Trẻ khó ngủ ban đêm là tín hiệu nguy hiểm các mẹ nên chú ý

Rate this post

Trẻ khó ngủ ban đêm do nhiều nguyên nhân gây ra, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển thể chất và tâm lý của trẻ. Bên cạnh đó, tình trạng này còn khiến các mẹ lo lắng và mệt mỏi. Vậy làm thế nào để khắc phục vấn đề nguy hiểm này? Câu trả lời có ngay trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Trẻ khó ngủ ban đêm là tín hiệu nguy hiểm các mẹ nên chú ý

1. Biểu hiện của trẻ khó ngủ ban đêm

Trẻ khó ngủ ban đêm là tín hiệu nguy hiểm các mẹ nên chú ý

Giấc ngủ của trẻ bao gồm 2 giai đoạn: REM và Non-REM

  • Giấc ngủ nhanh (REM – Rapid eye movement: cử động mắt nhanh)

Đây là giấc ngủ nông, trẻ sẽ nằm mơ và mắt sẽ cử động nhanh theo chiều trước – sau. Thông thường, trẻ em ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày nhưng một nửa thời gian là giấc ngủ REM , tức là trẻ chỉ ngủ sâu khoảng 8 giờ. Theo các nhà khoa học, giấc ngủ REM đặc biệt quan trọng cho việc học và hình thành trí nhớ của trẻ.

  • Giấc ngủ chậm (Non-REM – Non Rapid eye movement: không cử động mắt nhanh)

Giai đoạn này sẽ diễn tiến theo chu kỳ: Bắt đầu tuần tự từ giai đoạn 1, sau đó chuyển sang giai đoạn 2, giai đoạn 3, giai đoạn 4, rồi quay lại giai đoạn 2, rồi lại chuyển sang ngủ REM. Giai đoạn 1 bắt đầu diễn ra khi trẻ vừa nhắm mắt để đi vào giấc ngủ của mình, kéo dài khoảng 3 – 15 phút và lúc này trẻ rất dễ bị đánh thức.

Bước qua giai đoạn 2, mắt trẻ ngừng chuyển động và hoạt động của não bộ trở nên chậm hơn. Ở giai đoạn 3, sóng não của trẻ diễn ra chậm và nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, nhịp thở giảm, hệ xương cũng giãn ra. Giai đoạn 4 trẻ ngủ rất sâu, đây chính là giai đoạn trẻ được thư giãn và nghỉ ngơi hoàn toàn. 

Trẻ khó ngủ ban đêm là tín hiệu nguy hiểm các mẹ nên chú ý

Trong một giấc ngủ, bé có thể trải qua vài chu kỳ ngủ trên và thức dậy ở cuối mỗi chu kỳ ngủ. Một số trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ trở lại, trong khi số khác sẽ tỉnh dậy và quấy khóc nhằm “cầu cứu” sự trợ giúp của ba mẹ để có thể trở lại giấc ngủ.

Nếu trẻ hay thức giấc nhưng vẫn ngủ ngoan sau đó thì ba mẹ không cần quá lo lắng. Ngược lại, nếu trẻ hay thức giấc ban đêm mà không thể ngủ lại, kèm theo các biểu hiện quấy khóc, trẻ hay giật mình , co cứng toàn thân thì đó chính là tình trạng trẻ khó ngủ ban đêm ba mẹ cần lưu ý.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ khó ngủ ban đêm

2.1. Lo sợ chia tách khỏi ba mẹ hoặc người chăm sóc

Nhiều ba mẹ thường xuyên dỗ dành và ru con ngủ tạo thành thói quen cho trẻ, nghĩa là, trẻ chỉ có thể bắt đầu giấc ngủ của mình khi có sự hiện diện hay giọng nói của ba mẹ.

Vậy nên, giữa đêm, trẻ sẽ bất chợt cảm thấy thiếu vắng hơi ấm và giật mình khóc thét để đòi ba mẹ. Nếu không được đáp ứng, trẻ sẽ sợ hãi và khóc to, khóc dai dẳng cho đến khi ba mẹ xuất hiện, trẻ sẽ không tự biết ru mình ngủ lại. Chính điều đó làm trẻ khó ngủ ban đêm, trẻ luôn thao thức sợ ba mẹ bỏ đi, không thể an tâm ngủ ngon.

Trẻ khó ngủ ban đêm là tín hiệu nguy hiểm các mẹ nên chú ý

2.2. Trẻ hoạt động quá sức vào ban ngày

Trẻ em rất thích vui chơi náo nhiệt và đôi lúc rất phấn khích, dẫn tới tiêu hao năng lượng quá mức. Thêm vào đó, vì quá ham chơi trẻ thường không chịu ngủ trưa. Trong khi đó, cơ thể cũng như não bộ của trẻ cần được nghỉ ngơi hoàn toàn vào ban ngày từ 1 – 2 tiếng để phục hồi năng lượng. Cơ thể quá mệt và thiếu hụt năng lượng cũng sẽ làm trẻ khó ngủ ban đêm. Do hệ thần kinh bị kích thích quá mức, trẻ sẽ hồi hộp và khó có thể thư giãn để chìm vào giấc ngủ sâu.

2.3. Thời gian sinh học bất hợp lý 

Trẻ nhỏ chưa biết phân biệt sự khác nhau giữa ngày và đêm, do đó, trẻ chưa thể hình thành đồng hồ sinh học hợp lý và cố định. Trẻ chưa biết được thời gian đi ngủ chính thức vào ban đêm và thời gian hoạt động vào ban ngày.

Nhiều trẻ có xu hướng thích chơi đồ chơi, xem TV rất khuya, không chịu đi ngủ. Do đó, giấc ngủ của trẻ bị bắt đầu trễ, không phù hợp với đồng hồ sinh học khiến cơ thể trẻ mệt mỏi quá mức, không thể thư giãn, trẻ dễ giật mình tỉnh giấc. Tình trạng này kéo dài liên tục sẽ khiến trẻ khó ngủ ban đêm.

2.4. Vấn đề ăn uống 

Tìm hiểu thêm: Bệnh gù vẹo cột sống ở trẻ – nguyên nhân, cách phòng ngừa và khắc phục tại nhà

Trẻ khó ngủ ban đêm là tín hiệu nguy hiểm các mẹ nên chú ý

Trước khi đi ngủ, nếu ba mẹ cho trẻ ăn quá no hoặc quá đói thì trẻ sẽ dễ dàng trằn trọc giữa đêm. Trẻ quá no có thể gậy ra tức bụng, khó tiêu, ợ và nôn trớ. Trong trường hợp này nếu ba mẹ không lưu ý trẻ rất dễ bị nghẹt thở do thức ăn có thể tràn ra từ mũi. Bụng đói giữa đêm làm trẻ khó ngủ ban đêm vì khó chịu, trẻ dễ thức dậy khóc lóc đòi bú.

2.5. Chứng tắc nghẽn ngưng thở 

Đôi khi trẻ khó ngủ do tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ – khi đường hô hấp bị chặn, thường do amidan và các mô mũi phì đại, gọi là bệnh sùi vòm họng hay viêm V.A. Khi rơi vào tình trạng tắc nghẽn ngưng thở, trẻ thường ngáy to, thở dốc và khó ngủ. Cứ 100 trẻ lại có 1 em bị ảnh hưởng bởi tình trạng này và hầu hết phổ biến ở các trẻ từ 3 – 7 tuổi, khi amidan và vòm họng phát triển lớn nhất. Bệnh có thể điều trị bằng phẫu thuật hay sử dụng mặt nạ không khí vào đêm.

2.6. Gặp ác mộng 

Trẻ khó ngủ ban đêm là tín hiệu nguy hiểm các mẹ nên chú ý

Khi mơ thấy giấc mộng đáng sợ, trẻ sẽ giật mình tỉnh giấc và có thể sẽ khóc lóc vì sợ hãi. Sau đó, bé sẽ không thể an tâm tiếp tục giấc ngủ của mình và cứ lo lắng suốt đêm, điều đó làm bé khó ngủ trở lại. Lúc này, ba mẹ nên vỗ về và trấn an trẻ rằng luôn có ba mẹ ở bên cạnh bảo vệ trẻ. Từ đó, trẻ sẽ tin tưởng và vượt qua nỗi sợ để an tâm đi ngủ.

