Trẻ em bị cận thị nặng là vấn đề mà nhiều bố mẹ rất lo lắng vì ảnh hưởng nghiêm trọng của tình trạng này lên cuộc sống và sinh hoạt đời thường của các con. Liệu có những cách điều trị cận thị nặng nào an toàn và hiệu quả cho trẻ đây? Làm thế nào để tình trạng cận thị nặng không tăng độ với chế độ chăm sóc tốt nhất? Để tìm lời giải đáp cho những vấn đề này, mời quý phụ huynh theo dõi bài viết ngay sau đây.
Bạn đang đọc: Trẻ em bị cận thị nặng cần được điều trị và chăm sóc thế nào?
Contents
1. Trẻ em bị cận thị nặng được xác định thế nào?
Theo các nhà khoa học, cận thị bao gồm ba mức với số độ cận được phân chia rõ ràng:
- Cận nhẹ (dưới 300 D)
- Cận trung bình (300 D – 600 D)
- Cận nặng (>600 D)
Trong đó, mức độ cận thị nặng được xem là bệnh lí kèm theo bán phần sau của nhãn cầu bị thoái hóa.
Sau tuổi trưởng thành, độ cận sẽ không tăng nhanh nữa. Nhưng với những người cận thị nặng, đặc biệt là trẻ em, sẽ gặp nhiều khó khăn với tác hại mà tình trạng này gây ra. Chẳng hạn như:
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp hơn những người bình thường, sẽ làm giảm khả năng quan sát của con người.
- Nếu không có biện pháp phòng ngừa và chữa trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ rách và bong võng mạc. Hoặc nặng hơn, thị lực sẽ mất vĩnh viễn.
- Ngoài ra, tình trạng cận thị nặng còn ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Đặc biệt, làm giảm chất lượng học tập và nhận biết thế giới xung quanh.
- Không những vậy, nếu trẻ bị cận thị nặng hơn 7 Diop và đeo kính nhiều, sẽ khiến đôi mắt trồi ra, trông thiếu tự nhiên và kém thẩm mĩ.
2. Những cách chữa cận thị nặng ở trẻ em hiện nay
Cận thị nặng giờ đây không còn là mối lo ngại cho các bậc phụ huynh có con nhỏ, vì hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa trị. Dưới đây là một số cách chữa trẻ em bị cận thị nặng hiệu quả, phụ huynh tham khảo để có lựa chọn phù hợp với con mình nhé.
- Đeo kính
Đây là cách chữa cận thị nặng khá đơn giản và có thể áp dụng cho trẻ em. Mẹ chỉ cần đưa trẻ đến bệnh viện mắt để đo mắt, rồi sau đó, cắt kính sẽ giúp thị lực của trẻ nhìn rõ hơn. Tuy nhiên, đeo kính chỉ có thể cải thiện thị lực chứ không chữa khỏi hoàn toàn cận thị cho trẻ.
- Đeo kính áp tròng ban đêm OrthoK
Nếu trẻ cận quá nặng (trên 6 độ), bố mẹ nên kiểm tra mắt cho trẻ định kì 3 tháng/ lần để kịp thời theo dõi và điều trị độ cận của con. Bố mẹ có thể tham vấn ý kiến bác sĩ sử dụng kính áp tròng ban đêm OrthoK, để trẻ bị cận thị nặng không phải sử dụng kính gọng vào ban ngày gây bất tiện.
- Phương pháp cấy ghép ống kính nội nhãn Phakic IOL (giữa giác mạc và thấu kính tinh thể)
Một trong những lựa chọn điều trị tốt nhất cho trẻ bị cận thị nặng là áp dụng kỹ thuật cấy ghép ống kính nội nhãn Phakic IOL. Theo đó, cấy ghép thấu kính Phakic tương tự như việc đeo kính áp tròng, nhưng chỉ khác là, ống kính Phakic được cấy vào buồng sau hoặc trước của mắt – vẫn giữ được thấu kính tinh thể tự nhiên ở cùng một vị trí.
3. Cách chăm sóc trẻ em bị cận thị nặng không tăng độ
Theo công bố mới đây, ở nước ta có gần 3 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 0 -15 tuổi mắc các tật khúc xạ thì đến 2/3 trẻ cận thị và tập trung chủ yếu ở nông thôn. Chính tình trạng cận thị diễn biến ngày càng tăng ở trẻ em, bố mẹ cần có những biện pháp thích hợp để chăm sóc mắt trẻ đúng cách. Điều này sẽ giúp trẻ cận nặng không tăng độ, và mắt linh hoạt hơn.
Trước hết, phụ huynh nên tập thói quen tích cực cho trẻ trong sinh hoạt hàng ngày như:
- Khi xem ti vi hay chơi máy tính, mẹ nên cho trẻ ngồi cách tivi ít nhất 2m, xa màn hình máy tính ít nhất 50cm. Đồng thời, điều chỉnh độ sáng (glare) thấp nhất. Ánh sáng phòng cần được đảm bảo đầy đủ cho các hoạt động của trẻ mà không gây chói mắt.
- Sau khi học hoặc xem tivi, chơi game trên máy tính, mẹ nên nhắc nhở trẻ để mắt nghỉ ngơi 30-40 phút, bằng cách nhìn xa ra ngoài cửa sổ nơi có khoảng xanh. Hoặc, tập những bài thư giãn giúp mắt trẻ điều tiết tốt hơn.
Tìm hiểu thêm: Bí quyết giúp mẹ lựa chọn đồ chơi cho trẻ dưới 3 tuổi
- Mẹ hạn chế để mắt bé tiếp xúc quá lâu dưới ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, sau mỗi ngày tiếp xúc với khói bụi, mẹ nên rửa mắt cho bé bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để làm sạch bụi bẩn.
Mẹ cũng nên lưu ý bổ sung cho trẻ các vitamin và chất dinh dưỡng thiết yếu nhằm hỗ trợ độ cận của trẻ không tăng nhiều, như:
- Vitamin A có nhiều trong lòng đỏ trứng gà, sữa, gan động vật, các loại rau củ như mồng tơi, rau dền, rau ngót, cà chua, gấc, đu đủ, cà rốt,…
- Crom có nhiều trong gan bò, lòng đỏ trứng, nâm, nước ép nho…
- Selen có nhiều chất trong các loại cá, tôm, cua, ốc, các loại hạt,…
- Các loại vitamin B: Để bổ sung vitamin B1, B2 và niacin, có thể cung cấp cho con các loại thực phẩm như thịt nạc, gà, bò, các loại đậu, rau màu đậm, sữa, trứng…
>>>>>Xem thêm: Trẻ khóc đêm ngủ ngày và cách cải thiện các mẹ nên tham khảo
Có thể thấy, cận thị gây ra rất nhiều khó khăn và phiền toái cho con người, đặc biệt là trẻ em bị cận thị nặng càng đáng lo ngại hơn. Hy vọng qua bài viết này, các bậc phụ huynh sẽ không còn cảm thấy quá lo lắng khi chăm sóc cũng như tìm ra phương pháp điều trị cho con em mình nữa. Ngoài việc tập thói quen tích cực và tăng cường dinh dưỡng cho trẻ cận thị nặng, bố mẹ cũng đừng quên chế độ khám mắt định kỳ cho trẻ để theo dõi thường xuyên tình trạng của con mình, tránh làm tăng độ cận hơn nữa nhé.
Trương Như tổng hợp