Tai nạn ở trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu là tình trạng không hiếm xảy ra. Việc trông giữ trẻ sơ sinh ở giai đoạn biết lật, biết bò và chập chững biết đi khá vất vả và căng thẳng, vì phải luôn để ý đến an toàn tránh té ngã cho trẻ. Tai nạn trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu là nguy hiểm và làm ba mẹ lo sợ nhất. Bài viết sau đây sẽ giúp ba mẹ biết được những dấu hiệu nguy hiểm, khi trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu cần được đưa đến bệnh viện ngay. Ba mẹ hãy cũng tìm hiểu nhé.
Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu và những nguy hiểm tiềm tàng
Các tai nạn té ngã ở trẻ sơ sinh cũng thường xảy ra, tuy nhiên khi trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu là tai nạn ba mẹ lo sợ nhất, vì khi ngã đập đầu có thể dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại những biến chứng nặng nề, nếu trẻ không được cấp cứu kịp thời.
1. Xử trí khi trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu
Khi trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu thì ba mẹ nên theo dõi tình trạng của trẻ từ 2-3 ngày để đảm bảo an toàn cho trẻ. Vì có một số trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu xong không có biểu hiện bất thường nào ngay sau đó nhưng vài ngày sau lại xuất hiện các cơn nôn ói, co giật,… Trong trường hợp đó, nếu ba mẹ không chú ý quan sát theo dõi trẻ thì sẽ không kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện để cấp cứ, khi có tình huống xấu xảy ra.
Việc làm trước tiên khi trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu là dỗ trẻ nín khóc sau khi ngã (nếu trẻ có khóc) và sau đó ba mẹ nên kiểm tra vết thương của con xem ở vị trí nào, có chảy máu hay không, tình trạng vết thương ra sao,…
Nếu vết thương trẻ chảy máu thì ba mẹ nên tiến hành vệ sinh vết thương bằng nước muối sinh lý rồi băng bó cầm máu cho trẻ. Nếu trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu có vết thương lớn máu chảy nhiều ba mẹ nên dùng khăn sạch, băng gạc sạch đè vào vết thương của trẻ và đưa trẻ đến bệnh viện ngay. để được nhân viên y tế xử lý cầm máu vết thương cho trẻ.
Trường hợp vết thương khi trẻ sơ sinh ngã đập đầu không chảy máu mà sưng to có vết bầm thì ba mẹ tiến hành lau sạch vết thương bằng nước muối sinh lý và chườm đá lạnh lên vết thương. Ba mẹ dùng đá bọc bên ngoài là khăn sạch sau đó chườm lên vết thương bị sưng từ 10-15 phút và cách 1 tiếng ba mẹ chườm lại cho đến khi vết thương xẹp dần.
Việc chườm lạnh mang lại hiệu quả giảm sưng cho trẻ tốt hơn chườm nóng vì nhiệt độ lạnh làm các mạch máu co lại và làm giảm sưng. Sau khi chườm lạnh thì qua ngày hôm sau ba mẹ có thể chườm nóng để tan máu bầm cho trẻ.
Ba mẹ nên theo dõi kỹ biểu hiện của trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu, giúp sớm phát hiện dấu hiệu bất thường, để có thể đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.
2. Những dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu
Khi trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu sẽ nguy hiểm khi gây tổn thương đến não như chấn thương sọ não, tụ máu não, xuất huyết não,… Các vấn đề tổn thương đến não đều rất nguy hiểm cho trẻ có thể để lại di chứng nặng nề, thậm chí tử vong nếu không được can thiệp sớm.
Các dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu có thể xuất hiện sớm hoặc xuất hiện muộn hơn. Do vậy để đảm bảo an toàn cho trẻ ba mẹ cần phải theo dõi quan sát trẻ từ 2-3 ngày sau khi trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu.
Sau đây là những dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu:
- Vết thương chảy máu quá nhiều
Khi trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu trúng những vật sắc nhọn thì có thể gây nên vết thương lớn và khó cầm máu cho trẻ. Do đó nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để trẻ được xử lý kịp thời.
- Trẻ hôn mê bất tỉnh
Tình trạng hôn mê bất tỉnh có thể xảy ra ngay sau khi trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu hoặc xuất hiện sau 36-48h cũng đều là dấu hiệu đáng lo ngại và cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
- Trẻ rối loạn tri giác
Sau khi trẻ sơ sinh bị ngã có biểu hiện quấy khóc khó dỗ, lờ đờ, không tiếp xúc và thực hiên các yêu cầu của ba mẹ thì ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Giảm eo sau sinh hiệu quả với rượu gừng nghệ dành cho mẹ sau sinh
- Trẻ nôn ói
Tình trạng nôn ói ba mẹ nên theo dõi từ 2-3 ngày sau khi trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu. Số lần nôn ói của trẻ từ 3 lần trở lên và không phải do các yếu tố như khóc nhiều gây nôn hoặc ho gây nôn.
- Trẻ đi đứng loạng choạng
Việc trẻ sơ sinh đi đứng hoặc bò, ngồi không vững sau khi trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu cũng là vấn đề cần quan tâm, vì rất có thể khi ngã đập đầu ảnh hưởng đến não khiến trẻ không thể điều khiển tốt cơ thể.
- Mắt có dấu hiệu bất thường
Não bộ là bộ phận rất quan trọng vì vậy khi bị tổn thương sẽ khiến nhiều bộ phận khác bị ảnh hưởng trong đó có mắt. Khi trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu ba mẹ để ý nếu mắt trẻ có dấu hiệu bất thường và đột nhiên bị lác, đồng tử 2 bên không đều, bé không thể nhìn rõ và lấy đồ từ tay bạn hoặc đi bị vấp ngã,… Những dấu hiệu đó có thể mắt bé đã bị ảnh hưởng khi té ngã cho nên ba mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện.
- Trẻ ngủ lì bì khó đánh thức
Việc theo dõi giấc ngủ của trẻ sau khi trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu thường khó khăn nếu trẻ bị ngã vào buổi tối hoặc vào lúc gần đến giờ ngủ của trẻ. Thông thường sau khi trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu sẽ khóc nhiều gây mệt mỏi và muốn đi ngủ. Ba mẹ hãy để trẻ ngủ để phục hồi sức khoẻ nhưng luôn để mắt đến trẻ và 2 tiếng ba mẹ lay trẻ dậy 1 lần xem phản ứng của trẻ như thế nào. Nếu trẻ không có phản ứng hoặc lừ đừ, thì ba mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để kịp thời điều trị nhé.
>>>>>Xem thêm: Bé 9 tháng chưa mọc răng mẹ nên làm gì?
Việc trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu khá thường xuyên và không đáng lo ngại, nếu sau khi ngã trẻ vẫn tỉnh táo ăn chơi ngủ bình thường. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn ba mẹ không nên lơ là mà phải luôn theo dõi tình hình của trẻ thêm vài ngày, để phòng rủi ro cho trẻ. Ba mẹ cũng nên lưu ý trông nom trẻ cẩn thận, để tránh trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu, và chú ý không nên để vật dụng, đồ chơi sắc cạnh gần khu vực trẻ chơi nhé.
Thanh Ngân tổng hợp