Trẻ sơ sinh 2 ngày không đi ngoài có làm sao hay không? Câu hỏi này có lẽ bất cứ bà mẹ nào chăm con cũng từng gặp phải. Phần lớn trẻ sơ sinh khi rơi vào trường hợp này đều thuộc tình trạng bình thường và không gây nguy hiểm gì đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp là nghiêm trọng, khi kèm theo việc đi ngoài của con sau vài ngày khó khăn, còn xảy ra một số dấu hiệu bất thường. Lúc này, mẹ cần bình tĩnh để có phương án xử lí tốt nhất, nhằm đảm bảo sức khỏe cho con.
Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh 2 ngày không đi ngoài có làm sao không?
Contents
1. Trẻ sơ sinh 2 ngày không đi ngoài nguyên dân do đâu?
Nhìn chung trẻ sơ sinh 2 ngày không đi ngoài là việc hết sức bình thường và mẹ không cần suy nghĩ, lo lắng quá nhiều. Khi con không đi ngoài và cũng không có những biểu hiện bất thường thì có thể do các nguyên nhân dưới đây gây ra.
- Đối với những trẻ bú sữa mẹ có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn hàng ngày của mẹ.
- Với những trẻ uống sữa công thức, thì con có thể bị dị ứng với một số thành phần trong sữa.
- Với những trẻ đang ở thời kỳ ăn dặm, có thể thực đơn ăn dặm của bé mẹ chuẩn bị chưa thực sự cân bằng về chất xơ,…
2. Cần làm gì khi trẻ sơ sinh 2 ngày không đi ngoài?
Để khắc phục tình trạng hiện tại của con thì mẹ cần phải tìm hiểu kỹ hơn nguyên nhân cụ thể, có thể khiến con không đi ngoài được.
Như đề cập ở trên, nguyên nhân đầu tiên thường xảy ra với trẻ bú mẹ là do trẻ bú ít, thời gian con bú lại quá lâu. Vì vậy, mẹ có thể bổ sung các thực phẩm lợi sữa để đủ lượng sữa cho con bú. Và thời gian tốt nhất giữa các lần bú của con nên là 2 đến 3 giờ. Mẹ cũng nên tích cực cải thiện chế độ ăn uống của mình, để cải thiện chất lượng sữa cho con. Ví dụ, mẹ cần ăn thật nhiều rau xanh, trái cây và các thành phần lợi sữa, đừng quên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Tốt nhất nên ăn rau dền, rau cải, đu đủ, thanh long… bởi đây là những thực phẩm rất tốt cho con.
Trường hợp thứ 2 nếu con uống sữa công thức thì có thể do thành phần sữa không hợp với con. Nếu con ở trường hợp này, việc mẹ cần làm là tìm hiểu để thay đổi loại sữa cho phù hợp với con hơn.
Còn riêng với những trẻ đang trong thời gian ăn dặm, thì mẹ nên cho con ăn các thực phẩm tốt cho đường tiêu hóa. Một trong những thực phẩm được dùng phổ biến, để cải thiện tình trạng khó đi tiêu cho trẻ ăn dặm lạ mận khô. Mẹ có thể bổ sung loại mận khô được xay nhuyễn vào khẩu phần ăn của con, giúp hệ tiêu hóa của con hoạt động tốt hơn.
Tìm hiểu thêm: Đừng mẹ nào bỏ qua bí kíp giúp mẹ vừa chăm con khỏe vừa có thời gian làm đẹp này nhé!
Ngoài việc cải thiện về dinh dưỡng, mẹ cần cung cấp lượng nước cho con đủ hàng ngày. Nước không phải thức uống thay thế hoàn toàn cho sữa trong bất cứ trường hợp nào. Tuy nhiên khi bé bị táo bón thì mẹ nên bổ sung thêm từ 100 đến 200 ml nước mỗi ngày đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, và 200 – 300 ml mỗi ngày khi trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi.
Điều cuối cùng, hãy cho con tắm với nước ấm, điều này cũng góp phần cải thiện tình trạng khó đi ngoài của con. Mẹ có thể đặt một chiếc khăn ấm lên bụng con, việc này giúp kích thích đường ruột giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giúp phân được đi ra dễ dàng.
3. Một số lưu ý khác khi con đi ngoài không được
Mẹ có thể xoa bụng cho con theo chiều kim đồng hồ, giúp con cảm thấy thoải mái và đi ngoài dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, việc này phải được thực hiện một cách nhẹ nhàng, khi con không ăn no. Mẹ cũng không làm quá mạnh có thể ảnh hưởng con, không làm quá nhẹ vì hiệu quả sẽ không có.
>>>>>Xem thêm: 50 tên hay cho bé gái 2019 dành cho bố mẹ tham khảo
Mẹ cũng không nên tự thụt cho bé đi ngoài quá nhiều lần bởi cách làm này có thể làm mất phản xạ co thắt cơ hậu môn của bé.
Hẳn là việc trẻ sơ sinh 2 ngày không đi ngoài không còn là nỗi lo ngại của các mẹ nữa, khi đã đọc qua các thông tin đề cập ở trên. Hầu hết con rơi vào tình trạng này không gây hại đến sức khỏe. Nhưng trường hợp con quấy khóc liên tục, đi ngoài ra máu sau vài ngày khó đi tiêu, thì nhất định mẹ cần đưa con ngay đến bệnh viện để thăm khám.
Tuyết Nguyễn tổng hợp