn. Chúc các ba mẹ thành công, chăm con ngày càng khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Thanh Ngân tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *