Trẻ nằm sấp khi ngủ là tư thế được ưa chuộng đối với hầu hết mọi thiên thần nhỏ. Tuy nhiên, xoay quanh tư thế được trẻ yêu thích này cũng có nhiều vấn đề cần bàn tới. Vậy, trẻ nằm sấp khi ngủ có những đặc điểm gì và tác động như thế nào đến sự phát triển của trẻ các mẹ hãy cùng Blogtretho.edu.vn tham khảo ngay sau đây nhé.
Bạn đang đọc: Trẻ nằm sấp khi ngủ có lợi ích và hậu quả gì ba mẹ nên biết
Contents
1. Trẻ nằm sấp khi ngủ
Hầu hết với mọi đứa trẻ, tư thế nằm ngủ được yêu thích nhất là tư thế nằm sấp, bất kể là trẻ sơ sinh hay trẻ lớn. Vì với trẻ, đây chính là tư thế ngủ thoải mái nhất, mang đến cảm giác an toàn cho trẻ hệt như lúc còn trong bụng mẹ.
Khi còn là bào thai, thai nhi thường cuộn tròn người lại thành tư thế tốt nhất để bảo vệ bản thân, đặc biệt là ngực trước và bụng. Do đó, đến khi chào đời, ra khỏi tử cung mẹ, đến một môi trường mới, theo thói quen, trẻ nằm sấp khi ngủ, bụng và ngực úp xuống giường. Tư thế này sẽ giúp trẻ cảm nhận được sự an toàn, đồng thời mang đến cảm giác thoải mái, ngủ ngon hơn cho trẻ.
Và, trẻ chọn nằm sấp khi ngủ trong những lúc có khó chịu ở bụng. Nằm ép bụng xuống giường như thế sẽ giúp trẻ xoa dịu cơn đau. Tương tự như người lớn, mỗi lúc đau bụng lại dùng tay xoa, cũng có khi ép thật chặt bụng xuống giường.
2. Trẻ nằm sấp khi ngủ mang lại nhiều lợi ích
Theo các chuyên gia của Đại học Harvard, những đứa trẻ thông minh và dễ đạt được thành công khi trẻ lớn một phần là do tư thế ngủ lúc nhỏ quyết định. Họ đã tiến hành khảo sát tư thế ngủ của hơn 350 trẻ nhỏ, có sức khỏe và phát triển bình thường. Và cho ra kết quả như sau, những trẻ nằm sấp khi ngủ hay trẻ dang rộng tay chân thường có chỉ số IQ cao hơn, phản xạ tốt hơn những trẻ khác. Những trẻ thích ngủ ở tư thế nằm thẳng và dang rộng chân tay cũng có tốc độ phát triển trí tuệ tương đương.
Trẻ nằm sấp khi ngủ vẫn còn là một vấn gây khá nhiều tranh cãi ngày nay. Theo chuyên gia nghiên cứu về phát triển trẻ em Václav Vojta, nằm sấp có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Thông qua các nghiên cứu trong 50 năm, Václav Vojta nhận thấy rằng có một số điểm áp lực đặc biệt trên cơ thể chúng ta có khả năng kích hoạt hệ thống thần kinh, khi chúng ta còn ở độ tuổi sơ sinh. Những điểm áp lực này sẽ được liên kết với nhau và tạo ra những chuyển động tinh tế đối với trẻ nằm sấp khi ngủ.
3. Những ảnh hưởng tiêu cực đối với trẻ nằm sấp khi ngủ
Mặc dù tư thế nằm sấp có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ nhưng các chuyên gia Đại học Harvard cũng khuyến cáo rằng, đây là tư thế ngủ nguy hiểm dễ “lấy mạng” trẻ em hơn cả, đặc biệt là trẻ nhỏ vì nguy cơ dẫn đến nghẹt thở cao. “Với trẻ dưới 1 tuổi và sơ sinh, phần đầu của trẻ to và nặng, trong khi đó sức đỡ của gáy chưa tốt nên trẻ khó có thể tự xoay mình. Do đó, trẻ rất dễ bị nghẹt thở do chăn, gối chặn vào mũi”, các chuyên gia cho hay.
Trẻ nằm sấp khi ngủ cũng có thể dẫn đến Hội chứng đột tử (Sudden Infant Death Syndrome, viết tắt là SIDS). SIDS thường xảy ra ở trẻ sơ sinh cho tới 1 tuổi. Nguyên nhân khó xác định nhưng nhiều trường hợp đều có chung đặc điểm là do trẻ nằm sấp khi ngủ. Điều này xảy ra ở ngay cả những trẻ khỏe mạnh, không có dấu hiệu hay tiền sử bệnh tật. Trẻ bị ngạt đường thở mà không được phát hiện kịp thời nên dẫn đến tử vong.
