Các mẹ vẫn băn khoăn không biết trẻ hay lắc đầu khi ngủ là biểu hiện bình thường hay bất thường? Khi phát hiện trẻ có tình trạng hay lắc đầu khi ngủ, không ít cha mẹ thường rất lo sợ trẻ có vấn đề thần kinh hoặc bệnh lý nào đó. Hãy cùng Blogtretho.edu.vn giải mã hiện tượng trẻ hay lắc đầu khi ngủ để hiểu hơn về vấn đề này nhé.
Bạn đang đọc: Trẻ hay lắc đầu khi ngủ là biểu hiện bình thường hay bất thường?
Trẻ hay lắc đầu khi ngủ là biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ và khiến gia đình lo lắng, bất an sợ trẻ bị bệnh thần kinh, tự kỷ, viêm tai giữa,…..Rất có thể là do một trong số những nguyên nhân dưới đây đã khiến cho bé sơ sinh xảy ra tình trạng hay lắc đầu khi ngủ.
1. Hội chứng rối loạn vận động nhịp nhàng
Hội chứng rối loạn vận động nhịp nhàng có lẽ là cụm từ khá xa lạ với ba mẹ phải không nào. Nhưng nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ hay lắc đầu, lại là từ hội chứng rối loạn vận động nhịp nhàng này gây ra đấy. Hội chứng rối loạn vận động nhịp nhàng là tình trạng trẻ có các biểu hiện hành động lặp đi lặp lại trước khi bé ngủ và cũng có trường hợp trong khi ngủ nữa.
Hội chứng rối loạn vận động nhịp nhàng khiến trẻ có các hành động lặp đi lặp lại như đập đầu, lắc đầu, đập chân hoặc tay, đung đưa người,……Hội chứng này không hề gây nguy hiểm gì cho trẻ cả, nên ba mẹ không cần quá lo lắng, khi thấy trẻ hay lắc đầu khi ngủ nhưng vẫn phát triển khoẻ mạnh bình thường.
Theo lý giải của các chuyên gia nghiên cứu về hiện tượng rối loạn vận động nhịp nhàng của trẻ nhỏ, có thể là hành động giúp trẻ giải toả căng thẳng, giải phóng năng lượng còn dư thừa, hoặc chỉ đơn giản là trẻ tự ru ngủ bản thân.
Tìm hiểu thêm: Hình trẻ em ngộ nghĩnh và những sáng tạo trong cách chụp ảnh thu hút người xem
Theo các nghiên cứu khoa học, có đến 66% trẻ sơ sinh từ 6 đến 9 tháng tuổi có hành động lắc đầu khi ngủ, do hội chứng rối loạn vận động nhịp nhàng và sẽ tự hết khi bé lớn lên.
Vì vậy, khi thấy trẻ hay lắc đầu khi ngủ, cha mẹ cũng đừng quá vội lo lắng, mà hãy theo dõi trẻ thêm. Vì rất có thể, trẻ hay lắc đầu là do rối loạn vận động nhịp nhàng mà thôi.
2. Những dấu hiệu kèm theo hành động trẻ hay lắc đầu có thể là bệnh lý
Thông thường trẻ hay lắc đầu là biểu hiện bình thường khi trẻ vẫn sinh hoạt và phát triển bình thường. Tuy nhiên, ba mẹ cũng nên quan sát các dấu hiệu trẻ hay lắc đầu có kèm theo những dấu hiệu bất thường nào không, để có thể kịp thời đưa trẻ đi gặp bác sĩ điều trị. Sau đây là những điều ba mẹ nên quan tâm lưu ý, khi con hay lắc đầu một cách bất thường:
- Trẻ hay lắc đầu liên tục kèm theo các biểu hiện viêm hô hấp trên , mắt có ghèn, hay kéo tai,… thì rất có thể trẻ bị viêm tai giữa. Khi trẻ ngủ dịch trong tai sẽ chảy ra khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu và sẽ lắc đầu liên tục, nhằm giảm tình trạng khó chịu.
- Nếu trẻ hay lắc đầu liên tục, kèm theo các biểu hiện không biết tiếp xúc bằng ánh mắt, không biểu lộ cảm xúc, không thích giao tiếp, chậm nói,… thì rất có thể trẻ bị rối loạn tự kỷ. Ba mẹ nên đưa bé đến các chuyên khoa liên quan, để được kiểm tra chính xác hơn.
- Trẻ hay lắc đầu có thể do trẻ bị thiếu canxi khi kèm theo dấu hiệu rụng tóc vành khăn, tay chân mềm, còi xương, chậm phát triển, chậm lật, bò hay đi,… Lúc này, cha mẹ nên đưa trẻ gặp bác sĩ sớm, để được thăm khám và điều trị kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Bé 7 tháng tuổi biếng ăn do đâu và mẹ phải làm gì?
Tóm lại, trẻ hay lắc đầu khi ngủ là biểu hiện bình thường khi trẻ vẫn phát triển tốt về mọi mặt. Cho nên, cha mẹ không cần quá lo lắng vì bé sẽ tự khỏi trong một thời gian ngắn. Dù vậy, khi trẻ hay lắc đầu kèm theo biểu hiện bất thường khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc, sụt cân, chậm phát triển thì nhất định cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ, để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Blogtretho.edu.vn hy vọng với những chia sẻ ở trên đã phần nào giải đáp được những băn khoăn, lo lắng cho các bậc phụ huynh, liên quan đến tình trạng trẻ lắc đầu khi ngủ. Chúc cho bé cưng của các gia đình luôn phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Thanh Ngân tổng hợp