Trẻ sơ sinh bị cảm hay bị cảm lạnh khá nhiều lần là việc hay xảy ra trong những năm tháng đầu đời. Do lúc này hệ miễn dịch của các bé hoạt động còn rất yếu. Cảm hay cảm lạnh không phải là bệnh nặng nhưng nếu mẹ không sớm điều trị dứt điểm cho bé, sẽ khiến bé gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, mẹ hãy tham khảo một vài cách chữa cảm đơn giản cho trẻ sơ sinh trong bài viết này của Blogtretho.edu.vn, để giúp bé nhanh hết bệnh nhé.
Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị cảm mẹ nên chữa trị cho bé thế nào?
Contents
1. Triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị cảm hay cảm lạnh
Khi trẻ sơ sinh bị cảm hay cảm lạnh thì những triệu chứng đầu tiên mà mẹ có thể phát hiện ra được đó là bé bị ngứa họng, sổ mũi, nghẹt mũi và hắt hơi. Sau đó, bé sẽ tiếp tục xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như sưng họng, ho, sốt nhẹ và bắt đầu lười bú. Ngoài ra, mẹ cũng sẽ thấy nước mũi của bé chuyển dần từ dạng lỏng sang đặc quánh và không trong suốt nữa mà có màu vàng hoặc xanh lá cây.
Đối với những trẻ sơ sinh còn quá nhỏ (dưới 3 tháng) thì mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được chữa trị đúng cách. Tuy nhiên, mẹ cũng nên thực hiện các cách chăm sóc đặc biệt cho bé tại nhà khi con bị cảm lạnh để bé nhanh khỏi hơn nhé.
2. Cách trị cảm hay cảm lạnh cho trẻ sơ sinh
Khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh, mẹ nên áp dụng một số cách sau để giúp con cải thiện tình hình sức khỏe, chẳng hạn như:
2.1 Cho trẻ sơ sinh bị cảm lạnh tắm nước gừng
Mẹ đừng nghĩ nước gừng chỉ có tác dụng chữa đau bụng không thôi nhé. Thực tế, nước gừng ấm còn có công hiệu làm thuyên giảm các triệu chứng như: ho, khò khè, sổ mũi, nghẹt mũi….của trẻ sơ sinh bị cảm lạnh nữa đấy. Cách điều trị cũng rất đơn giản, mẹ hãy rửa sạch một củ gừng, sau đó giã ra để đun sôi lên rồi cho vào nước tắm của bé. Để đạt được hiệu quả cao như mong đợi thì mẹ cũng nên cho con ngâm mình vào thau nước gừng ấm đến tận phần ngực của bé luôn nhé. Điều này sẽ giúp trẻ bị cảm lạnh thấy dễ chịu hơn nhiều đấy các mẹ.
Tìm hiểu thêm: Ăn dặm cho bé – thực đơn và các cách nấu món ăn dặm cho bé
2.2 Pha “nước thuốc” từ lá húng và hạt chanh cho bé uống
Đây là một bài thuốc dựa theo y học cổ truyền được khá nhiều người áp dụng, bởi vì lá húng kết hợp với hạt chanh (còn gọi tắt là húng chanh) có tác dụng khá tốt trong việc phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn,..Từ đây thì loại “thuốc” này sẽ giải được cảm, chữa ho, chữa cảm cúm, sốt không ra mồ hôi…cho người bị cảm lạnh, trong đó bao gồm cả trẻ em.
Cách làm thì cũng rất dễ, trước tiên mẹ hãy giã nát khoảng 5 lá húng và 5-7 hạt chanh (cho 1 lần uống) rồi trộn với 5ml nước, sau đó mẹ cho hỗn hợp này vào bát chưng cách thủy hoặc chưng trong nồi cơm điện chừng 20 phút rồi chắt lấy nước cho bé uống.
Một điều lưu ý là mẹ chỉ nên áp dụng bài thuốc này cho bé ít nhất đã qua thời kỳ tập ăn dặm. Mẹ cũng có thể thêm một chút xíu đường vào nước húng chanh để trẻ dễ uống hơn.
2.3 Bôi dầu nóng dành cho trẻ sơ sinh
Khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh thì việc giữ ấm cho bé cũng rất cần thiết khi mẹ chăm sóc con tại nhà. Vì vậy, mẹ hãy dùng dầu Khuynh Diệp để bôi vào vùng tay, bàn chân và cổ của con trước khi đi ngủ để bé cảm thấy dễ chịu và ngủ ngon hơn khi bé bị cảm lạnh mẹ nhé.
2.4 Rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý
Trẻ sơ sinh khi bị cảm lạnh luôn dẫn đến sổ mũi và nghẹt mũi, vì vậy khoang mũi của bé sẽ thường bị bẩn do những chất nhầy dư thừa này. Do đó, mẹ hãy rửa mũi cho bé thường xuyên bằng nước muỗi sinh lý để mũi của bé được sạch sẽ và bé cũng cảm thấy dễ thở hơn nhé. Ngoài ra, mẹ nên lưu ý là mỗi ngày cũng chỉ nên rửa mũi cho bé 3- 4 lần thôi, vì rửa mũi quá nhiều sẽ khiến trẻ bị khô mũi đấy các mẹ.
>>>>>Xem thêm: Cách nấu cháo vịt cho bé với đậu xanh và bí đỏ thơm ngon
Trẻ sơ sinh bị cảm hay cảm lạnh tuy chỉ là bệnh vặt nhưng nó vẫn có thể gây ra những nguy hiểm nhất định cho bé đấy. Vì vậy, nếu mẹ đã cẩn thận trong việc chăm sóc bé, nhưng bệnh của con vẫn không khỏi, thì mẹ nên đưa bé đến bệnh viên để khám cho yên tâm. Chúc bé yêu của mẹ luôn khỏe mạnh và mau lớn nhé.
Hoàng Oanh tổng hợp