Theo trang Healthy Children phân tích, dù chưa biết chính xác nguyên nhân dẫn đến SIDS nhưng có thể vì trong những trường hợp trẻ nằm sấp khi ngủ, trẻ sẽ hít lại khí mình đã thở ra, điều này dẫn đến phổi ít được cung cấp oxy. Và từ năm 1992, Học viện Nhi khoa Hoa kỳ đã bắt đầu khuyến khích ba mẹ nên cho trẻ nằm ngửa khi ngủ, và đến nay tỉ lệ trẻ mắc phải SIDS đã giảm hơn 50%.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu bé còi xương và cách phòng tránh mẹ nên tham khảo
Tư thế trẻ nằm sấp khi ngủ bị coi là tư thế ngủ tồi tệ nhất trong các tư thể ngủ, vì tư thế này tạo ra nhiều áp lực lên cột sống. Nằm sấp không hỗ trợ đường cong tự nhiên của cột sống, mà còn gây căng thẳng trên phần thắt lưng, cũng như các khớp khác và cơ bắp, dẫn đến đau đớn và tê liệt.
Trẻ nằm sấp khi ngủ thường nghiêng đầu về một bên hoặc úp mặt xuống gối có thể gây căng cổ và hạn chế hô hấp, cản trở lưu thông máu. Đối với những trẻ béo phì , kiểu ngủ này gây thêm áp lực lên các cơ quan nội tạng như phổi, tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa của trẻ. Thêm vào đó, trẻ dễ thấy đau hoặc cứng cổ sau một đêm trẻ nằm sấp khi ngủ.
4. Những lưu ý đối với trẻ nằm sấp khi ngủ
Đối với trẻ sơ sinh, những lúc trẻ nằm sấp khi ngủ ba mẹ nên chỉnh tư thế lại cho trẻ. Ba mẹ có thể đặt trẻ nằm nghiêng bên phải và đầu thấp xuống, ở dưới cổ nên đệm một khăn bông nhỏ cũng sẽ tạo được cảm giác an toàn và ấm áp cho trẻ, như khi ở trong bụng mẹ. Sau 1 – 2 giờ đổi tư thế nằm nghiêng sang bên kia nếu không đầu trẻ có thể bị biến dạng. Và khi trẻ vừa bú sữa no thì cần lót chăn nằm nghiêng phải, để tránh khỏi tình trạng trẻ bị nôn trớ .
Với trẻ lớn, ba mẹ nên hạn chế tần suất trẻ nằm sấp khi ngủ, tốt nhất là nên để trẻ ngủ ở tư thế nằm ngửa xen kẽ. Tư thế nằm ngửa giúp toàn bộ các phần cơ trên người trẻ đều được thả lỏng, áp lực lên nội tạng như: tim, dạ dày, đường ruột và bàng quang… là rất ít.
>>>>>Xem thêm: 3 nguyên tắc xử phạt đúng cách giúp con hiểu chuyện, ngoan ngoãn
Cách tốt nhất và an toàn nhất nếu ba mẹ vẫn muốn trẻ nhất là trẻ sơ sinh có được cảm giác thoải mái nằm sấp, đó chính là hãy cho trẻ nằm sấp khi thức. Trang Healthy Children cho biết, ba mẹ nên cho trẻ nằm sấp khi thức, mỗi ngày khoảng 2 đến 3 lần. Điều này sẽ giúp trẻ nâng cao sức khỏe và kỹ năng vận động của mình. Tuy nhiên, ba mẹ phải luôn đảm bảo rằng, trẻ luôn được quan sát, theo dõi suốt thời gian nằm sấp. Ngoài ra, trẻ vừa bú no không nên nằm sấp bởi sẽ gây cảm giác tức bụng, dễ nôn trớ. Mẹ cũng không nên cho con mặc quần áo có nút hay dây rút ở bụng vì dễ làm trẻ đau.
Như vậy có thể thấy rằng, bên cạnh lợi ích thì hiện tượng trẻ nằm sấp khi ngủ cũng có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, ba mẹ nên để cho trẻ nhất là trẻ sơ sinh nằm sấp khi thức, và luôn quan sát, chỉnh tư thế cho trẻ trong lúc ngủ, để hạn chế tình trạng nằm sấp của con, cũng như giúp cơ thể trẻ thoải mái hơn trong thời gian ngủ. Với trẻ lớn, tư thế nằm sấp khi ngủ với trẻ an toàn hơn, nhưng cũng không vì thế mà cha mẹ chủ quan, hoặc vì lợi ích của tư thế này mà quên mất cần chú ý những gì cần thiết để bảo vệ trẻ ba mẹ nhé.
Minh Tâm tổng hợp