Ngay khi trẻ còn nhỏ, mẹ cần quan tâm tới việc phát triển não bộ và tăng sức đề kháng của trẻ để tạo tiền đề giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.
Bạn đang đọc: Trẻ sẽ phát triển não bộ, tăng cường sức đề kháng nhờ 9 thói quen tốt này của mẹ
Theo đó, mẹ chỉ cần thực hiện những thói quen sinh hoạt dưới đây sẽ rất có ích cho trẻ.
Contents
- 1 1. Bổ sung DHA và vitamin vào bữa ăn của trẻ
- 2 2. Mẹ kiểm soát bản thân tốt
- 3 3. Ôm ấp trẻ nhiều hơn
- 4 4. Không nên ép bé quá ngăn nắp, gọn gàng
- 5 5. Chú trọng đến bữa sáng của trẻ
- 6 6. Hãy thường xuyên trò chuyện với trẻ
- 7 7. Tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài
- 8 8. Không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh
- 9 9. Tránh đồ ăn nhiều đường cho trẻ
1. Bổ sung DHA và vitamin vào bữa ăn của trẻ
Việc bổ sung DHA và vitamin vào bữa ăn của trẻ không hề khó như mẹ nghĩ. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, biện pháp đơn giản mà hiệu quả để đảm bảo trẻ hấp thu chất là qua bữa ăn hàng ngày, đặc biệt trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và đang trong thời kỳ ăn dặm. Mẹ có thể bổ sung các dưỡng chất DHA và vitamin vào bữa ăn của trẻ bằng những cách khác nhau.
DHA và vitamin có rất nhiều trong các thực phẩm như sữa mẹ, cá và các loại quả hạt. Đặc biệt là cá, bởi cá là thực phẩm chứa DHA vô cùng phong phú như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá kiếm,… Khi chế biến cá mẹ nên hạn chế chế biến ở nhiệt độ cao vì sẽ làm chất béo hòa tan chảy ra như chiên cá hay nướng. Cách tốt nhất nên hấp cách thủy để trẻ được hấp thu đầy đủ DHA nhất.
2. Mẹ kiểm soát bản thân tốt
Mẹ biết không, trẻ sẽ ngày càng kém thông minh nếu thường xuyên bị cha mẹ mắng hoặc đánh đập. Do đó nếu người mẹ biết kiểm soát bản thân tốt sẽ hạn chế bạo lực, nhờ vậy trẻ sẽ được chăm sóc dưới tình yêu thương vô bờ bến của mẹ và phát triển trí thông minh tốt hơn.
Đặc biệt trong thời gian mang thai, người mẹ cần tránh cáu gắt, khó chịu và kiểm soát cảm xúc bản thân tốt để không ảnh hưởng tiêu cực đến bé cưng trong bụng.
3. Ôm ấp trẻ nhiều hơn
Những tưởng việc ôm ấp thường xuyên sẽ khiến trẻ làm nũng hay nhõng nhẽo nhiều hơn, nhưng thực tế thói quen này lại giúp trẻ thông minh hơn. Vì khi được ôm ấp trẻ sẽ tiết ra một loại hóc-môn khiến bé an tâm, thoải mái, cảm xúc ổn định. Nhờ vậy não bé sẽ tăng chỉ số IQ, tăng khả năng giao tiếp, hòa đồng xã hội và giảm căng thẳng.
Ngoài ra, ôm ấp cũng là cách giúp bé sống vui vẻ, hạnh phúc và khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
4. Không nên ép bé quá ngăn nắp, gọn gàng
Tìm hiểu thêm: Cách làm hình dán đơn giản, siêu xinh tại nhà
Trẻ nhỏ khó có thể ngăn nắp gọn gàng như người lớn. Tuy nhiên, cha mẹ lại rất muốn trẻ gọn gàng, ngăn nắp để tiện quản lý và không tốn thời gian dọn dẹp. Nhưng điều này lại vô tình cản trở tính sáng tạo và tính ham học hỏi, khám phá của trẻ nhỏ.
Theo đó cha mẹ không nên quát mắng hay cấm đoán trẻ đổ đồ chơi ra nhà hay chơi đất cát và làm vấy bẩn lên quần áo. Bởi đây chính là cách giúp trẻ khám phá và thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, chia sẻ. Ngoài ra, việc trẻ hứng thú vui chơi cũng là cách giúp trẻ vận động, khỏe mạnh, ăn ngon, ngủ ngoan hơn.
5. Chú trọng đến bữa sáng của trẻ
Dinh dưỡng chính là yếu tố quan trọng với trẻ do đó mẹ đừng vì quá bận rộn mà quên đi điều này. Chuẩn bị bữa sáng cho bé thật chu đáo, đủ dinh dưỡng như protein, canxi, chất xơ, tinh bột và cho bé ăn đúng giờ sẽ giúp bé thông minh hơn.
Bé không cần phải hoạt động quá nhiều nhưng cần phải ăn uống đúng cách và đúng giờ để đảm bảo sức khỏe, nhờ vậy não bộ cũng hoạt động tốt hơn.
6. Hãy thường xuyên trò chuyện với trẻ
Thói quen thường xuyên trò chuyện với trẻ không chỉ giúp bố mẹ hiểu bé nhiều hơn mà còn giúp bé thông minh hơn rất nhiều. Những cuộc trò chuyện giữa cha mẹ, con cái sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái, trí não được phát triển, bé tiếp nhận thông tin tốt hơn.
Ngoài ra, sự yêu thương và tôn trọng từ cha mẹ cũng là cách nuôi dưỡng tâm hồn và khơi dậy kỹ năng ngôn ngữ, khả năng diễn đạt tốt nhất của trẻ. Mẹ hãy nhớ, chính tình yêu thương, chăm sóc của cha mẹ chính là nền tảng giúp con phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần.
7. Tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài
Khi đó, trẻ sẽ có được sức đề kháng tự nhiên tốt hơn do cơ thể đã được tập làm quen với những tác nhân gây hại trong môi trường sống hàng ngày. Môi trường sống bên ngoài chính là điều kiện giúp trẻ luyện hệ miễn dịch đồng thời giúp trẻ hình thành tính cách có lợi cho sự phát triển toàn diện.
8. Không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh
>>>>>Xem thêm: 5 cách nấu cháo làm con suy dinh dưỡng có thể mẹ không ngờ đến
Việc sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ dường như là điều tất yếu đối với các bậc cha mẹ. Điều này tưởng lợi mà hại vô cùng nếu sử dụng kháng sinh sai cách và không được sự hướng dẫn của bác sĩ.
Chưa kể, hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ bị “nhờn” nếu lạm dụng kháng sinh và khiến trẻ ngày càng yếu hơn. Khi cơ thể yếu hơn thì não bộ trẻ cũng không thể phát triển toàn diện được. Vì vậy, cha mẹ tuyệt đối không tùy ý sử dụng kháng sinh trong việc chăm sóc trẻ nhỏ.
9. Tránh đồ ăn nhiều đường cho trẻ
Thực phẩm chứa nhiều đường là nguyên nhân tạo ra cảm giác ngon miệng nhưng lại làm dạ dày yếu đi và giảm chức năng miễn dịch của cơ thể. Chính vì vậy mà trẻ thường xuyên bị ốm vặt hơn. Đường có tác dụng lượi tiểu và nó sẽ gây ra chứng khô miệng, nhiễm trùng đường hô hấp, nếu sử dụng nhiều trẻ sẽ dễ đổ mồ hôi và cảm lạnh.
Khi cơ thể suy giảm hệ miễn dịch thì não bộ trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)