2.7. Sức khỏe bé đang có vấn đề

Một số bệnh làm trẻ khó ngủ ngon như nghẹt mũi do dị ứng, cảm lạnh và hen suyễn có thể khiến con khó thở. Trong trường hợp trẻ mắc các bệnh mãn tính hoặc thiếu can-xi thì trẻ cũng sẽ khó có thể ngủ ngon.

3. Cách cải thiện tình trạng trẻ khó ngủ ban đêm

Ba mẹ hãy tạo không gian ngủ thích hợp và lý tưởng cho trẻ. Phòng ngủ của trẻ cần yên tĩnh, ánh sáng dịu nhẹ, hạn chế đặt các thiết bị điện tử như máy tính, TV, ipad, điện thoại,…Giường ngủ của trẻ được dọn dẹp sạch sẽ, thoáng mát, mền, gối êm ái để giúp trẻ cảm thấy thoải mái khi ngủ.

Trẻ khó ngủ ban đêm là tín hiệu nguy hiểm các mẹ nên chú ý

Ba mẹ cần chăm sóc sức khỏe cho trẻ thật chu đáo để có chất lượng giấc ngủ tốt hơn vào ban đêm. Ban ngày, ba mẹ nên khuyến khích trẻ học tập và vui chơi, vận động thể chất trong nhà phù hợp, và đừng quên cho trẻ ngủ trưa khoảng 1 – 2 giờ để giúp cơ thể phục hồi năng lượng. Cơ thể khỏe khoắn và tinh thần thoải mái sẽ giúp trẻ chìm vào giấc ngủ sâu và không còn diễn ra tình trạng khó ngủ ban đêm nữa.

Trường hợp trẻ bị bệnh, ba mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, việc cho trẻ tắm nắng và cung cấp đủ can-xi cho trẻ cũng đóng vai trò rất quan trọng giúp cải thiện tình trạng khó ngủ ban đêm. Ba mẹ cũng nên lưu ý hạn chế tối đa cho trẻ ăn uống các chất kích thích như nước ngọt có ga, cà phê, trà, sô cô la,…đặc biệt là vào ban đêm vì chúng là yếu tố nguy hiểm khiến con yêu khó rơi vào giấc ngủ.

Trẻ khó ngủ ban đêm là tín hiệu nguy hiểm các mẹ nên chú ý

>>>>>Xem thêm: Top 3 ghế ăn dặm cho bé bằng nhựa chân thấp được mẹ Việt tin dùng nhất hiện nay

Ba mẹ giúp trẻ tạo thói quen đi ngủ đúng giờ để thiết lập sự cố định của đồng hồ sinh học. Cơ thể của trẻ sẽ tự khắc chìm vào giấc ngủ vào thời điểm cố định. Trước khi đi ngủ, ba mẹ có thể thường xuyên đọc sách cùng con , kể chuyện cổ tích thần tiên giúp trẻ cảm thấy an toàn và vui vẻ khi đi ngủ. Ba mẹ nên lưu ý điều chỉnh tư thế và dọn dẹp các vật cản trên giường để tránh gây ra việc tắt nghẽn đường thở và giảm thiểu nguy cơ tử vong cho bé.

Trẻ khó ngủ ban đêm luôn khiến ba mẹ lo lắng và tìm nhiều cách để giải quyết. Blogtretho.edu.vn hy vọng rằng, thông qua tìm hiểu những nguyên nhân khiến bé ban đêm khó ngủ, ba mẹ có thể ứng dụng hiệu quả các cách khắc phục tình trạng này tốt nhất, tập cho bé tự ngủ ngon , để giúp giấc ngủ của trẻ được cải thiện tốt nhất, từ đó trẻ cũng phát triển khỏe mạnh hơn.

Minh Tâm tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *