Trẻ sơ sinh bị đờm nhớt gây khò khè – mẹ nên làm gì để giúp con cải thiện?

Rate this post

Trẻ sơ sinh bị đờm nhớt làm bé hay khò khè khiến ba mẹ lo lắng, không biết phải làm sao để giúp trẻ cải thiện tình hình. Thông thường với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng thì tình trạng trẻ sơ sinh bị đờm nhớt gây khò khè có thể là do sinh lý, chứ không hẳn là bệnh lý, cụ thể là có thể mắc các bệnh dễ gặp như bệnh cảm cúm, viêm hô hấp,…Do đó, ba mẹ không cần quá lo lắng. Cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu bài viết sau để có thể tìm ra nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị đờm nhớt nhé.

Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị đờm nhớt gây khò khè – mẹ nên làm gì để giúp con cải thiện?

Trẻ sơ sinh bị đờm nhớt gây khò khè – mẹ nên làm gì để giúp con cải thiện?

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đờm nhớt

Với trẻ sơ sinh vài tháng đầu thì khi trẻ sơ sinh bị đờm nhớt gây khò khè thì đa số chỉ là biểu hiện sinh lý, đặc biệt ở các trẻ sinh mổ, thường bị khò khè nhiều hơn do đàm nhớt còn trong mũi và họng của trẻ còn nhiều. Đờm nhớt chưa thoát ra ngoài được đóng đặc ở mũi trẻ, khiến trẻ bị khò khè khi thở. Với trẻ sơ sinh thì đường thở của trẻ khá nhỏ, nên việc loại bỏ đờm nhớt khá khó khăn do đó trẻ thường xuyên bị khò khè kéo dài do trẻ sơ sinh bị đờm nhớt.

Trẻ sơ sinh bị đờm nhớt gây khò khè – mẹ nên làm gì để giúp con cải thiện?

Ngoài nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đờm do sinh lý thì trẻ còn có thể mắc các bệnh sau:

  • Viêm tiểu phế quản: bệnh này khá phổ biến với các biểu hiện như trẻ sơ sinh bị đờm kèm theo ho, khò khè, khó thở, sốt,…
  • Trào ngược thực quản dạ dày: trẻ sơ sinh rất dễ bị trào ngược dạ dày do dạ dày trẻ nằm ngang và van cơ đóng mở giữa dạ dày và thực quản hoạt động chưa tốt. Khi trẻ sơ sinh bị trào ngược thực quản dạ dày sẽ khiến axit trong dạ dày trào lên và kích ứng niêm mạc cổ họng của trẻ làm tiết ra đờm nhớt.
  • Viêm họng: bệnh viêm họng cũng là bệnh rất hay gặp ở trẻ do. Bệnh viêm họng khiến trẻ ho đôi khi là ho khan nhưng cũng có khi trẻ sơ sinh bị đờm, trẻ có thể bị sốt , mệt mỏi, biếng ăn biếng bú,…
  • Viêm phế quản: khi trẻ mắc bệnh viêm phế quản cũng khiến trẻ sơ sinh bị đờm ở cổ họng khiến trẻ ho dai dẳng kéo dài. Trẻ sơ sinh bị viêm phế quản còn bị sốt, khó thở kèm theo.

Tìm hiểu thêm: Cách bế trẻ sơ sinh không gây tổn thương cho trẻ

Trẻ sơ sinh bị đờm nhớt gây khò khè – mẹ nên làm gì để giúp con cải thiện?

2. Chăm sóc trẻ sơ sinh bị đờm

Đối với trẻ sơ sinh bị đờm nhớt do sinh lý bình thường không kèm theo các dấu hiệu bệnh lý nào khác thì việc chăm sóc trẻ sơ sinh bị đờm khá đơn giản. Ba mẹ chỉ cần lưu ý những điều sau:

  • Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bị đờm mỗi ngày.
  • Dùng tay xoa phía sau lưng trẻ sơ sinh giúp làm ấm và máu huyết tới phổi lưu thông cũng giúp long đờm cho trẻ sơ sinh hiệu quả.
  • Ba mẹ không nên ủ ấm cho trẻ sơ sinh quá mức khiến trẻ khó chịu và dễ nhiễm lạnh do mồ hôi tiết ra nhiều.
  • Khi trẻ sơ sinh bị đờm nhớt ngủ ba mẹ nên kê gối cao đầu để trẻ sơ sinh cảm thấy dễ thở hơn.
  • Không nên cho trẻ sơ sinh nằm phòng máy lạnh, độ ẩm trong không khí thấp sẽ kích ứng niêm mạc mũi trẻ gây tình trạng khò khè nhiều hơn.
  • Ba mẹ dùng vài giọt dầu tràm pha với nước tắm cho trẻ sơ sinh bị đàm nhớt. Xoa dầu tràm vào lòng bàn chân, lưng, ngực của trẻ. Dầu tràm có tác dụng làm ấm và long đờm cho trẻ hiệu quả.
  • Nếu trẻ sơ sinh bị đờm kèm theo các dấu hiệu bệnh lý, thì ba mẹ nên đưa trẻ sơ sinh đến bệnh viện, để được thăm khám và điều trị chính xác kịp thời. Ba mẹ không nên tự ý mua thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ vì có thể sẽ gây hại đến trẻ.

Trẻ sơ sinh bị đờm nhớt gây khò khè – mẹ nên làm gì để giúp con cải thiện?

>>>>>Xem thêm: Mất sổ tiêm chủng của bé bố mẹ phải làm thế nào?

Trẻ sơ sinh bị đờm nhớt tuy chỉ là biểu hiện sinh lý thông thường nhưng ba mẹ cũng đừng quá chủ quan. Hãy theo dõi quan sát biểu hiện của trẻ sơ sinh có kèm theo các triệu chứng bất thường nào không. Nếu trẻ sơ sinh bị đờm nhưng vẫn ăn ngủ tốt, phát triển bình thường, thì có thể chỉ là tình trạng sinh lý mà thôi. Hy vọng với những chia sẻ tích cực trên, các mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho bé nhà mình trong trường hợp bé bị đờm nhớt. Chúc bé yêu của các mẹ luôn vui khỏe nhé.

Thanh Ngân tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *