Trẻ sơ sinh bị khò khè mẹ phải làm sao?

Rate this post

Trẻ sơ sinh bị khò khè có thể là vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe của bé, trong một số trường hợp. Do đó, mẹ nên để ý đến tiếng thở và nhịp thở của con khi con ngủ nhé. Chẳng hạn như mẹ hãy kê tai của mình lại gần mũi và miệng của con xem tiếng thở của bé nhẹ nhàng hay phát ra âm thanh kì lạ. Từ đó mới nắm được tình trạng hoạt động của hệ hô hấp ở trẻ có bình thường hay không.

Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị khò khè mẹ phải làm sao?

Có khá nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khò khè, bên cạnh những nguyên nhân không đáng lo ngại, thì vẫn sẽ tồn tại những nguyên nhân có thể dẫn đến sự nguy hiểm cho hệ hô hấp của bé. Vì vậy, mẹ hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu về hiện tượng thở khò khè ở trẻ sơ sinh để kịp thời cho trẻ đến bệnh viện chữa trị nhé.

Trẻ sơ sinh bị khò khè mẹ phải làm sao?

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị khò khè

1.1 Nguyên nhân không đáng lo ngại

Thứ nhất, trẻ bị cảm cúm, cảm lạnh hay sốt nhẹ đều có thể dẫn đến nghẹt mũi, ho và thở khò khè. Bởi vì lúc này khoang mũi hay cổ họng của trẻ đều đang bị ứ đọng dịch nhờn khiến bé trở nên khó thở hơn, dẫn đến việc phát ra tiếng khò khè là chuyện đương nhiên đấy các mẹ.

Thứ hai, do tư thế nằm ngủ của trẻ không đúng, việc bé nằm nghiêng, nằm sấp hay nằm gối quá cao khi ngủ đều có thể khiến cho việc hô hấp vốn yếu ớt của bé càng trở nên khó khăn hơn bình thường. Từ đó có thể khiến trẻ sơ sinh bị khò khè trong tiếng thở khi đi ngủ. Vì vậy, nếu mẹ thấy bé đang ngủ ở tư thế không phù hợp thì hãy điều chỉnh lại cho con để giúp bé dễ thở hơn nhé.

Trẻ sơ sinh bị khò khè mẹ phải làm sao?

1.2 Nguyên nhân đáng lo ngại

Khác với những nguyên nhân trên, những nguyên nhân tiếp theo đều sẽ có liên quan đến một căn bệnh nào đó về đường hô hấp của trẻ sơ sinh. Vì vậy, nếu mẹ thấy con thở khò khè kèm theo các triệu chứng như thường xuyên khó thở, da nhợt nhạt và tím tái, bú kém, khó ngủ…thì có thể bé đã rơi vào một trong các trường hợp nguy hiểm sau đây và mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được khám và chữa trị kịp thời:

  • Trẻ sơ sinh bị khò khè do đang mang các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản hay hen suyễn.
  • Trẻ còn quá nhỏ thở khò khè có thể do thanh quản bị mềm sụn, hay bị các mạch máu lớn hơn chèn ép gây khó thở. Biểu hiện rõ nhất cho vấn đề này là trẻ sẽ ho rất nhiều.
  • Việc bị viêm amidan cấp tính với dấu hiệu chính là sưng phù vòm họm cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị khò khè.

Tìm hiểu thêm: Dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi mẹ nên biết

Trẻ sơ sinh bị khò khè mẹ phải làm sao?

  • Trẻ bị mắc các dị vật ở đường thở dẫn đến khó thở và thở khò khè. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể đã mắc phải các bệnh bẩm sinh như bệnh xơ sợi hay có khối u ở trong phổi, và đây đều là những trường hợp thật sự nguy hiểm cho sức khỏe của bé.

2. Xử trí khi trẻ sơ sinh bị khò khè

Trừ những trường hợp thật sự nguy hiểm cho tính mạng của bé, mẹ phải đưa con đến bệnh viện để khám và chữa trị. Các trường hợp còn lại, mẹ đều có thể tham khảo các cách dưới đây để giúp bé bớt khò khè khi thở nhé.

Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho bé: Đây là cách rất phổ biến được nhiều mẹ áp dụng, để làm sạch mũi cho con, trước khi hút chất nhờn từ mũi bé. Cách làm như sau:

Bước 1: Mẹ đặt đầu bé nghiêng qua một bên. Sau đó, để vòi phun của chai nước muối sinh lý vào lỗ mũi bé, nhưng lưu ý là mẹ không nên đưa vòi phun này vào quá sâu để tránh gây nghẹt thở cho con nhé.

Bước 2: Ấn nhẹ nhưng dứt khoát liên tục trong 2- 3 giây, vì như vậy thì mẹ mới có thể nhỏ được 2- 3 giọt nước muối sinh lý vào mũi của con.

Bước 3: Kết thúc việc xịt mũi bên này cho bé thì mẹ hãy xoay nhẹ đầu con nghiêng qua bên còn lại và làm tương tự như trên.

Trẻ sơ sinh bị khò khè mẹ phải làm sao?

>>>>>Xem thêm: Đau mắt ở trẻ sơ sinh và những phương pháp điều trị cho trẻ

Sau khi xịt nước muối vệ sinh mũi cho bé xong thì mẹ hãy bắt đầu dùng dụng cụ hút mũi để hút chất nhờn đang ứ đọng trong khoang mũi của bé ra nhé. Mẹ có thể thực hiện việc này 2- 3 lần/ ngày giúp con để bé dễ hít thở cho đến khi hết bị khò khè thì thôi.

Điều chỉnh tư thế ngủ của bé: Mẹ nên thường xuyên chú ý đến tư thế ngủ của con để điều chỉnh kịp thời nếu tư thế đó không đúng, như vậy mới giúp bé được dễ thở khi ngủ và cũng ngủ sâu hơn đấy các mẹ.

Trẻ sơ sinh bị khò khè không phải là vấn đề có thể xem nhẹ. Do đó, nếu bé bị khò khè kéo dài và có những triệu chứng không ổn, mẹ nên đưa con đến bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và chữa trị kịp thời. Blogtretho.edu.vn chúc bé yêu của các mẹ luôn khỏe mạnh và ngày càng phát triển toàn diện hơn.

Hoàng Oanh tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *