Trẻ sơ sinh bị đàm nhớt khiến trẻ khò khè khó thở là tình trạng rất hay gặp. Các trẻ sơ sinh dưới 3 tháng đặc biệt là các trẻ sinh mổ thường khò khè nhiều hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là biểu hiện sinh lý bình thường, các mẹ chỉ cần lưu ý đến việc chăm sóc trẻ tốt hơn thì sẽ cải thiện được tình trạng của trẻ. Vậy cách chăm sóc để cải thiện như thế nào, mẹ hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu bài viết sau, để hiểu rõ hơn nhé.
Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị đàm nhớt và các bước chăm sóc bé mẹ nên ghi nhớ
Contents
1. Nguyên nhân và ảnh hưởng của đàm đến sức khỏe của trẻ
Các bệnh về đường hô hấp thường là nguyên nhân hàng đầu gây ra đàm nhớt ở cổ họng của bé. Đàm nhớt ở trẻ thường đi kèm với cảm lạnh hay bất kỳ loại bệnh truyền nhiễm khác. Đàm ở cổ họng trẻ nếu như kèm theo bất kỳ triệu chứng nào khác như: sốt phát ban và dị ứng thì tình trạng đã trở nên nghiêm trọng hơn. Nhiều trẻ khi bị đờm nhớt thường kèm theo các triệu chứng như: nôn trớ khi ăn, thở khò khè….nếu như tình trạng này diễn ra thường xuyên hoặc kéo dài sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ thậm chí là có thể gây loét dạ dày.
Vì đàm ở cổ họng nên bé thường bị ho và sổ mũi, khó thở. Ở trẻ sơ sinh mũi và cổ họng chưa hoàn thiện để xử lý chất nhầy nên thường dẫn đến bé phải ho để làm bật chất nhầy ra. Nên nếu như các bé có rất nhiều đàm trong cổ họng thì việc bé bị ho nhiều, thở thường nghe thấy tiếng khò khè là điều khó tránh khỏi. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì không thể tự dùng sức để trục xuất đàm được, không tự xì mũi ra được nên khi trẻ bị đàm, ho, sỗ mũi sẽ kéo dài hơn người lớn và khó điều trị hơn.
2. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị đàm nhớt
Trẻ sơ sinh bị đàm nhớt khiến trẻ khò khè khó thở . Điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ biếng bú do không thấy thoải mái. Vì vậy, ba mẹ cần có chế độ chăm sóc trẻ sơ sinh bị đàm nhớt tốt để giúp trẻ sớm thoát khỏi tình trạng khó chịu và phát triển khỏe mạnh. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị đàm nhớt như sau:
- Ba mẹ dùng nước mũi sinh lý nhỏ vào mũi trẻ sơ sinh mỗi ngày, để giúp rửa sạch mũi, làm loãng đàm nhớt và chảy ra ngoài, giúp cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị đàm nhớt khó chịu.
- Sau khi nhỏ nước muối sinh lý vào mũi trẻ sơ sinh, mẹ dùng giấy thấm hút cuốn thành bấc sâu và đưa vào mũi trẻ để có thể hút sạch được đàm nhớt đã được nước muối pha loãng.
- Ba mẹ lưu ý khi thực hiện việc nhỏ nước muối và dùng giấy chuyên dụng thấm hút nước mũi có thể khiến trẻ sơ sinh khó chịu và la khóc. Ba mẹ đừng lo sợ mà hãy cứ để trẻ khóc vì khi trẻ khóc to sẽ tống được đàm nhớt ở mũi và họng trẻ ra ngoài nhanh hơn.
- Hãy cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thật nhiều để trẻ khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và sẽ hạn chế được tình trạng trẻ sơ sinh bị đàm nhớt nhiều.
- Ba mẹ hãy thường xuyên vỗ vỗ nhẹ nhàng vào lưng trẻ sơ sinh mỗi ngày, giúp máu huyết lưu thông tới phổi tốt hơn và giúp tống đàm nhớt ở phế quản trẻ cũng nhanh chóng hơ. Từ đó cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị đàm nhớt nhiều gây khò khè khó thở.
Tìm hiểu thêm: Bài hát bé tập nói – cách hay giúp trẻ mau biết nói và phát triển khả năng ngôn ngữ
- Khi trẻ ngủ, ba mẹ nên kê gối cho trẻ cao hơn một chút và cho trẻ nằm nghiêng để giúp trẻ thở dễ dàng hơn. Điều nay cũng phòng chống được việc trẻ bị sặc đàm nhớt vào đường thở gây nguy hiểm cho trẻ.
- Ba mẹ luôn giữ không gian sống của trẻ sơ sinh thoáng mát, sạch sẽ, giúp phòng tránh được tình trạng trẻ sơ sinh bị đàm nhớt do dị ứng với bụi bẩn trong nhà.
- Ba mẹ không nên cho trẻ nằm suốt trong phòng máy lạnh, mà nên cho trẻ ra ngoài hít thở không khí trong lành. Khi nằm phòng máy lạnh ba mẹ nên tạo độ ẩm trong phòng phù hợp, vì độ ẩm quá thấp sẽ khiến tình trạng khò khè do trẻ sơ sinh bị đàm nhớt trở nặng.
- Ngoài ra, ba mẹ nên để ý, nếu trẻ sơ sinh bị đàm nhớt kèm theo những biểu hiện bất thường như tím tái, khó thở, hôn mê, ngủ li bì, sốt cao, khò khè kéo dài… thì nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.
3. Những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị đàm nhớt
Sau đây là một số sai lầm cần tránh, mà ba mẹ hay mắc phải khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị đàm nhớt:
- Dùng miệng hút đàm nhớt cho trẻ sơ sinh bị đàm nhớt
Hành động này vô tình ba mẹ sẽ truyền vi khuẩn có hại trong khoang miệng của ba mẹ sang cho trẻ, và có thể khiến trẻ sơ sinh mắc các bệnh nguy hiểm.
- Dùng mật ong, cam thảo rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bị đàm nhớt
Đây cũng là một hành động khiến trẻ sơ sinh bị nguy hiểm, vì mật ong và cam thảo có thể trở thành chất độc đối với cơ thể còn non yếu của trẻ sơ sinh. Hơn nữa, hành động dùng tay rơ lưỡi, họng của trẻ sơ sinh nếu quá mạnh tay có thể gây trầy xước niêm mạc của trẻ, hay thậm chí gây ngạt cho trẻ sơ sinh.
- Lạm dụng dụng cụ hút mũi
Dụng cụ hút mũi có lợi ích giúp hút được đàm nhớt trong mũi trẻ hiệu quả. Tuy nhiên, nếu ba mẹ lạm dụng quá nhiều hoặc dùng đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng có thể sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của trẻ, gây ra tình trạng phù nề hay xuất huyết.
>>>>>Xem thêm: Có nên cho bé tập đi bằng xe tròn không mẹ nhỉ?
Tóm lại, trẻ sơ sinh bị đàm nhớt là tình trạng không hiếm gặp, việc chăm sóc trẻ gặp tình trạng này cũng khá dễ dàng và mang lại hiệu quả nếu ba mẹ thực hiện đúng cách. Ba mẹ luôn cần lưu ý rằng, trẻ sơ sinh có hệ hô hấp rất non nớt, do vậy ba mẹ cần cẩn thận lựa chọn đúng cách chăm sóc trẻ, để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Thanh Ngân tổng hợp