Trẻ sơ sinh bị khàn tiếng không phải là chuyện hiếm lạ đối với các mẹ nuôi con nhỏ. Bất cứ bé nào cũng có thể bị khàn tiếng với nhiều lý do khác nhau. Vậy, nếu một ngày nào đó bé yêu của mẹ ngủ dậy mà bị khàn tiếng thì mẹ nên làm thế nào? Mẹ đừng lo lắng mà hãy tham khảo bài viết dưới đây của Blogtretho.edu.vn, để tìm hiểu những thông tin xoay quanh việc giúp bé hết khàn tiếng nhé.
Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị khàn tiếng có nguy hiểm hay không?
Trẻ sơ sinh bị khàn tiếng thật sự không phải là triệu chứng nguy hiểm đối với bé trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, bất cứ căn bệnh hay triệu chứng nào cũng vậy, nếu mẹ để nó kéo dài theo thời gian thì chắc chắn sẽ dễ dẫn đến một mối nguy hiểm tiềm tàng nào đó. Vì vậy, trước tiên mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân bé bị khàn tiếng, để có thể tìm ra cách chữa trị phù hợp với con nhé.
Contents
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị khàn tiếng
Trẻ sơ sinh bị khàn tiếng có thể do rất nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân mẹ sẽ đoán được và cũng có những nguyên nhân mẹ không ngờ tới nữa.
1.1 Trẻ bị khàn tiếng do mắc bệnh hô hấp
Trẻ sơ sinh bị khàn tiếng do đang mắc phải các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Nếu bệnh nhẹ thì đó có thể là bé đang bị cảm cúm, cảm lạnh…nên dẫn đến ho, sổ mũi và khàn tiếng. Nếu bệnh nặng thì đó có thể là bé bị nhiễm trùng đường hô hấp dẫn đến viêm amidan, viêm phổi, hen suyễn…
Trẻ sơ sinh bị khàn tiếng do gào khóc nhiều, hoặc trong lúc chơi đùa thường la hét. Những vấn đề này xảy ra như vậy có nghĩa là bé đang “bắt” dây thanh quản của mình hoạt động hết công suất khiến nó căng lên hoặc sưng phù, từ đó dẫn đến việc trẻ bị khàn tiếng.
1.2 Nguyên nhân ít gặp và mẹ không ngờ tới
- Trẻ uống nước ít.
- Bé bị khàn tiếng do di truyền.
- Trẻ bị dị ứng gì đó.
- Trẻ bị căng thẳng vì lý do nào đó.
- Trẻ hay bị nôn trớ và trào ngược dạ dày.
2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị khàn tiếng
- Âm thanh của bé phát ra thô suyễn chứ không trong trẻo như ngày thường.
- Bé hay quấy khóc do khó chịu khi bị rát cổ, đau họng.
- Nếu bị khàn tiếng nặng thì bé có thể mất giọng, không phát ra nổi một âm thanh.
- Bé ho khan, ho lâu ngày, ho có đờm và phát ra tiếng thở khò khè.
- Một số trường hợp bé bị khàn tiếng sẽ có dấu hiệu khó thở hay thở rít.
Tìm hiểu thêm: Pha sữa đúng cách cho bé mẹ nào cũng cần thuộc lòng
3. Cách chữa trị cho trẻ sơ sinh bị khàn tiếng
Thông thường, khi trẻ sơ sinh bị khàn tiếng thì các bé cũng sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, đó là khi triệu chứng này xuất phát từ những nguyên nhân không có gì đáng ngại mà thôi. Ngược lại, nếu bé bị khàn tiếng lâu ngày mà không được chữa trị thì sẽ rất nguy hiểm đấy các mẹ. Bởi vì khàn tiếng có thể do dây thanh quản của bé bị sưng phù, nếu để lâu thì nó sẽ bịt kín luôn đường thở của bé khiến trẻ khó thở và không thể cung cấp oxi cho não. Do đó, nếu mẹ thấy con bị khàn tiếng quá lâu thì nên đưa bé đến bệnh viện để được khám và chữa trị kịp thời.
Bên cạnh đó, khi mẹ mới phát hiện trẻ sơ sinh bị khàn tiếng thì cũng có thể thực hiện một vài phương pháp đơn giản sau để giúp bé lấy lại giọng nhé.
Trị dứt điểm các bệnh liên quan đến tai- mũi- họng: Nếu bé của mẹ bị khàn tiếng trong lúc bé đang bị cảm lạnh hay cảm cúm thì mẹ nên cố gắng trị dứt điểm các bệnh này cho con trước. Trong trường hợp, bé hết sổ mũi và hết ho nhưng vẫn khàn tiếng thì mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra cho yên tâm nhé.
Hạn chế việc bé gào khóc: Khi trẻ sơ sinh bị khàn tiếng, mẹ nên hạn chế tối đa việc để con khóc lớn vì như vậy sẽ làm tổn thương thanh quản của bé nhiều hơn dẫn đến tình trạng khàn tiếng ở trẻ càng trở nên tồi tệ. Cách tốt nhất mẹ nên làm lúc này là cố gắng giúp con được vui vẻ bằng đồ chơi, các bộ phim hoạt hình hoặc mẹ hãy thường xuyên trêu đùa, trò chuyện với bé để giúp cho tâm trạng con luôn được thoải mái.
Tránh cho bé bú quá no: Trẻ sơ sinh cần bú sữa mẹ để phát triển. Tuy nhiên, mẹ không nên để con bú quá no trong một lần, vì dạ dày của bé lúc này vẫn còn rất nhỏ nên nếu bị “quá tải” về lượng sữa sẽ dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ , khiến bé có thể bị sặc và ho. Điều này dẫn đến việc thanh quản bị tác động nhiều hơn và bé rất khó hết bị khàn tiếng. Cách tốt nhất là mẹ nên chia việc cho bé bú thành nhiều cữ nhỏ để phù hợp với hoạt động ở dạ dày của trẻ sơ sinh.
>>>>>Xem thêm: Đặt tên cho con trai họ nguyễn 2018 gặp nhiều may mắn, tốt lành
Trẻ sơ sinh bị khàn tiếng có thể khiến bé rất khó chịu, thậm chí là mất ăn mất ngủ. Và điều này sẽ luôn khiến mẹ phải lo lắng, mệt mỏi đi tìm phương pháp chữa trị cho bé. Do đó, Blogtretho.edu.vn hi vọng rằng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp ích cho mẹ thật nhiều, để mẹ không vất vả trong việc tìm ra giải pháp giúp bé hết khàn tiếng nhé.
Hoàng Oanh tổng hợp